1.3.1 Đặc điểm của thị trường vận tải hàng không dân dụng
Mức độ và bản chất của sự cạnh tranh trong thị trường là khác nhau, chúng phụ thuộc các đặc điểm điển hình của từng thị trường. Do đó, để nghiên cứu và tìm ra giải pháp cạnh tranh của một hãng hàng không, cần phải xác định thị trường vận tải hàng khơng điển hình.
Có 4 loại thị trường vận tải hàng không tiêu biểu:
- Thị trường độc quyền: Là thị trường trong đó chỉ có một hãng vận chuyển hoạt động, hành khách không thể lựa chọn hang vận chuyển khác ngoài hãng vận chuyển đã được chỉ định.
- Thị trường cạnh tranh có độc quyền: Là thị trường vận tải hàng khơng trong đó có một số ít hãng hàng khơng hoạt động, hành khách có cơ hội lựa chọn hãng vận chuyển nhưng không nhiều và không phải lúc nào, nơi nào cũng được chọn lựa. Các hãng hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và mức độ cạnh tranh thấp.
- Thị trường cạnh tranh hạn chế: Một nhóm nhỏ các hãng vận chuyển cùng nhau hoạt động và kiểm soát trong một thị trường vận tải hàng khơng nào đó (thường là hoạt động theo các hiệp định song phương của hai Chính phủ về vận tải hàng không).
- Thị trường cạnh tranh thuần t: Là thị trường vận tải hàng khơng trong đó có nhiều hãng hàng khơng của nhiều quốc gia khác nhau có quyền tham gia vận
chuyển một cách tự do mà khơng hạn chế bởi những quy định của Chính phủ. Hành khách được quyền tự do lựa chọn hãng vận chuyển. Ở thị trường này, mức độ cạnh tranh là cao nhất.
Trong số các loại thị trường kể trên, thị trường cạnh tranh hạn chế là phổ biến nhất trong thị trường hàng khơng dân dụng thế giới hiện nay.
Ngồi ra, có thể căn cứ theo quốc tịch của hãng hàng không mà chia thành thị trường hàng không nội địa, thị trường hàng không quốc tế:
- Thị trường hàng không nội địa: phát triển nhằm đạt được các mục đích: sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; đáp ứng như cầu đi lại của thị trường trong nước; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của ngành; đáp ứng yêu cầu của hệ thống bưu chính; hỗ trợ phát triển quốc gia; khắc phục thiên tai.
- Thị trường vận tải hàng khơng quốc tế: được hình thành dựa trên các qui định song phương, đa phương hoặc trong cơ chế tự do hố bầu trời. Hiện nay trên thế giới có ba loại thị trường vận tải hàng không quốc tế gồm: qui định song phương, qui định đa phương và phi qui định.
1.3.2 Đặc điểm cạnh tranh của ngành vận tải hàng không dân dụng
1.3.2.1 Đặc điểm về cung
Cung trong thị trường đối với một loại hàng hoá được xác định là lượng
hàng hố mà người bán có khả năng sản xuất và bán với các mức giá khác nhau. Cung đối với một loại hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố:
- Giá cả của hàng hố đó trong thị trường. Cung sẽ tăng nếu giá tang và ngược lại, nếu các yếu tố và các điều kiện khác được xem là không đổi. Đây là quy luật cung trong thị trường.
- Giá của hàng hoá thay thế bổ sung: Khi giá của hàng hoá thay thế bổ sung tăng lên, cung của hàng hố có xu hướng giảm xuống và ngược lại.
- Công nghệ: Khả năng ứng dụng và tăng hay giảm các yếu tố sản xuất dẫn đến các thay đổi trong chi phí sản xuất và dẫn đến khả năng cung nhiều hay ít.
Cung trong vận tải hàng khơng được thể hiện bởi tính thường xun, số chỗ, tải trọng trong thị trường vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải cho hành khách và hàng hố. Cung của thị trường vận tải hàng khơng phụ thuộc vào các yếu tố:
- Giá của các sản phẩm thay thế (giá của các phương tiện vận tải khác như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ).
