7. Nội dung chi tiết
2.2. Thực trạng đào tạo NNL của công ty cổ phần may Nam Định
2.2.2. Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo
Với mỗi loại nhu cầu đào tạo khác nhau, cơng ty có những mục tiêu đào tạo tương ứng và rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá sau đào tạo. Những năm vừa qua, bộ phận chịu trách nhiệm về công tác đào tạo và phát triển đã thực hiện tốt công tác xác định mục tiêu đào tạo cả trong ngắn và trung hạn. Các thơng báo về khố học được gửi đến cho các phòng ban phân xưởng đẩy đủ: tên khoá học, số lượng người dự kiến đào tạo, thời gian, địa điểm dự kiến đào tạo, mục tiêu đào tạo là sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng gì, đối tượng theo học là ai, trình độ như thế nào...?
Ví dụ như trong khố học về “Nâng cao trình độ quản lý của các tổ trưởng sản xuất thuộc các xí nghiệp thành viên của cơng ty” thì phải thơng báo rõ mục tiêu đào tạo là: cung cấp các phương pháp quản lý, các kỹ năng điều hành, phân công công việc, tạo động lực cho cơng nhân tại các phân xưởng..., đối tượng tham gia khóa học là các tổ trưởng của các phân xưởng.
Bảng 2.6: Bảng mục tiêu và thời gian thực hiện mục tiêu đào tạo của cơng ty Đối Các loại hình Thời gian Mục tiêu đào tạo
tượng đào tạo hồn thành
Hàng năm
Cơng Đào tạo nâng bậc (tháng 6 & 100% đạt yêu cầu nâng bậc tháng 12)
nhân
Đào tạo mới Hàng năm Nắm vững được kiến thức và kỹ năng
trực
sau khi được được đào tạo
tiếp
Sử dụng trang Quý II/2016 Sử dụng thành thạo và an tồn máy
sản
thiết bị mới móc thiết bị mới.
xuất
Đào tạo an toàn Quý III/2016 Sau khi được đào tạo, giảm thiểu được
lao động tối đa số vụ tai nạn lao động
Cán Nâng cao chuyên Hàng năm Cán bộ nhân viên phải nắm được kiến
môn, nghiệp vụ thức, kỹ năng liên quan đến công việc.
bộ,
Quý Đảm bảo cán bộ nhân viên ứng dụng
nhân
Đào tạo tin học kiến thức, phần mềm quản lý để vận
viên IV/2016 dụng vào cơng việc có hiệu quả
trong
Có thể áp dụng được vào thực tế công
công Đào tạo ngoại Quý
việc hoặc làm việc được với chuyên gia
ty ngữ IV/2016
nước ngồi.
(Nguồn: Văn phịng cơng ty)
Ở mỗi chương trình đào tạo, công ty đều đặt ra những yêu cầu, mục tiêu cụ thể tương ứng trong mỗi nội dung đào tạo. Việc đặt ra mục tiêu một cách rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng và áp dụng cho từng loại hình đào tạo giúp cho việc đánh giá kết quả đào tạo sau này được dễ dàng, thuận lợi, khách quan, công bằng và minh bạch. Đồng thời, qua đó khơng những nhà quản lý, tổ chức đào tạo có thể đánh giá, chính xác, khách quan, mà ngay chính các học viên, NLĐ cũng có thể tự đánh giá được trình độ chun mơn,
kỹ thuật của mình để rồi từ đó phấn đấu, nỗ lực để đạt được mức độ theo yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
Theo điều tra của tác giả bằng câu hỏi điều tra:” Để đáp ứng công việc trong tương lai, nhân viên của các anh/chị cần phải được tập trung bổ sung kiến thức, kỹ năng gì?- dành cho đối tượng lao động quản lý; và câu hỏi điều tra:” Để đáp ứng công việc trong tương lai, anh/chị mong muốn cần phải được tập trung bổ sung kiến thức, kỹ năng gì?”dành cho đối tượng lao động công nhân trực tiếp sản xuất và phục vụ, cả người quản lý các bộ phận và người công nhân trực tiếp sản xuất đều đặt mục tiêu đào tạo trong tương lai là bổ sung kiến thức chuyên môn sâu trong các công việc, tiếp đến là kỹ năng làm việc theo nhóm, hiểu biết về pháp luật kinh doanh, sau đó mới ưu tiên bổ sung kiến thức ngoại ngữ, vi tính. Đây xuất pháp từ yêu cầu thực tế cơng việc tại cơng ty, có thể cho thấy bản thân người lao động đều ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm với cơng việc của họ, từ đó tìm ra những điểm
cịn hạn chế trong năng lực để khắc phục thông qua công tác đào tạo.
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về ưu tiên mục tiêu đào tạo
Nội dung Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%)
1. Chuyên môn sâu 46 47,92 190 77,87
2. Kỹ năng làm việc 20 20,83 27 11,07
theo nhóm
3. Ngoại ngữ, vi tính 16 16,67 20 8,20
4. Hiểu biết pháp luật 14 14,58 7 2,87
kinh doanh
Tổng 96 100 244 100