Đánh giá công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID19 GIAI ĐOẠN 012020 – 072021 (Trang 25 - 28)

Airlines trong bối cảnh đại dịch Covid-19 giai đoạn 01/2020 – 07/2021 3.1.1. Tình hình ngành hàng khơng thế giới trong đại dịch Covid-19

Ngành hàng khơng trên tồn thế giới nói chung vốn được xem là xương sống cho sự phát triển của thương mại và du lịch thế giới và có rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, trong năm 2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng rộng, trên thế giới chỉ có 1,8 tỷ lượt hành khách chọn đi lại bằng máy bay so với con số 4,5 tỷ lượt của năm 2019, khiến các hãng hàng khơng tồn cầu tổn thất 370 tỷ USD. Bước sang năm 2021, sản lượng khách tồn thế giới được Hiệp hội Vận tải hàng khơng quốc tế (IATA) dự báo chỉ bằng 33% so với năm 2019, mức lỗ của các hãng hàng khơng ước tính sẽ lên tới 95 tỷ USD. Đã có hơn 20 hãng hàng khơng trên tồn cầu tun bố phá sản hoặc phải dừng hoạt động vĩnh viễn, trong đó có những tên tuổi, như: Thai Airways (Thái Lan), Virgin Australia (Úc), AirAsia Japan (Nhật Bản), Norwegian Air (Na Uy), Cathay Dragon (Hong Kong)...

Trước bối cảnh khủng hoảng đó, nhiều hãng hàng khơng lớn trên thế giới đã có hướng đi mới nhằm bù đắp lại chút ít những thiệt hại về thu nhập, đó là dùng máy bay vận chuyển hàng hóa thay vì vận chuyển hành khách.

- Chuyến bay mới đây của hãng Virgin Atlantic tới London (Anh) đầy chặt các khoang hành khách, chỉ có điều đó là các kiện hàng chứ không phải là hành khách như thường lệ. Đó cũng là một trong chín chuyến bay chở các trang thiết bị y tế gồm máy thở, khẩu trang, găng tay và các vật dụng y tế khác mà hãng chuyên chở qua lại giữa Thượng Hải (Trung Quốc) và London (Vương quốc Anh). Mỗi tuần hãng Virgin Atlantic bay 90 chuyến chở hàng.

- Nhiều hãng hàng không ở Mỹ cũng đã triển khai hướng này. Một trong ba hãng hàng không lớn nhất của Mỹ bắt đầu chuyển sang chở hàng kể từ tháng Ba. American Airlines chưa bao giờ thiếu khách đến mức chỉ chở hàng trong suốt 30 năm.

- Hãng hàng không Lufthansa của Đức cũng năm bắt cơ hội và chuyển đổi dòng máy chở khách Airbus A330 sang chở hàng. Hồi tháng Tư, hãng đã bay nhiều chuyến chở trang thiết bị y tế từ Trung Quốc tới Frankfurt (Đức).

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo dự báo tổng thị trường hàng không thế giới đến năm 2024 mới có thể phục hồi quy mơ tương đương năm 2019. Tuy nhiên, so với mức đáng thất vọng trong năm 2020, lưu lượng đi lại bằng đường hàng không trong năm 2021 dự kiến sẽ tăng 55%, đây là một tín hiệu cho thấy sự vực dậy của ngành hàng khơng tồn cầu trong những năm tới khi tỷ lệ lây nhiễm Covid 19 đã cơ bản được kiểm soát tại nhiều thị trường.

3.1.2. Vietnam Airlines và các hãng hàng không Việt Nam trong đại dịch Covid-19 Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tác động của đại dịch Covid 19. Thực tế, doanh thu ngành hàng không Việt Nam sụt giảm tới 4,35 tỷ USD, trong đó có hơn một nửa là của Vietnam Airlines. Cụ

23

thể, 6 tháng đầu năm 2020 số liệu chuyến bay khai thác của Vietnam Airlines giảm kỷ lục so với cùng kỳ năm trước (-32.8%), tương đương với lượng sụt giảm của Jetstar Pacific (-59.2%) và Vietjet Air (-37.1%). Riêng chỉ có Bamboo Airways mới bắt đầu khai thác thương mại vào tháng 1/2019 với đội bay nhỏ đã khai thác được 13,938 chuyến, tăng 108%.

