Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Toan van luan an (Trang 110 - 112)

Trong chương này, các thuật tốn tái chia mẫu để tăng độ phân giải khơng gian và độ chính xác của các DEM dạng grid như phương pháp Bilinear (song tuyến), Bi-cubic và Kriging đã được tiến hành và đánh giá kết quả bằng cách sử dụng các dữ liệu DEM có độ phân giải không gian ở các độ phân giải khác nhau và các khu vực có địa hình khác nhau. Các thực nghiệm về thuật tốn tái chia mẫu đã được thực hiện trên hai loại bộ dữ liệu độ cao: DEM giảm độ phân giải ở độ phân giải không gian 20m và 30m ở tỉnh Nghệ An, Việt Nam và DEM tham khảo (DEM mẫu) ở độ phân giải không gian 5m khu vực tỉnh Lạng Sơn (từ dữ liệu khảo sát mặt đất) và độ phân giải không gian 30m ở Đắc Hà, tỉnh Kontum, Việt Nam (được tạo ra từ các đường đồng mức).

Trong chương này, tác giả cũng đã đề xuất và thử nghiệm các phương pháp mới để đánh giá độ chính xác của các DEM kết quả một cách tồn diện hơn như: các phương pháp đánh giá trực quan (phương pháp so sánh trực tiếp bằng mắt thường, phương pháp sử dụng các mặt cắt, phương pháp so sánh bằng biểu đồ phân tán), các phương pháp đánh giá định lượng (phương pháp sử dụng giá trị sai số trung phương, phương pháp sử dụng các giá trị thống kê và phương trình hồi quy).

Các kết quả thử nghiệm đã cho thấy sự tăng đáng kể về độ chính xác đối với các DEM được tái chia mẫu, đặc biệt là từ phương pháp nội suy theo phương pháp Kriging so với DEM ban đầu. Đánh giá trực quan cho thấy sự tương đồng lớn hơn giữa các dữ liệu DEM các DEM được tạo ra bằng các phương pháp tái chia mẫu song tuyến và Bi-cubic, nội suy theo phương pháp Kriging với dữ liệu DEM chuẩn so với DEM có độ phân giải thấp ban đầu. Trong 3 phương pháp đánh giá độ chính xác định lượng dựa trên tiêu chuẩn sai số trung phương cho thấy đã có sự tăng độ chính xác của dữ liệu DEM khi nội suy theo thuật toán Kriging so với các phương pháp tái chia mẫu song tuyến và Bi-cubic. Sai số trung phương của phương pháp nội suy Kriging đã giảm khoảng 58%, 23%, 50% và 58% tương ứng cho các DEM giảm độ phân giải ở độ phân giải 20m và 30m ở khu vực tỉnh Nghệ An, dữ liệu DEM mẫu độ phân giải 5m của tỉnh Lạng Sơn và dữ liệu DEM độ phân giải 30m khu vực Đắc Hà, Kon Tum, Việt Nam.

Việc đánh giá độ chính xác bằng cách sử dụng các hệ số hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan m, b và R2 để so sánh giữa DEM độ phân giải không gian cao với DEM gốc ban đầu, DEM sau khi tái chia mẫu theo phương pháp song tuyến và Bi-cubic, DEM nội suy theo phương pháp Kriging cũng cho thấy cải thiện về độ chính xác khi sử dụng tái chia mẫu nếu xét trên phương diện sai số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, qua phân tích cũng cho thấy DEM được tạo ra từ tái chia mẫu có xu thế chứa một số sai số mang tính hệ thống khiến bề mặt DEM tạo ra cao hơn thực tế tại các điểm trũng, tụ thủy và có xu thế thấp hơn tại các điểm cao, các đường phân thủy.

Chương 3 NGHIÊN CỨU NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA MƠ HÌNH SỐ ĐỘ CAO DẠNG GRID BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG

MẠNG NEURON HOPFIED

Một phần của tài liệu Toan van luan an (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w