Cho biết sự khác nhau về khí hậu có tác động như thế nào đến thiên nhiên của mỗi miền

Một phần của tài liệu 4. KHÍ HẬU (Trang 34 - 41)

- Miền khí hậu phía Bắc do khí hậu nhiệt đới có một mùa đơng lạnh nên ngồi cảnh quan tiêu biển cho đới rừng gió mùa nhiệt đới với thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế cịn có các lồi cây cận nhiệt, ơn đới và các lồi thú có lơng dày

- Miền khí hậu phía Nam do khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng quanh năm nên đới rừng gió mùa cận xích đạo chiếm ưu thế với thành phần loài là các loài thực vật và động vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam (Mã Lai - Indonexia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khơ. Động vật tiêu biểu là các lồi thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo (voi, hổ, báo,…). Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu

Câu 37: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm miền khí hậu phía Bắc

1. Nhận xét về đặc điểm khí hậu:

Đặc điểm chung: Miền khí hậu phía Bắc nằm ở phía bắc của dãy Bạch Mã (vĩ tuyến

160B). Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh - Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, khoảng từ 20 - 240C (trừ vùng núi cao)

- Nhiệt độ trung bình tháng 1 rất thấp (14 - 180C, vùng núi phía Bắc nhiệt độ xuống dưới 140C); tháng 7 cao đều trên toàn miền

- Số tháng lạnh (t<200C) là 3 tháng (đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc), số tháng lạnh giảm dần khi sang phía tây và xuống phía nam, đến Huế chỉ cịn thời tiết se lạnh

- Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn (khoảng trên 100 C) - Sự phân mùa rõ rệt: trong năm có 2 mùa là mùa hạ và mùa đông

Đặc điểm phân hóa của khí hậu:

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam. Biểu hiện: nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn khoảng 210

C, Hà Nội 230C, Đồng Hới trên 240C

+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng nhanh từ bắc vào nam. Biểu hiện: nhiệt độ trung bình tháng 1 tại Lạng Sơn là 130C, Hà Nội 160C, Đồng Hới 190C. Như vậy Hà Nội cao hơn Lạng Sơn 30C, Đồng Hới cao hơn Lạng Sơn 60C

+ Biên độ nhiệt trung bình năm có xu hướng giảm dần từ bắc vào nam. Biểu hiện: biên độ nhiệt trung bình năm của Lạng Sơn là 13,70

C, Hà Nội 12,50C, Đồng Hới 10,70C

+ Số tháng lạnh (t<180C) giảm dần từ bắc vào nam. Lạng Sơn có 3 tháng (12, 1, 2), Hà Nội có 2 tháng (1, 2) đến Đồng Hới khơng cịn tháng nào có nhiệt độ dưới 180C

- Chế độ mưa: chậm dần từ Bắc vào Nam

+ Vùng khí hậu Đơng Bắc Bộ có mưa từ tháng 4 đến tháng 9 (mưa vào mùa hạ), tháng mưa cực đại là tháng 8 (trạm Lạng Sơn)

+ Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ có mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (mưa vào hạ thu), tháng mưa cực đại là tháng 8 (trạm Hà Nội)

+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 (mưa thu đông), tháng mưa cực đại là tháng 10, có lũ tiểu mãn vào đầu mùa hạ (trạm Đồng Hới)

- Chế độ gió: càng vào phía nam gió mùa Đơng Bắc càng suy yếu - Bão: mùa bão chậm dần từ bắc vào nam

+ Khu vực phía bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa mùa bão bắt đầu sớm, kết thúc sớm, tần suất bão lớn nhất vào tháng 8

+ Khu vực Bắc Trung Bộ mùa bão kết thúc muộn hơn (tháng 11, 12), trong đó tháng 9 thường hay có nhiều bão hơn

 Phân hóa Đơng - Tây:

