Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 99 - 102)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cơ sở khoa học phục vụ nuôi, bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngao (Meretrix) tạ

3.1.3.1. Đặc điểm địa hình

Nằm ở cửa sơng Hồng, khu vực Giao Thuỷ có dạng địa hình đồng bằng châu thổ tương đối điển hình. Địa hình hỗn hợp sơng-biển chiếm phần lớn diện tích, được hình thành trong q trình tương tác sơng - biển. Vật liệu cấu tạo nền đáy chủ yếu gồm bùn- cát, bùn - sét và sét - bùn… Bề mặt địa hình bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển và có nhiều dấu tích các lạch triều, lịng dẫn sót lại. Dựa vào tính ưu thế của q trình động lực thành tạo có thể phân chia địa hình vùng ven biển huyện Giao Thủy thành các dạng địa hình khác nhau: Vùng triều thấp, vùng triều cao, bãi tích tụ - mài mịn do sóng, đê cát biển-gió (cồn), đê cát tích tụ chắn trước cửa sông [31].

Ảnh vệ tinh chụp các giai đoạn khác nhau, cho thấy vùng triều huyện Giao Thủy có sự biến động lớn về địa hình. Sự biến động địa hình giữa các giai đoạn được thể hiện tại hình 3.17.

Ảnh vệ tinh Landsat TM chụp Ảnh vệ tinh Landsat TM chụp

23/12/2004 12/2/ 2014

Hình 3. 17. Biến động địa hình khu vực nghiên cứu qua các giai đoạn

Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh, xây dựng bản đồ hiện trạng vùng triều ven biển huyện Giao Thủy năm 2014, được thể hiện tại hình 3.18.

Hình 3. 18. Hiện trạng vùng triều ven biển huyện Giao Thủy, 2014

So sánh địa hình giữa hai thời kỳ cho thấy lịng sơng Vọp bị thu hẹp, vùng triều Cồn Lu được mở rộng và có xu hướng dịch chuyển về phía Nam, Tây Nam. Phía ngồi cồn Lu quá trình bồi tụ đã hình thành các bãi triều mới được người dân gọi là cồn Xanh, phía Nam bên ngồi sơng Vọp, cồn Lu được phát triển kéo dài, hình thành bãi triều mới, diện tích vùng triều khu vực nghiên cứu gia tăng. Tại các vùng gần bờ sát chân đê quốc gia có sự nổi cao của bãi do q trình cải tao phun cát để ni ngao, việc quây lưới làm cản trở dòng chảy, lắng đọng trầm tích trên các bãi ni ngao.

Tại cửa Ba Lạt có hai con sơng chính là sơng Vọp và sơng Trà. Sông Trà chạy từ cửa Ba Lạt theo hướng Đông Nam ra biển, dài khoảng 12 km và là ranh giới ngăn cách giữa cồn Ngạn và cồn Lu. Cho đến nay, hạ lưu sông Trà đã được phù sa lấp đầy thành vùng triều và sơng chỉ cịn là lạch khi nước triều xuống. Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt chảy ra biển. Tại hạ lưu sông Vọp kéo dài ra biển là ranh giới phân chia giữa VQG Xuân Thủy với bên ngoài theo hướng Bắc và Tây Bắc.

Sự xuất hiện thêm các cồn cát mới ở cửa Ba Lạt của sông Hồng (cồn Xanh, cuối cồn Lu) đánh dấu một giai đoạn bồi tụ mới. Kết hợp với dòng ven bờ đẩy nguồn bồi tích đi về phía Tây Nam và các doi cát mới này cũng có xu hướng kéo dài về phía Tây Nam. Các cồn cát trước cửa sơng này làm cho cửa Ba Lạt lồi dần ra phía biển, còn phần cuối của cồn Lu bị đẩy lùi về phía Tây Nam có xu hướng chặn kín cửa sơng Vọp và các nhánh nhỏ phía sau các cồn. Khi các bãi cát nổi của cồn Xanh phát triển rộng dần, kéo dài về phía Tây Nam và nhơ cao lên khỏi mặt nước thì sẽ tạo thành một cánh cung bảo vệ các cồn Lu và cồn Ngạn (cũng giống như thế của cồn Lu đang bảo vệ cồn Ngạn hiện nay). Do đó, cồn Lu và cồn Ngạn được dự báo sẽ có thể đi vào thế ổn định và được bồi tụ cao lên. Phần phía Đơng của các cồn sẽ tiếp tục bị xói lở cho tới khi đường bờ đạt tới một trạng thái cân bằng.

Như vậy, diện tích bãi triều ngày càng được mở rộng về phía ngồi cồn Lu, đây là cơ sở để mở rộng, phát triển sản xuất ngao. Tuy nhiên, do việc cắm vây ni cản trở dịng chảy, tạo thành các bẫy trầm tích nhân tạo, làm lắng đọng trầm tích nên các lịng sơng, lạch ngày càng bị bồi lấp. Vì vậy, cần có quy hoạch chi tiết và quản lý vùng triều chặt chẽ, không cho cắm đăng vây quá dầy và không cho cắm ở vùng mép sông, lạch để tạo điệu kiện cho dịng chảy được lưu thơng. Đồng thời thường xun đầu tư nạo vét để khơi thơng dịng chảy để duy trì việc sản xuất được thuận lợi.

Một phần của tài liệu Nguyen Xuan Thanh_ Luan an Tien si (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w