2.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra
2.3.3. Những vấn đề đặt ra
Công tác tuyên truyền, triển khai hướng dẫn các văn bản quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa tại bản Lác, Mai châu còn thiếu những chế tài cụ thể, công tác tuyên truyền thu hút và sự chú ý của thanh thiếu niên tại bản Lác. Có lợi thế về khí hậu và mơi trường trong lành mát mẻ, bản Lác đã và đang thực hiện được nhiều hoạt động văn hóa mang tính chất duy trì và phát triển nhưng bên cạnh đó giới trẻ trong bản hiện nay lại khơng muốn đi theo con đường làm du lịch do đó đã khiến cho công tác tuyên truyền và triển khai các hoạt động văn hóa càng trở nên yếu kém và khơng được ưa chuộng.
Việc tập hợp sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống Thái của bản Lác chưa được đầu tư xứng tầm mà chủ yếu do truyền miệng chưa có văn bản vì vậy cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác bảo tồn và phát huy văn hóa. Bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống của người Thái Mai Châu là một nhiệm vụ cấp thiết đối với người dân trong bản Lác, bởi nền văn hóa Thái hiện này dần trở nên mờ nhạt và hòa lẫn với nền văn hóa của người Kinh sống tại đây, nhiều thủ tục trong lễ hội, đám cưới, sinh hoạt văn
hóa cũng dần bị thay đổi theo thời gian. Bởi vậy cần phải có các biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy nền văn hóa đặc sắc này.
Các đội biểu diễn nghệ thuật khơng chun ít nhiều bị ảnh hưởng bởi xu hướng thương mại hóa phục vụ khách du lịch từ nhiều nơi đến nên làm cho bản sắc văn hóa của người Thái tại Mai Châu bị mai một và chưa có chỗ đứng vững chắc. Do đang sinh sống gần với nhiều dân tộc người và theo xu hướng hiện đại hóa nên người dân trong bản dần dần thương mại hóa và theo phong tục tập quán của người Kinh và khơng cịn giữ được nguyên vẹn nét truyền thống của người Thái. Cùng với đó là các điệu múa phục vụ du khách cũng dần được biến đổi, trở nên hiện đại hơn phù hợp với thời đại hiện nay do vậy nét độc đáo của người Thái Mai Châu dần bị mai một và không giữ được nét truyền thống cổ xưa.
Công tác quản lý sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cũng dần phải tính đến việc có q nhiều đồn khách tập trung tại bản Lác sẽ làm các sinh hoạt tín ngưỡng có thể bị mai một, việc kiểm sốt vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo đặc biệt là cá đạo, tơn giáo lạ hiện nay. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, chính trị tại địa phương.
Cơng tác quản lý dịch vụ văn hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề thương mại hóa đã khiến cho các dịch vụ ở đây trở nên đại trà, thiếu bản sắc, dù đang dạng nhưng thiếu tính hấp dẫn.
Cơng tác thanh kiểm tra và thi đua khen thưởng triển khai đơi khi cịn chồng chéo, giữa các đơn vị lực lượng tiến hành kiểm tra. Vẫn còn nhiều điều bất cập và chưa giải quyết hết được, một vài ý kiến của người dân trong bản chưa được giải quyết triệt để dẫn tới các hoạt động trong bản còn thưa thớt và chưa được quy củ.
Tiểu kết
Bằng việc đi tìm hiểu các văn bản, báo cáo và điền dã cơ sở tác giả đã thu thập được các số liệu cần thiết để phản ánh thực trạng quản lý hoạt
động văn hóa tại bản Lác, làm cơ sở đánh giá hiệu quả công tác quản lý các hoạt động văn hóa của khu du lịch bản Lác cụ thể: Thứ nhất, khái quát về các chủ thể quản lý nhà nước và chủ thể cộng đồng của khu du lịch bản Lác. Thứ hai, phản ánh những nội dung quản lý hoạt động văn hóa bao gồm triển khai, hướng dẫn và thực hiện các văn bản; cơng tác bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống; tuyên truyền, giới thiệu về hoạt động văn hóa; quản lý đội biểu diễn nghệ thuật, quản lý sinh hoạt tín ngưỡng và quản lý dịch vụ văn hóa gắn với phát triển du lịch; công tác thanh kiểm tra, thi đua khen thưởng; phát huy vai trò của cộng đồng trong việc quản lý các hoạt động văn hóa. Bản Lác vốn có được nét văn hóa truyền thống của người Thái nhờ vậy thơng qua các sinh hoạt văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân mà không chỉ vậy họ cịn biến các sinh hoạt văn hóa ấy thành những giá trị hấp dẫn lơi cuốn khách du lịch, từ những văn hóa có tính đặc trưng đặc sắc đó người Thái đã có cải thiện về kinh tế. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền và được sự đồng thuận của người dân, người có uy tín trong cộng đồng vì thế đó chính là những thuận lợi để các hoạt động sinh hoạt văn hóa tại bản Lác đã ngày trở lên có giá trị trong cộng đồng. Bên cạnh đó tác giả đã nêu những ưu điểm và hạn chế mà trong công tác quản lý hoạt động văn hóa tại bản Lác. Đây là căn cứ đề xuất giải pháp trong chương 3 của luận văn.
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI KHU DU LỊCH BẢN LÁC, MAI CHÂU