- Sự tiến bộ trong công nghệ của vận tải hàng khơng.
Ngồi ra, mạng đường bay nội địa là nhân tố chủ quan tác động đến số lượng và loại sản phẩm cung cấp trên thị trường. Mạng đường bay nước ta được xây dựng trên cơ sở 03 trung tâm trung chuyển hàng không là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ 03 trung tâm này thiết lập các đường bay tới các tỉnh, thành phố khác với thời gian nói chuyến hợp lý. Những đường bay này như những nan hoa, liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới giao thong hàng không thuận tiện, phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân.
1.3.2.2 Đặc điểm về cầu
Cầu đối với một loại hàng hố nào đó nói chung là một lượng hàng hoá mà
khách hàng mong muốn và sẵn sàng trả tiền.
Cầu đối với một loại hàng hoá thiết bị tác động bởi các yếu tố:
- Giá cả của hàng hoá trên thị trường: Giá càng cao thì càng ít khách hàng muốn mua và ngược lại, giá càng thấp thì lượng tiêu thụ càng cao (nếu các yếu tố khác không thay đổi).
- Thu nhập bình quân: đây là yếu tố chủ yếu tác động đến mức tiêu thụ trên thị trường. Khách hàng là người quyết định về khả năng tiêu thụ của mình mà khả năng đó lại hồn tồn phụ thuộc vào thu nhập của chính bản thân họ. Thu nhập càng cao thì nhu cầu tiêu thụ càng lớn.
- Thị trường: khi các điều kiện khác là như nhau, thị trường có càng nhiều khách hàng thì nhu cầu sẽ càng cao.
- Yếu tố chủ quan: mối quan tâm hoặc sở thích của khách hàng có vai trị quyết định trong việc lựa chọn mặt hàng này thay vì mặt hàng kia.
Tương tự các loại vận tải khác, nhu cầu vận tải bằng đường hàng không phụ thuộc rất nhiều vào giá cả vận tải. Khách hàng có thể chọn các phương tiện vận tải khác hoặc giảm cầu vận tải hàng không nếu giá quá cao. Đây là qui luật kinh tế cơ bản đối với mọi loại hàng hố.
Ngồi ra, cầu trong vận tải hàng không bị tác động bởi các yếu tố khác bao gồm các yếu tố kinh tế (thu nhập bình quân đầu người, chi phí đi lại), các yếu tố xã hội (văn hoá xã hội, giáo dục, dân số…), các sự kiện như mùa lễ hội, mùa du
lịch…Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến cầu trong thị trường vận tải hàng khơng với mức giá khác nhau.
1.3.3 Tính đặc thù trong cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành hàngkhông dân dụng không dân dụng
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vơ hình khơng mang tính chất vật thể rõ rang. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với những sản phẩm vật thể.
Một mặt hàng cụ thể kèm theo dịch vụ là mặt hàng cộng thêm một hay nhiều dịch vụ để tăng thêm khả năng thu hút khác hàng…Các dịch vụ này có thể do nhà sản xuất cung cấp hay thuê qua một trung gian chuyên kinh doanh dịch vụ đó. Một mặt hàng gồm một dịch vụ chính kèm theo những mặt hàng và dịch vụ bổ sung, như khách đi máy bay là mua một dịch vụ chuyên chở nhưng chuyến đi cịn bao hàm một số món hàng cụ thể như thức ăn, đồ uống, tờ báo hay một tạp chí hàng khơng… Cạnh tranh về các dịch vụ trong ngành vận tải hàng không bao gồm:
- Dịch vụ cung cấp thông tin: giá vé, lịch bay, hệ thống các khu vui chơi giải trí, khách sạn…;
- Dịch vụ đặt giữ chỗ, các đại lý phân phối vé;
- Dịch vụ đưa đón khách từ trạm trung chuyển ra sân bay và ngược lại; - Dịch vụ làm thủ tục cất cánh, hạ cánh;
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU