2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm về quy trình công nghệ
Quy trình sản xuất của công ty có đối tượng chế biến là vải được cắt và may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiết của loại hàng đó. Do mỗi mặt hàng, kể cả kích cỡ của mỗi mặt hàng có yêu cầu sản xuất riêng về loại vải, về thời gian hoàn thành cho nên tuỳ từng chủng loại mặt hàng khác nhau, được sản xuất trên cùng một dây chuyền ( cắt, may, là ) nhưng không được tiến hành đồng thời cùng một thời gian và mỗi mặt hàng được may từ nhiều loại khác nhau hoặc
chế biến và định mức kỹ thuật của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm của từng mặt hàng là khác nhau.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là sản suất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà công ty sản xuất có nhiều kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn cắt, là may, đóng gói ...riêng với mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì được thực hiện ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Ta có thể thấy được quy trình công nghệ sản suất sản phẩm ở Công ty May Đức Giang qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số 1:
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG
Kho phụ liệu
Kho nguyên liệu Cắt
Giặt
Thêu may
Là
Nguyên vật liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên liệu theo từng chủng loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng loại mã hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại đây vải được trải, đặt mẫu, đánh số và trở thành bán thành phẩm. Sau đó các bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may trong xí nghiệp. Ở các bộ phận may, việc may lại được chia thành ít nhiều công đoạn như may cổ, tay, thân ... tổ chức thành một dây chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình may phải sử dụng các nguyên liệu phụ như cúc, chỉ, khoá, chun ...Cuối cùng khi sản phẩm may song chuyển qua bộ phận là, rồi chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp để kiểm tra xem sản phẩm có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu không . Khi đã qua bộ phận KCS thì tất cả các sản phẩm được chuyển đến phân xưởng hoàn thành để đóng gói, đóng kiện.
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý
Là đơn vị hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập, Công Ty may Đức Giang có quản lý theo hai cấp. Cấp công ty ( phía trên ) và các Xí nghiệp thành viên (phía dưới )
- Tổng giám đốc : Là đại diện pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt động của công ty.
- Ba phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị cấp trên bổ nhiệm gồm :
• Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất
• Phó tổng giám đốc điều hành kinh doanh
• Phó tổng giám đốc điều hành xuất nhập khẩu
Các phòng ban chức năng (khối chức năng ) có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực mang tính chất chuyên môn hoá gồm :
• Phòng tổ chức hành chính ( văn phòng tổng hợp )
• Phòng kế hoạch • Phòng kỹ thuật • Phòng xuất nhập khẩu • Phòng thời trang • Ban điện • Ban cơ • Đội xe
- Các đơn vị thành viên gồm 6 Xí nghiệp may chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc theo chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty
Qua mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cho thấy đó là hình thức tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Ưu điểm của nó là : Thay vì toàn bộ công việc đều đến tay Tổng Giám Đốc, Giám Đốc giải quyết chịu trách nhiệm thì nay được chia xẻ bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác và chịu trách nhiệm đối với khối lượng công việc được giao trước tổng giám đốc, giám đốc vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm gây thiệt hại, thói cửa quyền, độc đoán, nhằm vụ lợi cá nhân. Mặt khác việc chia sẻ bớt quyền lực cho những người đứng đầu các phòng ban còn tạo cho họ có được sự hưng phấn, cống hiến hết mình cho công việc chung của công ty từ đó góp phần vào việc hoàn thành tốt những nghị quyết, mục tiêu đã đề ra. Khi công việc thực hiện không được tốt thì cũng dễ ràng quy trách nhiệm tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau và nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân vì lỗi xẩy ra ở ngay trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế nhất định đó là nhiều khi có sự hiểu sai ý của cấp trên nên cấp dưới thực hiện không đúng như mong muốn gây hậu quả nhiều khi rất khó lường trước vì thế đòi hỏi các bộ phải thực sự có trình độ, hiểu nhanh ý của cấp trên.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán TGNHKế toán TSCĐ và tạm ứngKế toán tiền lương BHXH,BHYTvà các khoản trích theo lươngthanh toán TGNHKế toán nguyên vật liệu Kế toán chi phí và giá thành SFKế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán tiền mặt Kế toán CCDC Thủ quĩ
Nhân viên hạch toán (kinh tế) xí nghiệp
Kế toán khu CN cao
Sơ đồ số 2:
BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG
: Quan hệ cung cấp số liệu : Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ số 3:
BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG
XN giặt mài XN thêu XN may 9 XN may 8 XN may 6 XN may 4 XN may 2 Các cửa hàng đại lí Phòng thời trang Văn phòng tổng hợp Phòng ISO Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch và đầu Phòng kỹ thuật Phòng xuất nhập khẩu Phó TGĐ điều hành XNK Phó TGĐ điều hành kinh doanh Phó TGĐ điều hành kỹ thuật SX Tổng giám đốc Chi nhánh Hải Phòng XN may 2
: Quan hệ cung cấp số liệu : Quan hệ chỉ đạo
2.2 Thực trạng sử dụng vốn của công ty May Đức Giang 2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty
a. Cơ cấu vốn:
Cơ cấu vôn của công ty May Đức Giang được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1 : Cơ cấu vốn của công ty May Đức Giang
Đơn vị tính 1000đ Năm 1999 2000 2001 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng vốn 39.728.690 100 52.726.563 100 72.959.170 100 Vốn cố định 22.701.897 57,14 33.579.103 63,68 30.604.308 41,95 Vốn lưu động 17.026.793 42,68 19.047.459 36,32 42.354.862 58,05
Nguồn trích : Bảng cân đối kế toán (1999- 2001)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng vốn của công ty qua các năm đều có sự tăng trưởng chứng tỏ sự lớn mạnh của công ty. Năm 2000 là năm công ty tiếp tục đầu tư tiền của vào xây dựng nhà xưởng đầu tư thêm phương tiện sản xuất làm việc nâng vốn cố định tăng so với năm 1999 là 10.877.206 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,54% trong đó việc tăng chủ yếu là do công ty đã đầu tư vào việc mua sắm đổi mới, nâng cấp TSCĐ, chiếm tỷ trọng rất lớn là 94,15% trong vốn cố định năm 2000 và chiếm tới 93,18% trong mức tăng lên của vốn cố định. Trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên không đáng kể, nó chiếm 6,82% trong mức tăng lên đó. Hiện tượng này đã hoàn hoàn chấm dứt vào năm 2001, được thể hiện rõ qua cơ cấu vốn. Vốn cố định chỉ còn chiếm 41,95% trong tổng vốn kinh doanh và vốn lưu động
đã chiếm tới 58,15% tăng 21,73% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 23370403 nghìn đồng so với năm 1999. Việc tăng này chủ yếu là do các khoản phải thu tăng 26.441.288 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 342,04%, và do hàng tồn kho cũng tăng 7.826.249 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18,32% . Trong khi đó tiền mặt lại giảm –4.271.842 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là -63,82% so với năm 2000. Kết qủa này cho thấy năm 2000 công ty đã sản xuất và tiêu thụ được khá nhiều sản phẩm hàng hoá và lượng hàng tồn kho tăng lên không đáng kể so với mức tăng của các khoản phải thu. Tuy nhiên thực tế cho thấy mặc dù công ty tiêu thụ tốt hàng hoá sản xuất ra nhưng tiền mặt thực sự thu về nằm trong két lại giảm so với năm 2000 vì doanh thu ( lợi nhuận) tạo được trong quá trình sản xuất kinh doanh đã nằm hầu hết trong khoản phải thu. Điều này chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều, gây bất lợi cho công ty trong việc quay vòng vốn. Trên đây là vấn đề mà công ty cần phải giải quyết trong năm 2002 đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng vì nó chiếm tới 93,79% trong tổng số phải thu. Công ty cần có những giải pháp thật hợp lý làm sao thu được tiền về két, giảm thiểu số tiền trong lưu thông mà không làm ảnh hưởng tới khách hàng, đối tác. Điều này hết sức quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo công việc làm cho người lao động là nhân tố tích cực trong chiến lược phát triển của công ty.
b. Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường, ngoài nguồn vốn do ngân sách cấp. Công ty có quyền chủ động trong việc huy động các nguồn vốn khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động của công ty chủ yếu là vay ngân hàng. Trong hoạt động này chủ yếu là vay dài hạn và vay ngắn hạn nhưng vay dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vay ngắn hạn trong tổng số nợ phải trả.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty May Đức Giang
Đơn vị tính : 1000đ
Năm 1999 2000 2001
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ phải trả 31.641.205 79,64 36.368.603 68,98 44.746.357 61,33 Nợ ngắn hạn 14.001.981 37,76 16.316.619 30,95 15.936.415 21,84 Nợ dài hạn 16.466.425 41,45 20.051.984 38,0 3 26.824.046 36,76 Vốn chủ sở hữu 8.087.485 20,36 16.357.960 31,02 28.212.813 38,67 Tổng nguồn vốn 39728690 100 52.726.563 100 72.959.170 100
(Nguồn trích : Bảng cân đối kế toán ( 1999-2001)
Qua số liệu trên cho thấy công ty đã khá chủ động trong việc huy động vốn. Với tình hình chung ở nước ta thì thị trường chứng khoán chưa phát triển nên việc phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu ra bên ngoài để thu hút vốn từ nguồn vốn rỗi rãi trong dân chúng là khó thực hiện được chính vì vậy công ty chủ yếu là vay nợ ngân hàng để đáp ứng như cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản nợ phải trả đã liên tục tăng qua các năm, điều này chứng cho thấy công ty có nhu cầu vốn lớn và các tổ chức tín dụng đã thực sự tin tưởng bởi uy tín, trách nhiệm mà công ty may Đức Giang đã tạo dựng được trong những năm qua, thì nay lại được chứng minh rõ nét hơn khi mà nợ phải trả chiếm tỷ trọng ngày càng giảm đi trong
