Thách thức khi gia nhập TPP.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VIỆT NAM GIA NHẬP TPP (Trang 28 - 33)

- Về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế, để thực thi cam kết trong TPP:

Phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, mơi trường … Thách thức về xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có cơng nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nơng nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mơ khơng đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.

- Về ổn định lao động - xã hội:

Thách thức liên quan đến sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để bảo đảm hoạt động của các tổ chức luôn tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên tắc “tuân thủ pháp luật của nước sở tại”, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, do cơ cấu xuất, nhập khẩu của phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên tác động này có tính cục bộ, quy mơ khơng đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.

- Về thu ngân sách:

Do tỷ trọng thu ngân sách từ thuế nhập khẩu đang giảm dần qua các năm, việc xóa bỏ thuế nhập khẩu lại được thực hiện theo lộ trình, nên về cơ bản sẽ khơng gây tác động lớn và đột ngột. Bên cạnh đó, khi xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình, thu từ thuế nhập khẩu có thể giảm nhưng bù lại, số thu từ các sắc thuế khác sẽ tăng lên do sản xuất, kinh doanh phát triển, không những đủ để bù đắp số thu mất đi từ thuế nhập khẩu mà còn bổ sung thêm cho ngân sách nhà nước. Việc tính tốn tác động của Hiệp định TPP lên nguồn thu từ hàng nhập khẩu, vì vậy, cần được nhìn theo cả 2 hướng.

- Về tài chính ngân hàng:

Tham gia TPP, mặc dù có những giới hạn nhất định cho việc mở cửa thị trường ngân hàng, nhưng các điều kiện để tiếp cận thị trường trong lĩnh vực này sẽ dần được

xoá bỏ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã có những tiến bộ, nhưng vẫn còn yếu kém, nợ xấu, năng lực quản lý thấp, quản trị rủi ro tại các ngân hàng còn nhiều bất cập...

Bên cạnh đó, vấn đề quản trị rủi ro tại các ngân hàng trong nước còn nhiều bất cập. Một số ngân hàng có năng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp, thậm chí có ngân hàng cịn thấp hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng nhà.

- Về phía doanh nghiệp:

TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, khơng phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển, trong khi quy định của WTO và các hiệp định khác vẫn có chính sách ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển. Như vậy, rõ ràng đây là bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi khơng có đủ tiềm lực để cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp Mỹ, New Zealand, hay Australia.

Doanh nghiệp Việt Nam đứng trước thách thức quan trọng nhất là việc tiến hành tái cơ cấu thành công DNNN. Trước tiên, những doanh nghiệp nào vẫn còn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, có cơng nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu, việc sử dụng vốn và quản trị thiếu hiệu quả sẽ rơi vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động. Tuy nhiên, đây là tác động tiêu cực mang tính cục bộ, ngắn hạn.

Về mở cửa thị trường mua sắm cơng

Theo TPP, các quy tắc, quy trình trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải ở mức độ yêu cầu cao về tính cơng bằng, cơng khai, minh bạch. Việt Nam sẽ phải tổ chức lựa chọn nhà thầu trong khối nước tham gia TPP (đấu thầu nội khối) hoặc đấu thầu quốc tế cho phép các nước TPP tham dự thầu. Chủ đầu tư có nghĩa vụ đối xử với nhà thầu, hàng hóa Việt Nam và nhà thầu, hàng hóa của các nước thành viên nội khối TPP một cách công bằng.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, mở cửa thị trường mua sắm công sẽ gây ra những tác động bất lợi do sự thâm nhập của các nhà thầu nước ngồi khiến các nhà thầu nội địa khơng cạnh tranh nổi; ngược lại, khả năng tiếp cận và thắng thầu của các nhà thầu nội địa trên thị trường mua sắm công của các đối tác TPP là hầu như khơng có do hạn chế về năng lực cạnh tranh. Về lâu dài, nếu không chịu đổi mới, vươn lên, vẫn chờ đợi vào “quan hệ”, “dựa dẫm” thì khả năng thắng thầu của các nhà thầu Việt Nam trong thị trường mua sắm công cũng sẽ bị thu hẹp, dẫn đến ảnh hưởng tới công ăn việc làm, thị phần của doanh nghiệp trong nước.