Biểu đồ 3.1. Số lượng chuyến bay khai thác 6 tháng đầu năm 2020

Đơn vị tính: Nghìn chuyến

(Nguồn: VIRAC, CAA)

- Trước tình hình đó, Vietnam Airlines đã nhanh chóng thực hiện các giải pháp như: Tổ chức lại sản xuất phù hợp với quy mô thị trường; cắt giảm chi phí; tái cơ cấu và tổ chức lại lao động; tìm kiếm tận dụng mọi cơ hội để tăng doanh thu như đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa, bay thuê chuyến chở hành khách hồi hương và các chuyên gia... Trong khi đó, đối với Vietjet Air, từ đầu năm 2020 đến nay, hãng chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (cargo) từ tháng 4, là hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC). Đồng thời, hãng tăng cường dịch vụ thuê chuyến, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài để tối ưu chi phí vận hành.

- Vietnam Airlines và Vietjet Air cùng có xu hướng khơi phục hoạt động kinh doanh bằng cách dồn dập mở thêm đường bay nội địa, giảm giá để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch xây dựng tour kích cầu hấp dẫn. Hãng hàng không Vietjet Air vừa nâng tổng số đường bay nội địa Việt Nam lên 53 đường với 8 đường bay mới kết nối Hà Nội với các tỉnh có các khu du lịch đáng kể trên cả nước. Còn Vietnam Airlines mở mới 13 đường bay nội địa kết nối tới những điểm du lịch nổi tiếng của đất nước như: Hải Phòng – Đà Lạt, Phú Quốc, Cần Thơ; Vinh – Cần Thơ… Trong tháng 7/2020, Vietnam Airlines mở thêm 5 đường bay mới, nâng tổng số đường bay nội địa lên 55 đường bay.

Khi Vietnam Airline bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục sau đại dịch thì các hãng hàng không khác trong nước cũng ghi nhận những kết quả tích cực. Cụ thể, Ngay từ cuối tháng 5, hãng chính thức khơi phục tồn bộ 350 số chuyến bay nội địa mỗi ngày,

24

tương đương cùng kỳ năm 2019. Thậm chí vào lúc cao điểm đầu tháng 7, mức khai thác đạt gần 500 chuyến/ngày. Ngoài ra, việc tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ tiếp tục được triển khai theo đúng kế hoạch.

Số chuyến bay toàn ngành hàng không Việt Nam tăng lên tới 73,7% so với tháng trước.

- Trong đó, VietJet Air thực hiện số chuyến bay nhiều nhất với 3.584 chuyến bay, giảm 69,2% so với cùng kỳ 2019 và tăng tới 95,5% so với tháng trước.

- Đứng thứ 2 về việc thực hiện số chuyến bay là Vietnam Airlines với 3.440 chuyến bay, giảm 66,4% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng tới 126,0% so với tháng trước. - Bamboo Airways đã khai thác được 1.007 chuyến bay ; Jetstar Pacific đã khai

thác được 313 chuyến bay và Vasco là 279 chuyến bay.

Tuy nhiên, sang đến năm 2021 dịch bệnh trong nước đã bùng phát trở lại thậm chí cịn lớn hơn năm 2020 đã khiến Vietnam Airlines cùng các hãng hàng không trong nước (Bamboo Airways, Jetstar Pacific) lại tiếp tục thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên, tình hình lại có vẻ khả quan hơn đối với Vietjet Air khi so sánh lợi nhuận gộp trong 2 quý đầu năm 2021 với Vietnam Airlines qua biểu đồ 3.2