tổng nguồn vốn điều đó khẳng định sự phát triển đi lên của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2000 nợ phải trả tăng 4.727.398 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,94% so với năm 2000, nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn lại giảm - 10,66%. Năm 2001 nợ phải trả tiếp tục tăng so với năm 2000 với mức tăng tyệt đối là 8.377.754 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23,06%, nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn đã giảm là -7,65%. Qua sự so sánh trên ta thấy sở dĩ có hiện tượng nợ phải trả tăng nhưng tỷ trọng của nó lại giảm trong tổng vốn là do sự tăng lên rất mạnh mẽ của vốn chủ sở hữu. Năm 2000 vốn chủ sở hữu tăng 8.270.475 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng so với năm 1999 là 102,26%. Năm 2001 lại tiếp tục tăng so với năm2000, với mức tăng tuyệt đối là 11.854.853 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng72,47%. Đây là kết quả rất đáng khích lệ đối với công ty vì nó thể hiện được việc sử dụng các khoản vay đã mang lại những kết quả rất khả quan từ đó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vồn vốn vay, tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính và tăng khả năng chủ động về vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Có điểm đáng chú ý là các khoản nợ của công ty chiếm tỷ trọng không đều nhau. Nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể. Điều này có thể được giải thích là trong ba năm 1999-2001 công ty đã chú trọng nhiều hơn vào việc đầu tư đổi mới nâng cấp tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà muốn làm được điều đó thì cần phải có một lượng vốn lớn và dĩ nhiên nó lớn hơn số vốn cần cho việc bổ xung vào vốn lưu động. Tuy nhiên nhìn chung thì cả hai loại nợ ngắn và dài hạn đều có xu hướng giảm đó là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho công ty. Đây là một xu hướng tốt cần phát huy trong thời gian tới để công ty đạt
2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn củacông ty công ty
2.2.2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp
Để thấy được khái quát tình hình sử dụng vốn của công ty ta sử dụng các chỉ tiêu tổng hơp từ 5-8 đã trình bày để phân tích làm rõ vấn đề:
Bảng số 3: Kết quả các chỉ tiêu tổng hợp
Đơn vị : 1000đ
Năm 1999 2000 2001 2000 so với 1999 2001 so với 2000
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền
Mức tăng tuyết đối % Mức % Tỷ suất lợi nhuận vốn 0,05564 0,09333 0,08366 0,03769 67,74 -0,00967 -10,36 Hệ số đảm nhiệm vốn 0,55658 0,55764 0,64529 0,00106 0,19 0,08765 15,72 Doanh lợi vốn 0,28664 0,3530 0,23591 0,06636 23,15 -0,11709 -33,17 Hệ số nợ 0,80589 0,73559 0,64538 -0,0703 -8,72 -0,09021 -12,26
Nguồn trích : Bảng cân đối kế toán (1999-2001)
Năm 2000 cứ 1000đ vốn bình quân tạo ra 0,09333 nghìn đồng lợi nhuận (tăng 0,03769 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 67,74% ) so với năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng mạnh lợi nhuận so với vốn bình quân điều đó có nghĩa là công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn hay làm gia tăng thêm một lượng lợi nhuận nhất định. Nếu muốn hệ số của chỉ tiêu này đạt được như năm 1999 trong khi lợi nhuận ở mức năm 2000 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:
4.314.614 = 77.545.183,32 (1.000đ)
0.05564
Nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng 44.227.626,5 nghìn đồng vốn bình quân do vậy đã tiết kiệm được một lượng vốn bình quân là:
77.545.183,32- 44.227.626,5=31.317.556,82 nghìn đồng
Năm 2001 chỉ tiêu này đạt được là 0,08366 nghìn đồng /1000đ vốn cố định bình quân, giảm - 0,00967 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm
-10,36% so với năm 1999. Hiện tượng này xảy ra là do mức tăng của lợi nhuận không theo kịp mức tăng vốn bình quân, nói cách khác thì vốn được đầu tư nhiều nhưng không đem lại hiệu quả bằng năm 2000 đã làm công ty bị lãng phí một lượng vốn hay mất đi một lượng lợi nhuận. Để đạt được hệ số của chỉ tiêu này không đổi so vói năm 2000, trong khi lợi nhuận ở mức năm 2000 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:
5.257.398 = 56.331.276,12 (1.000đ)
0.09333
Thực tế, công ty đã sử dụng một lượng vốn bình quân là : 62.842.866,5 nghìn đồng do vậy đã lãng phí một lượng là :
Năm 2000 đạt 0,55764 nghìn đồng vốn bình quân / 1000đ doanh thu thuần tăng rất nhẹ so với năm 1999 với mức tuyệt đối là 0,00106 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,19%. Sang năm 2001 hệ số của chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 0,08765