- Về cạnh tranh, thương mại hàng hoá

Tham gia TPP, nền kinh tế Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực nơng nghiệp. Tuy nhiên ở một số ngành nghề, sản phẩm hàng hóa chưa tốt. Ví dụ như, ngành chăn ni, các mặt hàng xuất khẩu nơng sản, khống sản chủ lực của Việt Nam (dưới dạng thô hoặc sơ chế, cho giá trị gia tăng thấp) do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất lao động thấp, áp dụng tiến bộ khoa học hạn chế, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nên có giá thành sản phẩm cao.

Do cơng nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển nên rất nhiều ngành sản xuất khác của Việt Nam cũng ở trong hồn cảnh tương tự khơng được hưởng ưu đãi thuế quan. Trong khi đó, phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tuy tăng trưởng nhanh, nhưng lại dễ bị tổn thương trước biến động từ bên ngoài, như giá cả thị trường thế giới, sự xuất hiện rào cản thương mại mới, hàng rào phi thuế quan của các nước nhập khẩu như dư lượng hố chất, bao bì, nhãn mác, ...

- Về hương mại hóa

Một số sản phẩm cơng nghiệp mà bạn hàng TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, ví dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ khơng lớn vì sản phẩm của ta hướng đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.

Các nước TPP có sản xuất, thuế nhập khẩu của ta đang được duy trì ở mức cao, nhưng việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây giảm thu thuế nhập khẩu là chính, khơng gây ra sức ép cạnh tranh, bao gồm: bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại (chủ yếu là đồ bếp), điều hịa khơng khí, đồ nội thất, xe mơ-tơ phân khối lớn, rượu, thuốc lá.

Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp – chăn nuôi, Việt Nam phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

- Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài

Các doanh nghiệp nước ngoài, với những thuận lợi về tài chính, trình độ quản trị, chuỗi phân phối toàn cầu sẽ nhanh hơn doanh nghiệp Việt Nam trong việc hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan. Bên cạnh đó, do tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam yếu, sự liên kết với nhau kém nên sức ép cạnh tranh trên thị trường nước ngoài cũng là thách thức lớn.

Việc phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ của các nước đối tác tại thị trường Việt Nam đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân

nhà”, điều này sẽ gây nên khơng ít áp lực cho hàng hóa Việt Nam trong việc cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác ngay tại thị trường nội địa. Do khả năng thích nghi của doanh nghiệp Việt Nam với kinh tế thị trường kém nên nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trong nước cũng vì thế gia tăng.

KẾT LUẬN

Việt Nam kí kết Hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra những cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao kim ngạch xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng đặt ra một loạt các thách thức mới cho Việt Nam. Vì vậy khi đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định TPP, rất nhiều nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất qua thực thi. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào việc Việt Nam sẽ tranh thủ khai thác các lợi thế trong TPP và ứng phó với các thách thức khó khăn như thế nào. Chỉ khi Việt Nam có được các giải pháp phù hợp thì lợi thế tiềm năng mới trở thành hiện thực và các khó khăn mới có thể giải quyết được.

Vì vậy, khi tham gia TPP, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ càng, qua đó có thể rà sốt các điều kiện để có thể xây dựng các bước đi, chiến lược để khai thác lợi thế, ứng phó với khó khăn, cũng như có điều kiện để tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất của doanh nghiệp. Ở khía cạnh vĩ mơ, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, các Bộ ngành liên quan cần nghiên cứu để đưa ra được các bộ tiêu chuẩn, các tiêu chí để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm được phép lưu thông tại Việt Nam và ngăn chặn các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Việt Nam, qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam vươn lên.

Cuối cùng, một biện pháp rất quan trọng chính là làm tốt cơng tác tuyên truyền để cộng động doanh nghiệp nắm bắt thật kỹ càng các nội dung của TPP, qua đó nhận biết được các cơ hội lợi thế cần khai thác triệt để cũng như các thách thức để có biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VIỆT NAM GIA NHẬP TPP (Trang 28 - 33)