Cơ hội khi gia nhập TPP.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VIỆT NAM GIA NHẬP TPP (Trang 25 - 28)

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

TPP giúp Việt Nam tăng thêm hơn 2% GDP vào năm 2030, thậm chí, tăng trưởng có thể lên tới 3,5% GDP nếu có kích thích tăng năng suất. Ngồi tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, TPP có vai trị quan trọng trong việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang cản trở tăng trưởng thương mại toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang leo thang và có nguy cơ lan rộng.

Việt Nam cịn được tiếp cận những thị trường tốt hơn với thuế suất thấp hơn và những thị trường mà hiện Việt Nam chưa ký kết hiệp định tự do thương mại. Hiệp định sẽ bổ sung động lực cho mơ hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam.

- Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu:

Tham gia TPP giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhiều ngành sản xuất trong nước. Dệt may và da giày được cho là những

ngành sẽ hưởng lợi nhiều nhất về tăng thêm quy mô sản xuất cũng như giá trị xuất khẩu. Tốc độ xuất khẩu tăng thêm của dệt may sẽ ở mức cao, từ 8,3% đến 10,8% bởi đây là ngành có sức cạnh tranh về giá lớn hơn ở các thị trường mới trong TPP, trong khi vẫn giữ được các thị trường chủ lực là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). TPP sẽ là cơ hội lớn để ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước nội khối, nhất là những thị trường tiềm năng, như Australia, Canada - hai thị trường có mức tiêu thụ khoảng 10 tỷ USD/năm trong khi thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các thị trường này còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD.

Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của các nước thành viên TPP sẽ được hưởng những cam kết cắt giảm thuế từ hơn 90%, thậm chí lên đến 95%. Lợi ích từ TPP khơng chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm lượng cơng nghệ của hàng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn, như Nhật Bản, Canada, Australia và Mexico.

- Tạo động lực để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế:

Bên cạnh việc tận dụng cơ hội TPP mang lại về ưu đãi thuế, TPP còn tạo áp lực thúc đẩy cải cách thể chế để mở rộng thị trường, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống, minh bạch. Cải cách thể chế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nên vừa là nhu cầu, vừa là yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam tham gia “sân chơi chung”. Việt Nam phải duy trì được đà cải cách liên tục và có chất lượng sau khi gia nhập TPP.

- TPP sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới:

Việc ký kết TPP với các thị trường lớn, như Nhật Bản, Canada, Australia, Mexico... cùng với lộ trình giảm thuế xuất khẩu xuống còn 0% - 5% giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm. Việc giảm thuế sang các quốc gia nhập khẩu giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội mới để mở rộng việc cung cấp các sản phẩm vào thị trường các quốc gia thành viên. Giảm thuế nhập khẩu cho sản phẩm khi về Việt Nam cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm chủng loại hàng hóa mới để mở rộng quy mơ hàng hóa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Tham gia TPP là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ và phát triển sản xuất, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

- TPP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngồi cũng như khả năng tiếp cận cơng nghệ hiện đại:

Q trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và TPP sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, từ đó

các doanh nghiệp có thể thu hút được dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) với giá trị lớn hơn, có được kinh nghiệm quản lý điều hành và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các tập đoàn lớn nước ngoài. Tham gia TPP giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia chuỗi giá trị ở khu vực và trong khối, từ đó hạn chế sự phụ thuộc vào một khu vực hay một thị trường.

Đầu tư nước ngoài sẽ chảy vào nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn, dẫn tới việc xây mới hoặc thuê các khu công nghiệp để phục vụ sản xuất. Đầu tư tăng làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Tăng trưởng đầu tư nước ngoài kéo theo tăng trưởng ngành dịch vụ và tăng năng suất lao động. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm cơ hội tham gia chuỗi giá trị tồn cầu, nhờ vậy khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- TPP tạo xung lực đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước:

TPP sẽ thúc đẩy các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và được mua nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước TPP với chi phí thấp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngồi ra, các DN cũng có cơ hội được tham gia đấu thầu minh bạch, công khai khi mở cửa thị trường mua sắm công; đồng thời, tạo cơ hội tốt cho các DN thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động; được hưởng những tác động tích cực từ việc cải cách và thay đổi thể chế nhằm tuân thủ những cam kết chung của TPP; nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội, điều kiện, sự hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược tái cấu trúc và phát triển, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

- Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới:

Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn. Tham gia TPP chắc chắn thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam. Dịng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan toả đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp. Các cơng ty dệt may nội địa và nước ngồi sẽ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam để tận dụng cơ hội hưởng thuế xuất khẩu thấp vào TPP.

- Góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo thêm nhiều việc làm;

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhiều lợi ích xã hội, tạo ra khoảng 17.000 - 27.000 việc làm từ năm 2020. Tham gia TPP không chỉ tạo thêm số lượng việc làm mà còn hứa hẹn sẽ đem lại

điều kiện làm việc, mức lương tốt hơn cho người lao động mà còn tạo cơ hội mới cho cả người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống của người lao động, giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), TPP giúp Việt Nam giảm được gần 1 triệu người thuộc diện đói nghèo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VIỆT NAM GIA NHẬP TPP (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w