- Thể hiện rõ ở sự khác biệt giữa vùng khí hậu Đơng Bắc Bộ và vùng khí hậu Tây Bắc Bộ - So sánh 2 trạm Lạng Sơn và Điện Biên Phủ ta có thể thấy:

+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Lạng Sơn thấp hơn 2 - 30C so với Điệm Biên Phủ

+ Số tháng có nhiệt độ dưới 180C ở Lạng Sơn là 3 tháng (12, 1, 2), Điện Biên Phủ chỉ có 2 tháng (12, 1)

+ Ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc yếu hơn

+ Lạng Sơn khơng chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng  Phân hóa theo đai cao:

- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm

- Biểu hiện: Tại Sapa, nhiệt độ trung bình tất cả các tháng đều dưới 200C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 cũng chỉ có 19,80C. Trong khi đó nhiệt độ trung bình tháng 7 của Lạng Sơn là 270C, Hà Nội 290C, Điện Biên Phủ 260C

2. Giải thích:

- Vì nằm ở gần chí tuyến, địa hình cánh cung đón gió nên miền khí hậu phía Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đơng Bắc, nhiệt độ có sự hạ thấp trong mùa đông, biên độ nhiệt cao hơn so với miền khí hậu phía Nam

- Khí hậu có sự phân hóa Bắc - Nam do càng vào nam gió mùa Đơng Bắc càng suy yếu khi gặp núi chắn ngang theo hướng đơng - tây (dãy Hồnh Sơn)

- Phân hóa Đơng - Tây vì bị địa hình núi chắn ngang theo hướng tây bắc - đơng nam (dãy Hồng Liên Sơn)

Câu 38: Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn

1. Có sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên vùng núi Đơng Bắc và Tây Bắc vì:

- Vùng núi Đơng Bắc: hướng vịng cung của các dãy núi hút mạnh và đón nhận trực tiếp khối khơng khí lạnh (gió mùa Đơng Bắc) từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm và là vùng có mùa đơng lạnh rõ rệt nhất tồn quốc (nếu so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao và vĩ độ thì địa điểm ở vùng Đơng Bắc có nhiệt độ thấp hơn vùng Tây Bắc từ 2 - 30

C). Cảnh quan cận nhiệt đới gió mùa

- Vùng núi Tây Bắc do bức chắn địa hình hướng tây bắc - đơng nam (dãy Hồng Liên Sơn) nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đơng Bắc. Mùa đơng khơ, ít có mưa phùn. Vào mùa hạ, gió mùa đơng nam bị các khối núi cao nguyên nằm ở phía nam (như cao nguyên Mộc Châu) ngăn cản. Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây Bắc nên mùa khô ở đây thường đến muộn và kết thúc sớm. Phần phía nam của vùng (thung lũng sơng Mã, Yên Châu,…) còn chịu ảnh hưởng của gió phơn khơ nóng. Ở đây có cảnh quan rừng nhiệt đới khơ

- Vùng Tây Bắc có khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao. Phần phía bắc và phía nam của vùng tập trung nhiều khối núi cao trên 2000m, nhiều đỉnh núi vượt 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao 2. Sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đơng và Tây Trường Sơn:

- Đông Trường Sơn (Duyên hải miền Trung) mưa vào thu - đông (từ tháng 8 đến tháng 1) do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi theo hướng đơng bắc, Tín phong Bắc bán cầu, bão, áp thấp từ Biển Đông, dải hội tụ nhiệt đới. Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn nên khơ nóng. Mùa đơng phần phía bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc yếu

- Tây Trường Sơn (Tây Nguyên) mùa mưa vào hạ - thu do gió mùa Tây Nam mang lại. Vào mùa hạ (tháng 5 - 6) gió mùa mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan mang mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời gây hiệu ứng phơn đem lại gió Tây khơ nóng cho Đơng Trường Sơn. Mùa khơ ở Tây Nguyên hết sức khắc nghiệt, hình thành rừng thưa nhiệt đới khơ rụng lá

Câu 39: Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông và Tây Trường Sơn

- Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, phổ biến ở nước ta là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi

+ Ở vùng núi thấp Đơng Bắc trực tiếp đón gió mùa Đơng Bắc nên có mùa đơng lạnh đến sớm

+ Ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa đông bớt lạnh nhưng khơ hơn do khơng đón trực tiếp gió mùa Đơng Bắc (khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình): mùa hạ đến sớm do tác động của gió Tây Nam thổi từ vịnh Tây Bengan đến đầu mùa hạ, đơi khi có gió Tây, lượng mưa giảm

+ Trong khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên mộ mùa mưa vào thu đơng, thì vùng núi Tây Ngun lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt

+ Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn Đơng lại chịu tác động của gió Tây khơ nóng

Câu 40: Chứng minh khí hậu nước ta có sự phân hóa theo đai cao

- Dưới 600 – 700m ở miền Bắc và dưới 900 – 1000m ở miền Nam là vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Vành đai khí hậu á nhiệt đới gió mùa từ độ cao 600 – 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam đến 2600m

- Vành đai ơn đới gió mùa trên độ cao 2600m (chỉ có ở Hồng Liên Sơn)

- Do ảnh hưởng của núi và độ cao địa hình mà hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều

Câu 41: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Khái quát chung: Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ có ranh giới phía tây và tây nam nằm ở hữu ngạn sơng Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía đơng và đơng nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam giáp với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1. Đặc điểm khí hậu:  Đặc điểm chung:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đơng lạnh

- Khí hậu phân hóa thành 2 vùng: vùng khí hậu Đơng Bắc Bộ; vùng khí hậu Trung Bắc Bộ  Chế độ nhiệt:

- Nét đặc sắc nhất của miền chính là có nền nhiệt độ thấp nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Biểu hiện:

+ Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm trong miền đều thấp hơn so với các địa phương khác ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Lạng Sơn khoảng 210C, Hà Nội 230C trong khi đó Điện Biên là 230

C, Đồng Hới 250C

+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hơn hẳn các địa phương khác ở Tây Bắc cùng vĩ độ (Lạng Sơn 13,30

C so với Điện Biên 15,70C)

- Nhiệt độ trung bình tháng 7 cao: Lạng Sơn 270C, Hà Nội 290C - Biên độ nhiệt năm lớn trên 100

C (Lạng Sơn 13,70C, Hà Nội 12,50C)

- Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam (đặc biệt là trong tháng 1) và theo đai cao. Biểu hiện: nhiệt độ trung bình tháng 1 và nhiệt độ trung bình tháng 7 vùng núi phía bắc (tiếp giáp biến giới) thấp hơn vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ (18 - 200C so với dưới 140C, trên 280C so với 24 - 280C)

 Chế độ mưa: Có sự phân hóa rõ rệt theo khơng gian và thời gian

- Phân hóa theo khơng gian: lượng mưa phân bố khơng đều, hình thành những trung tâm có lượng mưa khác nhau

+ Nơi mưa nhiều nhất với lượng mưa trung bình năm lên đến trên 2800mm là khu vực núi cao Hà Giang

+ Nơi mưa nhiều với lượng mưa trung bình năm từ 2400 - 2800mm: khu vực núi Tam Đảo, ven biển Quảng Ninh

+ Nơi có lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 2000mm: khu vực đồng bằng Bắc Bộ

+ Nơi mưa ít nhất, lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 1600mm là khu vực phía tây của dãy núi Đông Triều và khu vực núi đá vơi Bắc Sơn (lịng máng Cao Lạng)

- Phân hóa theo thời gian:

+ Mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 5 đến tháng 10), lượng mưa chiếm tới trên 80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 8

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 với tổng lượng mưa dưới 400mm (chiếm phần lớn diện tích)

 Chế độ gió:

- Mùa đơng chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đơng Bắc từ cao áp Xibia có tính chất lạnh khơ (đầu mùa đông) và lạnh ẩm (cuối mùa đông)

- Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng nam nóng ẩm  Thiên tai:

- Mùa đơng: sương muối, sương giá, khô hạn - Mùa hạ: lũ lụt, lũ quét, bão và áp thấp nhiệt đới

2. Giải thích:

+ Vị trí cửa ngõ phía bắc nơi đón gió mùa Đơng Bắc sớm nhất nước ta

+ Cấu trúc địa hình với 4 cánh cung mở rộng ở phía bắc và quy tụ ở Tam Đảo đã trở thành hành lang hút gió mùa Đơng Bắc ở khối khơng khí lạnh và khơ

- Lượng mưa phân bố không đều chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình

+ Khu vực núi cao đón gió mưa nhiều

+ Khu vực địa hình thấp khuất gió, mưa ít

Câu 42: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng ngay trong miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ, khí hậu cũng có sự phân hóa đa dạng

Miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ nằm hồn tồn trong miền khí hậu phía Bắc. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ, địa hình và hoạt động gió mùa nên khí hậu cũng có sự phân hóa đa dạng

1. Sự phân hóa khí hậu của miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ:

Phân hóa theo khơng gian:

- Phân hóa Bắc - Nam thể hiện rõ nhất qua sự thay đổi nhiệt độ trong tháng 1. Nhìn chung nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam: Lạng Sơn dưới 140

C, Hà Nội 14 - 180C. Mức độ chênh lệch trong mùa hạ khơng đáng kể do tồn miền có sự đồng nhất về nhiệt ẩm của khối khơng khí nhiệt đới ẩm

- Phân hóa Đơng - Tây thể hiện qua sự giảm lượng mưa từ đông sang tây: ven biển mưa nhiều (Móng Cái trên 2400mm), trong nội địa mưa ít (Lạng Sơn từ 1200 - 1600mm)

- Phân hóa đai cao

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: Ở những vùng núi cao như Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, nhiệt độ trung bình năm là dưới 180C (so với Hà Nội là 20 - 240C), nhiệt độ trung bình tháng 7 là 18 - 200C (so với Hà Nội là trên 280C)

+ Ở những vùng núi cao chắn gió lượng mưa lớn: Bắc Quang (Hà Giang) trên 2800mm

Phân hóa theo thời gian:

- Sự phân mùa trong chế độ gió: 2 mùa rõ rệt

+ Mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc nên khí hậu lạnh nhất nước ta

+ Mùa hạ tồn miền chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào nóng, mưa nhiều - Sự phân mùa trong chế độ nhiệt: sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa rất lớn

+ Mùa đông nhiệt độ hạ thấp (tháng 1 trung bình dưới 180 C)

+ Mùa hạ nhiệt độ cao, trung bình trên 240C - Sự phân mùa trong chế độ mưa:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10: trung bình 1200 - 1600mm

+ Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4: 200 - 400mm 2. Giải thích:

- Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đơng lạnh, khí hậu của miền tự nhiên này có sự phân hóa đa dạng là do tác động của nhiều nhân tố:

+ Vị trí nằm gần chí tuyến, nơi đón gió mùa Đơng Bắc sớm nhất nước ta tạo ra sự phân hóa theo mùa

+ Ảnh hưởng của địa hình dẫn đến sự phân hóa theo khơng gian

- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hóa là do ảnh hưởng của địa hình và vị trí của miền đối với hoạt động của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam

Câu 43: Tại sao miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ lại có một mùa đơng lạnh đến sớm và kết thúc muộn?

- Miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ có mùa đơng lạnh đến sớm và kết thúc muộn vì đây là vùng đầu tiên của nước ta đón nhận khối khí lạnh từ phương bắc tràn tới. Do ảnh hưởng của địa hình với

các dãy núi có hình cánh cung mở ra đón gió Đơng Bắc nên những đợt gió mùa đầu tiên và

Một phần của tài liệu 4. KHÍ HẬU (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)