Biểu đồ 3.2. Lợi nhuận gộp của Vietnam Airlines và Vietjet Air

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Có thể thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, Vietnam Airlines tiếp tục ghi nhận mức sụt giảm nặng nề trong hoạt động kinh doanh, trong khi đó Vietjet Air lại có kết quả khả quan hơn. Sự khác biệt đó nguyên nhân chủ yếu là ở doanh thu tài chính và lợi nhuận khác. Số liệu của Vietjet Air cho thấy, doanh thu tài chính từ năm 2019 trở về trước chỉ khoảng 100 tỷ đồng mỗi quý. Tuy nhiên, trong các quý gồm quý 2/2020, quý 1/2021 và quý 2/2021, doanh thu tài chính của Vietjet Air lên tới trên mức nghìn tỷ, lần lượt là 1.174 tỷ đồng, 1.395 tỷ đồng và 1.757 tỷ đồng. Trong khi đó, tại Vietnam Airlines, doanh thu tài chính và lợi nhuận khác của hãng khơng có q nhiều biến động trong thời gian vừa qua. Do đó, khi hoạt động kinh doanh chính gặp khó khăn, Vietnam Airlines lập tức lâm vào cảnh thua lỗ và hiện đã lỗ lũy kế gần 17.800 tỷ đồng.

Trước tình hình khơng mấy khả quan này, mới đây, Vietnam Airlines đã cố gắng vươn lên bằng cách phát hành thành công thêm gần 800 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, nguồn vốn Vietnam Airlines được bổ sung thêm gần 8.000 tỷ đồng và tạm thời thốt khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, hãng tiếp tục đẩy mạnh giải

25

pháp chuyển hướng sang vận chuyển hàng hóa để giúp cải thiện nguồn thu, khai thác tối ưu nhất có thể đội bay, bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

3.1.3. Đánh giá về công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines trong bối cảnh đại dịch Covid-19 giai đoạn 01/2020 – Vietnam Airlines trong bối cảnh đại dịch Covid-19 giai đoạn 01/2020 – 07/2021

Vietnam Airlines đã cho thấy sự hiệu quả và kịp thời trong công tác quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh trong giai đoạn chịu tác động khủng hoảng từ đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới. Khi tất cả thị trường đột ngột lao dốc theo chiều thẳng đứng, Vietnam Airlines đã nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó thích hợp. Nhiều quyết định nhằm tái cơ cấu tổ chức; đàm phán với nhà cung cấp, đối tác để giảm giả, giãn tiến độ thanh tốn; giãn, hỗn nợ vay đầu tư mua máy bay... đều được ban lãnh đạo cân nhắc và phê duyệt trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, việc tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ tiếp tục được triển khai theo đúng kế hoạch.

Đối với kế hoạch bay quốc tế và nội địa, trong năm 2021 Vietnam Airlines điều hành linh hoạt, tận dụng các cơ hội phục hồi đến từ kiểm soát dịch bệnh, tiêm chủng vắc-xin và hộ chiếu sức khỏe điện tử. Cùng sự hỗ trợ từ Chính phủ, Vietnam Airlines đang rút ngắn thời gian đạt được mục tiêu trở thành hãng hàng khơng số. Thực tế đến nay, Vietnam Airlines đã có Ban Tiếp thị và Chuyển đổi số, ứng dụng thành công hệ thống công nghệ mới trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, khai thác, tài chính, kế tốn, hành chính…

Năm 2021 được đánh giá vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng những điểm sáng về tiêm chủng vắc-xin và hộ chiếu sức khỏe điện tử đang mang đến cơ hội “mở cửa bầu trời” vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Vietnam Airlines tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp để ứng phó khó khăn, nắm bắt cơ hội phát triển bền vững, đồng thời tiếp tục kiến nghị Chính phủ cùng các Bộ, ban, ngành xem xét những phương án hỗ trợ tiếp theo nhằm tiếp sức cho ngành hàng không vượt qua khủng hoảng và tạo đà phục hồi trong các năm sau để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

3.2. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID19 GIAI ĐOẠN 012020 – 072021 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)