Quản lý sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa

Một phần của tài liệu 11_nguyenthihuong (Trang 61 - 64)

2.2. Công tác quản lý hoạt động văn hóa tại khu du lịch bản Lác, Mai Châu

2.2.5. Quản lý sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa

Nhằm quản lý hiệu quả các sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa của người Thái tại bản Lác, xã Chiềng Châu cũng như huyện Mai Châu đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nhân dân duy trì những nếp sống văn hóa như

hiện nay. Với mục đích đáp ứng nhu cầu tinh thần, đời sống tâm linh của người dân, các sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa ra đời, được duy trì và trao truyền từ đời này qua đời khác. Các sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tiêu biểu tại bản Lác, Mai Châu có thể kể đến như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (phi lườm), tín ngưỡng bái vật tổ, tín ngưỡng phi chà vàng, tín ngưỡng thờ chủ đất (phi chảu đin), tín ngưỡng thờ rắn nước thuồng luồng,tín ngưỡng thờ thành hồng (sừn), tín ngưỡng làm vía, lễ cúng vía, lễ giải hạn, lễ sên bản sên mường (cầu phúc bản mường)… Đặc biệt là tết của người Thái ở Mai Châu. Tết của người Thái ở bản Lác Mai Châu gồm hai tết lớn là tết cơm mới (khau mờ) và tết Nguyên Đán. Tết cơm mới khép lại chu trình sản xuất một năm, mở ra một chu trình làm ăn mới. Đối với tết Nguyên Đán, xưa kia người Thái bản Lác khơng có tục ăn tết này. Nhưng do sinh sống cạnh cộng đồng người Việt, người Mường, người Thái ở đay cũng chịu ảnh hưởng. Và dịp tết Nguyên Đán người Thái kiêng không đi làm trong ba ngày hai mươi chín, ba mươi tháng chạp và mùng một tháng giêng.

Theo kết quả phỏng vấn sâu Ông Hồng trưởng bản Lác tác giả luận văn thu được:

Để duy trì các lễ hội ở bản Lác huyện đã phối hợp với tôi và xã Chiềng Châu đưa ra những giải pháp để lễ hội và văn hóa tộc người Thái khơng bị phai mờ. Mục đích chung của lễ hội đó là thể hiện tấm lịng tơn kính tri ân của nhân dân, tưởng nhớ cơng lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận, gió hịa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, đất nước vinh hoa, phồn thịnh. Nhưng cho tới hiện tại, một số các hoạt động sinh hoạt văn hóa trong bản đã có sự mai một và thiếu hụt. Các lễ hội diễn ra phần lớn là chú trọng vào phần hội, phần lễ lược bỏ đi rất nhiều thêm nữa là do sinh sống và làm việc với môi trường nhiều dân tộc và

các cơ quan quản lý chưa đi sâu sát được với nhân dân, bởi vậy các sinh hoạt tín ngưỡng cũng dần bị mai một theo và pha lẫn với nhiều văn hóa khác. Cần có biện pháp nhằm thúc đẩy người dân bảo vệ và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của riêng mình [Phụ lục 4, tr.118].

Ngồi trưởng bản, tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu ngày (10/6/2018) một người dân địa phương đã sinh ra và lớn lên tại bản Lác chia sẻ rằng :

Là người dân ở Mai Châu lâu năm cơ ln giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ nhà cửa, nếp sống cho tới ăn uống, cô luôn giáo dục con cái phải giữ nền văn hóa của tộc mình khơng được để mất đi [Phụ lục 4, tr.119].

Theo kết quả trưng cầu ý kiến trên 200 người được hỏi có tới 180/200 người chiếm tới 90% cho rằng sinh hoạt tín ngưỡng tại khu du lịch là tốt và quan trọng. Bên cạnh đó vẫn có tới 20/200 người chiếm tỉ lệ 10% cho rằng là khá quan trọng và khơng có người có y kiến cho rằng sinh hoạt văn hóa ít quan trọng.

Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng là hoạt động vô cùng cần thiết trong đời sống của người dân bản địa. các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ở đây cịn tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt của văn hóa tộc người Thái và với khách du lịch. Đó khơng chỉ là hoạt động văn hóa thường niên mà đó cịn mang ý nghĩa rất lớn đối với tộc người Thái tại bản Lác. Nhận thấy được rằng du lịch càng ngày càng phát triển tại bản Lác đồng nghĩa với việc các hoạt động văn hóa nói chung và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nói riêng cũng dần bị mai một và bớt đi đặc sắc như trước kia nữa do ảnh hưởng của thương mại hóa. Do nhiều lý do khách quan nhưng trên thực tế cần phải có chính sách cụ thể để sinh hoạt tín ngưỡng của nười dân được duy trì đều đặn và có ý nghĩa sâu đậm hơn đối với người dân bản địa.

Một phần của tài liệu 11_nguyenthihuong (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w