Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu tại Huế

Một phần của tài liệu luận văn (4) (Trang 127)

1. Hội vật làng Sình

Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (cịn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (TT-Huế). Các đơ vật sẽ thi đấu theo thể thức vịng trịn.

“Dù ai đi đó đi đây; Ngày Mười hội vật nhớ quay về Sình”

Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hằng năm quay về làng Sình (Lại Ân), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang để xem đấu vật.

Đầu xuân mới cũng là thời điểm các Lễ hội, hội làng khởi sắc. Ngoài các lễ nghi truyền thống, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật, các môn thể thao dân gian truyền thống như thi kéo co, chọi gà, chọi trâu, thả diều, đá cầu, cờ người, vật... đã thu hút đông đảo người xem trên cả nước. Trong đó, đấu vật là một trong những môn thể thao rất được ưa chuộng và trở thành một tục lệ, truyền thống không thể thiếu trong các Lễ hội đầu năm. Trải qua hơn 400 trăm năm phát triển, sới vật làng Sình đã trở thành một trong những hoạt động văn hoá mang đậm tinh thần thượng võ của người dân xứ Huế, đồng thời phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc.

Hội vật làng Sình về cơ bản cũng áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ, để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với địn đánh làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” (nghĩa là một phần hoặc cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời). Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đơ vật sẽ bước vào vịng bán kết. Ở vịng bán kết, các đơ vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa mới lọt được vào vịng chung kết.

Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đơ vật khơng được ra các địn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khố trái khớp, tấn cơng bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn cơng vào hạ bộ, yết hầu, mắt.... Một nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đơ vật của làng nào bị thua sẽ có đơ vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các đô vật phải chờ đến năm sau mới “phục hận” được, vì thế các đơ vật thường rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài.

Hội vật Làng Sình ngồi yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với mn người cịn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ. Lễ hội càng có ý nghĩa hơn khi đình làng Sình đón nhận bằng di tích lịch sử do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng.

2. Lễ hội cầu ngư ở Thuận An

Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km, tọa lạc trên dải đất xung yếu, có tính chiến lược về mặt biển của thủ phủ xứ Đàng Trong và kinh đô Huế, làng chài Thuận An ngày nay bao gồm phần đất của làng Thai Dương Thượng và Hạ - ngôi

làng tồn tại hơn 5 thế kỷ và gắn liền với truyền thuyết về vị nữ thần gốc Chămpa - Thai Dương Phu Nhân.

Làng chài Thuận An trải dài theo bờ biển Đơng, trước mặt là hệ sinh cảnh riêng có của dải đất miền Trung - phá Tam Giang, sau lưng là biển Đông, nên ngư nghiệp, từ bao đời vẫn là sinh kế của người dân nơi đây. Cũng chính bởi cuộc sống gắn liền với con nước thủy triều, bấp bênh trước sự đe dọa của biển cả bao la, nên bên cạnh những cung cách, kinh nghiệm ứng xử với môi trường sống qua nhiều thế hệ, những điều kiêng kỵ, công cụ đánh bắt, hay phương thức khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện địa hình... người dân làng chài thường có cuộc

sống tín ngưỡng phong phú: lễ trình nghề, ăn tết cả, lễ cúng bến nước, lễ tang cá ngài, cúng phòng long... những lễ tiết liên quan nghề nghiệp và đặc biệt là lễ hội cầu ngư hay còn gọi là đua trải cầu ngư.

Ý nghĩa lễ hội

Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị khai canh làng là Trương Triều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Q Cơng. Ơng là người gốc miền Bắc, theo các đợt di dân vào trú tại Thái Dương vào thế kỷ XIV. Ông là người sáng lập ra làng và bàycho dân làng nghề đánh cá và buôn bán ở vùng biển.

Tổ chức lễ hội

Theo tục lệ đã có 500 trăm trước, lễ hội được tổ chức trong vòng 3 ngày, từ 10 tháng giêng đến 12 tháng giêng âm lịch.

