thống lâu đời, sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị và trong đó có một số làng nghề đã gắn với phát triển du lịch như: làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), chạm bạc (Thái Bình)…, đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Để thúc đẩy ngành nghề truyền thống phát triển, Tỉnh/thành ủy và UBND tỉnh/thành phố đã ra các Nghị quyết, ban hành tiêu chí cơng nhận các địa phương đạt danh hiệu "Làng nghề, xã nghề"; những cơ chế, chính sách nhằm phát triển nghề và làng nghề, đã cho phép các quận/huyện/thành phố quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề. Sự thành công trong công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề ở các tỉnh/thành này sẽ có những bài học, kinh nghiệm q có thể rút ra cho tỉnh Thanh Hóa, chính vì thế tác giả lựa chọn 3 đơn vị này để nghiên cứu kinh nghiệm.
2.3.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với làng nghề của tỉnh Thái Bình Thái Bình
Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề truyền thống ở Thái Bình đã góp phần quan trọng vào xây dựng đời sống kinh tế - xã hội, ổn định dân cư của địa phương. Để quản lý tốt sự phát triển của các làng nghề, Tỉnh ủy Thái Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2001-2005 đã ra Nghị quyết 01-NQ/TU ngày
6.6.2001 về bảo tồn và phát triển làng nghề. Từ chỗ chỉ có khoảng 53 làng nghề hoạt động cầm chừng, tính đến hết năm 2016, Thái Bình đã có tới 290 làng nghề với nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh có lãi, ổn định việc làm và sinh kế cho hàng chục nghìn lao động mỗi năm.
Để có được kết quả khả quan trên, tỉnh ủy Thái Bình đã giao cho Sở Cơng thương phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng các đơn vị hữu quan xây dựng Đề án khôi phục và phát triển làng nghề giai đoạn 2001 đến 2010 và sau đó, trên cơ sở đó, tỉnh đề ra các nghị quyết xây dựng, phát triển làng nghề, xác định việc phát triển nghề, làng nghề là nhiệm vụ trọng tâm kinh tế của tỉnh trong thời kỳ CNH, HĐH.
Nhờ sự tích cực vào cuộc của chính quyền tỉnh, chỉ sau hơn 10 năm thực hiện Đề án, các làng nghề trên địa bàn đã giải quyết việc làm cho từ 15.000 đến 20.000 lao động, cho thu nhập ổn định. Sản phẩm của làng nghề đóng góp tới hơn 30% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh, xây dựng được những thương hiệu làng nghề nổi tiếng như thêu Minh Lãng, dệt đũi Nam Cao, chạm bạc Đồng Xâm, đúc đồng An Lộc…, đã hình thành nhiều cụm làng nghề như dệt chiếu Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông Hưng… Tại nhiều nơi nghề thủ công đã trở thành sinh kế chính của nhiều hộ dân.
Có được sự phát triển này là do tỉnh đã có chủ trương xây dựng những doanh nghiệp đứng chân ngay trong những làng, xã có nghề truyền thống, biến những doanh nghiệp này trở thành doanh nghiệp hạt nhân, được hỗ trợ bởi các chính sách khuyến cơng, trở thành động lực chính để phát triển nghề thơng qua hướng nghiệp cho người lao động. Đối với những làng chưa có nghề truyền thống, tỉnh đầu tư hỗ trợ một số hộ gia đình tiến hành sản xuất và phát triển một số sản phẩm, từ đó các hộ sẽ trở thành chủ tổ hợp, ban đầu làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, sau đó dần xây dựng phát triển trở thành các doanh nghiệp.
Tỉnh Thái Bình cũng tập trung xây dựng chính sách khuyến cơng, lập quỹ khuyến công, xây dựng và mở rộng mạng lưới khuyến cơng trên tồn tỉnh.
Tại mỗi xã, tỉnh đều cắt cử cán bộ khuyến công chuyên trách, trực tiếp theo dõi và hỗ trợ các làng nghề trên địa bàn. Quỹ khuyến công của tỉnh, thông qua doanh nghiệp, thực hiện đào tạo tại chỗ, bố trí việc làm cho người lao động tại chính các doanh nghiệp đó, nhờ vậy, các doanh nghiệp chủ động hơn trong dạy nghề và bố trí lao động. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường ra ngoài nước cũng được tỉnh đầu tư khuyến khích và hỗ trợ.
Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề mà bản thân tỉnh Thái Bình cịn vướng mắc trong giải quyết, gây cản trở cho quá trình phát triển bền vững các làng nghề nói riêng, tỉnh nói chung, chính là tình trạng ơ nhiễm mơi trường trở nên trầm trọng, nhất là tại các làng nghề dệt, nhuộm… Hầu hết giải pháp được đưa ra xử lý thời gian qua mới chỉ mang tính hình thức như đóng cửa một số cơ sở dệt ở Phương La do xả nước thải ô nhiễm ra môi trường, tuyên truyền giáo dục người dân về ý thức bảo vệ môi trường… Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chất thải tại các làng nghề mới được lên kế hoạch triển khai, trong khi việc di dời các bộ phận sản xuất độc hại ra ngoài khu dân cư, phát triển cụm, điểm cơng nghiệp chưa được tiến hành quy củ, có quy hoạch và chiến lược [59].