Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một nộ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 (Trang 29 - 32)

2.2 .Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

2.2.2. Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào một nộ

nội dung trong kiến thực Địa Lí

Trong chương trình Địa Lí lớp 10 có nhiều nội dung Địa Lí liên quan đến

kiến thức môi trường. Điều đặc biệt, GV phải biết lựa chọn nội dung Địa Lí nào cần tích hợp kiến thức giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực HS vào cho phù hợp mới là quan trọng. Kiến thức môi trường ở đây thường là tác động của môi trường vào quá trình hình thành, phát triển của các quyển Địa Lí; sự phát triển và phân bố của các lồi động vật, thực vật….Với thực tiễn dạy học nhiều năm qua, tơi đã tích lũy một phần kiến thức giáo dục mơi trường vào trong kiến thực Địa Lí ở bài học, sau đây tôi xin giới thiệu nội dung giáo dục môi trường mà tôi đã thực hiện:

Bài 17. THỔ NHƯỠNG QUYỂN.

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG Mục II. Các nhân tố hình thành đất – nội dung 6. Con người

Kiến thức mơi trường được tích hợp: Con người có vai trị tích cực và tiêu cực trong q trình hình thành đất thơng qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cũng như hoạt động sống hàng ngày. Con người có khả năng tác động mạnh mẽ đến môi trường đất, làm cho đất tốt lên hoặc đất xấu đi.

Hoạt động: GV kích hoạt slide trình chiếu hình ảnh của con người tác động đến

mơi trường đất, rút ra kết luận.

Trong quá trình hình thành đất, con người có vai trị như thế nào?

- Tích cực: Thơng qua hoạt động sản xuất (canh tác hợp lý, bón phân hữu cơ, trồng rừng…) và đời sống (xử lý chất thải, nước thải trước khi đưa ra mơi trường đất) con người tăng độ phì nhiêu cho đất, làm đất ngày càng tốt hơn.

- Tiêu cực: Hoạt động khai thác tài nguyên quá mực đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến môi trường đất như: đốt nương làm rẩy làm đất bị xói mịn, rữa trơi; khai

Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10

thác khống sản làm mơi trường đất bị hoang mạc hóa… Hay thơng qua hoạt động xả thải các nhà máy, xí nghiệp làm mơi trường đất hũy hoại. Hiện nay ở các vùng nông thôn với sự ra đời các trang trại chăn nuôi, điều này đồng nghĩa với việc một lượng nước và chất thải chưa xử lý ra mơi trường trong đó có mơi trường đất.

Bài 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT

Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật - Nội dung 4. Sinh vật

Hoạt động: GV kích hoạt slide trình chiếu hình ảnh về nhân tố sinh vật tác động lẫn nhau.

Kiến thức mơi trường được tích hợp: Thức ăn là nhân tố quyết định với sự phát triển, phân bố của động vật. Con người trồng và bảo vệ các loại thực vật để làm nguồn thức ăn cho động vật ăn thực vật phát triển, đồng thời là nguồn thức ăn phong phú, đa dạng cho động vật ăn thịt. Thông qua yếu tố sinh vật, con người biết bảo vệ môi trường sống động, thực vật cũng đồng thời là bảo vệ mơi trường sống của chính mình.

- Nội dung 5. Con người

Kiến thức mơi trường được tích hợp: Con người có thể mở rộng hay thu hẹp sự phân bố của sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật ni.

Hoạt động: GV kích hoạt slide trình chiếu hình ảnh về con người có ảnh hưởng

tới nhân tố sinh vật và yêu cầu HS trả lời:

Con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố của sinh vật ?

- Tích cực: Con người có thể thuần dưỡng, lai tạo nhiều loại giống mới hoặc chuyển đổi môi trường sống của nhiều loại sinh vật khác nhau trên Trái Đất làm cho mơi trường sống thêm phong phú hơn.

Ví dụ 1: Cây Cà phê có mặt ở Việt Nam do các thầy tu mang từ khu vực Mỹ

Latinh về (năm 1857).

Ví dụ 2: Người Việt đưa nhiều giống lúa sang một số quốc gia ở Châu Phi hỗ trợ

người dân ở đây cách trồng và chăm sóc lúa.

Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10

Ví dụ: Trong vịng 300 năm trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên trên Trái Đất đã

giảm một cách nghiêm trọng từ 72 triệu Km2 xuống còn 41 triệu Km2

Bài 20. LỚP VỎ ĐỊA LÝ.

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ Mục II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý – nội dung 3. Ý nghĩa thực tiễn

Hoạt động: GV kích hoạt slide trình chiếu hình ảnh về tự nhiên.

Kiến thức về mơi trường cần được tích hợp: Mọi hoạt động của con người đều là tác động vào mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên. Những hoạt động kinh tế của con người như: chặt phá rừng, ngăn nước sông làm thủy điện, khai thác tài nguyên,... đã ảnh hưởng tới mơi trường tự nhiên, thậm chí dẫn tới hậu quả trái với ý muốn con người. Vì theo quy luật về tính thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và tồn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Ví dụ: Trung Quốc và một số nước ở thượng nguồn sông Mêkông ngăn dịng chảy sơng ngịi làm thủy điện. Hay gần đây là vụ vỡ đập đập thủy điện Xe-Pian Xe- Namnoy (CHDCND Lào) tối 23/7/2018 do mưa lũ kéo dài.

Đập thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân ở hạ nguồn Việt Nam.

Tích hợp giáo dục mơi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10

- Tích cực: Thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân khi các dự án phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện.

- Tiêu cực: Dòng sông Mêkông chảy qua 6 quốc gia, việc xây nhà máy thủy điện đã làm suy giảm hệ sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước khiến sông Mêkông đang chết dần. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới những nước trực tiếp can thiệp(Trung Quốc, Lào…) mà còn ảnh hưởng tới Việt Nam ở hạ lưu dịng sơng như hiện tượng xâm nhập mặn, khả năng bồi đắp phù sa…

*Tích hợp GDMT: Như vậy, vấn đề này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kỹ càng và tồn diện điều kiện Địa lí của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Tích hợp giáo dục môi trường theo hướng phát huy năng lực học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 10 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w