Cứ “tam niên đáo lệ”, vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, ngư dân làng chài Thuận An lại tưng bừng chuẩn bị tổ chức lễ hội cầu ngư, ngoài phần lễ cầu quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, an cư lạc nghiệp...; phần hội gồm nhiều trò diễn vui nhộn, tái diễn cuộc sống với những hoạt động trên sông nước, đồng thời cũng chuyển tải ước mơ của cộng đồng đến một vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thuận An, ngồi là mảnh đất cịn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, cịn là hình ảnh của bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của người Huế và du khách... và cũng là địa phương được triều Nguyễn phong tặng bốn chữ “văn vật danh hương”.

Hình thức diễn trị của làng Thai Dương, xã Thuận An là một trong những nghi lễ cổ truyền của dân tộc, nêu cao ý thức “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”. Mặc dù đã qua bao biến chuyến của thời cuộc, dân làng vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp đó, để đến ngày hơm nay, lễ hội cầu ngư vẫn được bảo trì và phát triển. Đó là một niềm vinh dự của dân làng khi được đóng góp phần mình vào ngày lễ.

3. Lễ cúng tế ở Phường Đúc

Một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam là nghề đúc đồng ở Huế, trung tâm đúc đồng hiện đang còn hoạt động mạnh là Phường Ðúc. Phường Ðúc nằm ở địa phận xã Dương Xuân, tổng Vĩ Dạ, huyện Hương Trà.

Phường Ðúc với nội dung và tính chất sinh hoạt của nó ra đời khơng nằm trong quy luật liên kết tự nhiên hay có chủ định của những người làm cùng một nghề nghiệp...mà là một sự tụ họp khi nơi đây chọn làm công trường đúc đồng của nhà nước phong kiến. Cho nên ngay từ đầu, sự liên kết của những người cùng nghề nghiệp nằm trong mối liên quan của một cơng trường Nhà nước. Chính vì vậy, tính chất phường hội ở Phường Ðúc khơng có nét truyền thống. Sự quy định chặt chẽ về mặt phong tục, việc thờ cúng tổ sư nghề nghiệp, sự bảo vệ bí mật chun mơn khơng trở thành quy luật nghiêm nhặt và có tính thống nhất.

Ngoài lễ giỗ tổ hàng năm vào tháng 6 âm lịch, các con buôn tổ chức lễ cúng cầu tài, cầu lộc. Lễ này được thực hiện trên sông Hương.Do việc tìm ngun liệu đúc là một điều rất khó khăn việc cung cấp nguyên liệu cho các lị đúc tư nhân chỉ có tính cách sống cịn đối với họ. Vì tính chất tối quan trọng này nên các thành viên nữ trong gia đình chủ lị phải thân hành đảm trách việc buôn bán và cung cấp nguyên liệu.

Những người đi buôn đồng kết thành một tổ chức chặt chẽ. Bà chủ là người đứng đầu tổ chức này. Bất cứ phụ nữ nào ở Phường Ðúc đi buôn đồng cũng phải theo Bà. Người ta kết 4 hoặc 5 chiếc thuyền làm thành một bằng cúng giữa sông. Người ta lát ngang ván trên các mạn thuyền để làm mặt bằng thờ cúng. Nhiều chiếc thuyền nhỏ khác được kết từ bờ sông ra đến khu bằng cúng. Tất cả những con buôn, đứng đầu là bà chủ, đội một dải lụa điều. Họ đứng thành từng hàng quanh một bàn thờ lớn đặt trên bằng cúng, khói hương trầm nghi ngút. Chủ bái là chủ khấn vái, bái lạy trước. Các con buôn tiếp tục theo lứa tuổi bái lạy sau. Lễ vật cúng thường là thịt heo, xôi gà và hoa quả. Trong buổi lễ này không có thợ đúc nam giới tham gia.

4. Lễ hội Điện Hịn Chén

Lễ Hội Điện Hòn Chén (hay Huệ Nam Điện) thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, hằng năm cử hành lễ hội vào 2 kỳ: tháng ba và tháng bảy. Nghi lễ rất trang trọng.

Về tên gọi và sự tích Thánh Mẫu, có nhiều lối giải thích khác nhau: có khi bà được gọi là Pô Nagar, hoặc Pô Inư Nagar, Muk Juk, Bà Đen, Yang Pu Negara, Pô Ian Inư Nưga, Chúa Ngọc.

Theo ông Tạ Trọng Hiệp, Thiên Y A Na là một từ ghép Hán Việt. Thiên có nghĩa là trời, và một tiếng Chàm. I na, hay tiếng Rhadé: ana, có nghĩa là mẹ, mẫu. Như vậy, Thiên Y A Na có nghĩa đơn giản là Bà mẹ linh thiêng trên trời. Người Pháp và một số nhà biên khảo khác giải thích từ Pơ Y An Inư Nưga có nghĩa: Pơ = ngài; Y an (Dang : thần, I na: mẹ đã qua đời, Nư ga: xứ sở).

Như vậy Thánh Mẫu Thiên Y A Na được thờ ở điện Hịn Chén có gốc là nữ thần của Chàm, khi người Việt đến định cư ở Thuận Hóa, thấy bà linh thiêng cũng thờ theo. Chữ Thiên là từ Hán Việt được ghép vào Y A Na có nguồn từ đó, sản sinh từ thời phong kiến.

Về sự tích nữ thần, đáng chú ý là sự tích của Chàm và sự tích của người Việt theo truyền thuyết của dân ở Diên Khánh. Sự tích Pơ Inư Nagar được kể như sau: Pô Inư Nagar tục gọi là Muk Juk hay Bà Đen là nữ thần được sùng bái nhất. Ngày xưa nữ thần do mây trời và bọt biển sinh ra. Trong số chín mươi bảy người chồng ở hậu cung, Pơ Yan Amo là người được yêu mến nhất. Trong cuộc đa duyên với các phu quân, nữ thần sinh được ba mươi tám người con gái, về sau đều được thần hóa như mẹ.

Nữ thần là vị thần tạo lập trời đất, trầm hương và lúa, dạy dân trồng lúa. Trời đặc biệt ưa thích hương thơm của lúa và gỗ trầm, nên nữ thần mới tung lên trời một hạt lúa có cánh trắng như mây. Vua trên trời gieo hạt lúa ấy mà làm nên tất cả mọi giống lúa.

Công đức của nữ thần thật vô vàn. Nhờ công ơn nữ thần, người Chàm sử dụng một ngọn tháp để thờ ở Yjatran (Nha Trang), người Việt gọi là Tháp Bà. Đó là dạng cổ nhất về thần thoại của Thánh Mẫu.

Dạng mới hơn là các bài văn vần lục bát và song thất lục bát, được dân gian sáng tác và sử dụng trong các lễ hội ở Huế và Nha Trang, lấy nội dung từ bài ký của Phan Thanh Giản ghi vào bia ở Tháp Bà - Nha Trang.

Nội dung sự tích này kể

Thiên Y A Na vốn ở thiên đình, con của Ngọc Hồng thượng đế, giáng sinh làm một cô bé đêm đến hái dưa trong vườn một cặp vợ chồng già khơng có con tại làng Đại An. Sau khi bắt được cô, thấy dung mạo dễ thương, đẹp đẽ, họ nhận làm con nuôi. Nhưng một hôm trời lụt, nhớ cảnh Bồng Lai, cơ bé tàng hình vào một thân cây kỳ nam trôi ra biển, tấp vào bờ Trung Quốc. Một hoàng tử vớt cây gỗ đem về cung. Nàng hiện ngun hình. Hồng tử xin vua cha cưới về làm vợ. Hai người sinh được một trai, một gái. Nhưng nàng lại nhớ quê nhà, nên một hôm biến vào thân cây ấy trôi về quê cũ. Khi trở lại làng xưa, cha mẹ nuôi đã chết từ lâu, nàng lập đền thờ tại núi Đại An rồi cùng con bay về tiên cảnh. Sau đó thường xuất hiện nhiều nơi để cứu nhân độ thế, được nhân dân tôn sùng là Thánh Mẫu, mẹ cả trần gian.

Bên Bắc triều thấy người yêu đi không trở lại, thái tử cho người chèo thuyền đi tìm. Khi gần tới nơi, thủy thủ tỏ vẻ hống hách, dọa nạt dân trong vùng và khơng biết kính cẩn tượng thần bà được nhân dân đặt trên chóp núi Cũ Huỳnh nên bị trời phạt, thổi một trận cuồng phong đánh đắm thuyền ấy ở cửa biển Đại An. Ngày nay nơi đó nổi lên một gị đá khắc chữ “Khoa đẩu” (chữ Champa) xem khó hiểu, và từ hồi đó trở đi trên cù lao Yến thường có thần hiển linh cứu nhân độ thế, cầu xin gì cũng được, nên dân trong vùng khắp xa gần đều thiết bàn thờ thờ phụng (theo bản dịch của Thái Văn Kiểm).

