II. Sự hoạt động của các quy luật kinhtế 1 Quy luật giá trị.
2. Quy luật cung cầu.
Quy luật cung cầu có quy định rằng: Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên. Thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến khả năng mà nhóm người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở hữu hàng hóa này.
Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung cấp đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế điều chỉnh giá và lượng này mà, thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ khơng cịn có những áp lực để gây ra sự thay đổi về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng này thì người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.
Nhờ vào việc vận dụng quy luật cung cầu mà các nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra quyết định đối với việc nên tiếp tục đầu tư hay khơng, hay có nên tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó hay khơng. Thơng qua việc căn cứ vào tình trạng cung cầu trên thị trường. Khi nhà cung cấp ra lượng cung đạt mức nhỏ hơn lượng cầu mà người tiêu dùng trên thị trường cần đến, thì có nhiều khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá để có được hàng hóa hóa. Và khi cơ hội bán hàng vẫn cịn, các
nhà quản trị sẽ thường có xu hướng mở rộng quy mơ hoặc là tiếp tục duy trì việc sản xuất. Nếu rơi vào tình thế ngược lại, khi lượng cung lại lớn hơn lượng cầu, tức là có nhiều hàng hóa được sản xuất hàng loạt nhưng lại chưa có người mua, trường hợp này thì các nhà quản trị sẽ thường có xu hướng thu hẹp lại quy mơ sản xuất. Quy luật cung cầu khá quan trọng đối với các dự án kinh doanh, các nhà quản trị, hay thậm chí đối với một quốc gia. Nhờ vào đó mà từng đối tượng sẽ có những ứng biến phù hợp với xu hướng. Hy vọng đến đây, bạn đã hiểu sơ lược về quy luật cung cầu cũng như những tiền đề, quy định và vận dụng nó vào thực tế nhé.