Như vậy, đã rõ, nữ thần Thiên Y A Na có gốc là Chàm, được người Chàm tơn thờ từ trước. Tại Huế, Thánh Mẫu được thờ tại điện Hòn Chén, làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Nhưng ngôi đền được dựng tại đây từ bao giờ thị chưa ai biết rõ.

Theo một tờ thần sắc do vua Minh Mạng ban cho đền Ngọc Trản đề ngày 8- 5-1834 thì đền đã có tại chỗ dưới thời Gia Long (1802 - 1820). Hẳn kiến trúc của đền này hãy còn đơn giản như lúc bấy giờ.

Người Chàm ở địa phương hẳn là người xây dựng đền đầu tiên để thờ Thánh Mẫu.

Nhiều mẫu chuyện lưu truyền tại Huế cho ta thấy sự linh ứng của Thánh Mẫu. Tài liệu của Dương Văn An trong “Ô châu cận lục” cũng cho ta biết đền có từ trước thế kỷ XVI và rất linh ứng: “Đền Y Na ở xã Khuất Phố, huyện Kim Trà, tục truyền thần là đàn bà, cũng có linh ứng”.

Nhiều câu chuyện khác về sự linh ứng của Thánh Mẫu được truyền tụng trong dân gian kể về sự tuần du của vua Minh Mạng năm thứ 13 (1832), khi đi ngang trước điện Hịn Chén thì có một cây gỗ rất lớn nằm chắn ngang sông, thuyền rồng của nhà vua không qua dược. Vua xuống chiếu truyền quan khâm mạng tuyên đọc trước cây gỗ và trước điện, tự nhiên cây gỗ quay lại dọc sơng và chìm lìm để lối cho thuyền rồng của nhà vua và thuyền quân lính tiến lên.

Délétie, trong một bài báo kể lại truyền thuyết vua Thiệu Trị đi thuyền với đám cung nữ, một bà phi lỡ đay làm rơi xuống sông ống nhổ bằng vàng vào địa điểm gần điện; vua không tin khi người ra khuyên ông nên cầu khấn nữ thần, nhưng sau khi khấn vái thì cái ống nhổ vàng nổi lên trên mặt nước và trôi vào bờ. Vua Đồng Khánh là người tin tưởng nhất vào sự linh ứng của Thánh Mẫu. Mẫu cho biết là ơng sẽ làm vua trong vịng ba năm. Quả đúng như vậy. Sau khi tức vị, năm 1886, năm 1886, vua Đồng Khánh cho xây lại đền này một cách khang trang, đổi tên ngôi điền thành Huệ Nam (ân huệ trời Nam).

Hằng năm, xuân thu nhị kỳ, tại Huệ Nam Điện vào thời phong kiến, từ triều Đồng Khánh có quốc tế. Vị chủ tế là một triều đại diện triều đình.

Kỳ xuân tế, từ năm 1910, triều đình cử đại diện đến chủ tế nhằm tháng ba, còn kỳ thu tế do dân làng Hải Cát phụ trách nhằm tháng bảy.

Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Đám rước Thiên Y Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.

Đám rước cử hành trên những chiếc thuyền ghép lại thành những chiếc bè lớn gọi là bằng. Trên mỗi chiếc bằng có bàn thờ Thánh mẫy cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hịm sắc của vua ban Thánh Mẫu. Liền kế đó là một chiếc bằng khác có bàn thờ, kệu và hòm sắc của nhị vị Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt.

Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng, cịn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà, hịm dựng đồ trang sức, kẻ mang cờ, biển, tàn, lọng, gối, quạt v.v... Các thanh niên thì vác các đồ lỗ bộ, bát bửu và các tư lự khí khác. Đám rước đầy màu sắc rực rỡ, khơng khí

Một phần của tài liệu luận văn (4) (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w