Năm ICOR chung của ICOR khu vực ICOR khu vực kinh
nền kinh tế kinh tế Nhà nước tế tư nhân Theo giá so sánh 1994 2005 4,84 6,81 5,14 2006 5,05 8,24 4,93 2007 5,50 8,15 4,01 2008 6,58 9,08 4,09 2009 8,03 12,37 5,71 2010 6,18 10,24 5,07 Theo giá so sánh 2010 2011 5,13 8,92 4,71 2012 6,71 7,60 6,29 2013 5,68 9,12 5,65 2014 5,61 9,80 5,02 2015 4,68 8,76 4,82 2016 5,15 9,27 5,12 2017 4,93 8,84 4,66
Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả [27].
Bảng trên cho thấy, dù có tính tốn theo giá so sánh năm 1994 cho giai đoạn 2005-2010 và theo giá so sánh năm 2010 cho giai đoạn 2011-2017 thì hệ số ICOR các khu vực kinh tế cho thấy ICOR khu vực kinh tế NN tăng mạnh qua các năm và cao gấp 1,5 đến 2 lần so với ICOR của khu vực tư nhân (bao gồm khu vực ngồi NN và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi). Trong khi đó, ICOR của khu vực tư nhân mặc dù vẫn ở mức cao từ 4-5 nhưng tương đối ổn định trong 10 năm qua và có xu hướng giảm nhẹ. Khi ở trình độ phát triển thấp tương đương với Việt Nam, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chỉ dao động trong khoảng 1-2 vào những năm 1950-1975. Thậm chí trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, ICOR ở các nước cũng thấp hơn con số 5 (Đài Loan là 2,7 trong giai đoạn 1981-1990, Hàn
Quốc khoảng 3,2 trong giai đoạn 1981-1990, Nhật khoảng 3,2 trong giai đoạn 1961- 1970, Trung Quốc chỉ là 4,1 trong giai đoạn 1991-2003) [27].
Một số ý kiến cho rằng ICOR của khu vực NN cao là vì phần lớn đầu tư NN tập trung vào lĩnh vực hạ tầng, ĐTPT vùng KT-XH khó khăn và đầu tư thực hiện các nhiệm vụ xã hội và do suất đầu tư công cho các dự án xây hạ tầng của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giao thông tăng rất nhanh và cao hơn nhiều nếu so sánh với các nước khác trên thế giới.
-Thất thoát, lãng phí vốn ĐTC: Theo số liệu tổng hợp thanh tra 12.990 dự án,
kiểm tra 194 dự án với tổng mức đầu tư 502.203 tỷ đồng tại 15 bộ, ngành và 63 địa phương năm 2014 cho thấy trong công tác đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN và vốn TPCP có nhiều thiếu sót vi phạm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu xác định nguồn vốn, phân bổ vốn đối với các cơng trình, dự án gây thất thốt, lãng phí vốn. Như việc thiếu sót ở khâu chuẩn bị đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh tăng giá trị của dự án so với quyết định phê duyệt ban đầu là 21.316 tỷ đồng, bổ sung giá trị các hạng mục thiếu trong thiết kế là 11.533 tỷ đồng, trượt giá tăng do thời gian thực hiện dự án thay đổi, kéo dài làm tăng giá trị vật liệu là 27.887 tỷ đồng. Ở Trung ương, có Bộ có tới 12 dự án chưa có trong quy hoạch, 09 dự án không nằm trong quy hoạch nhưng vẫn được phê duyệt, triển khai thi công với tổng mức đầu tư là 14.638 tỷ đồng, gây nợ đọng XDCB tổng số tiền là 673 tỷ đồng. Ở địa phương, qua công tác thanh tra phát hiện sai phạm 280 tỷ đồng tại 789 dự án do sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án; 248 tỷ đồng tại 272 dự án do sai phạm về lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tổng số tiền kiến nghị thu hồi về NSNN là 1.246 tỷ đồng. Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, trong năm 2014, cả nước có tới 2.869 dự án chậm tiến độ, chiếm 7,32% số dự án thực hiện trong kỳ với 3 nguyên nhân chính là: vướng giải phóng mặt bằng; vốn bố trí khơng kịp thời; năng lực yếu kém của chủ đầu tư và nhà thầu.
-Nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB): Trong thời gian qua, do phân cấp quá
rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả sử dụng vốn nợ cơng kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của NN và dẫn đến tình trạng nợ đọng XDCB phổ biến và chậm được khắc phục, tình trạng
phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối và thi cơng vượt vốn kế hoạch vẫn cịn khá phổ biến, nhất là ở địa phương. Việc xử lý nợ đọng XDCB chậm chuyển biến. Đến năm 2017, mặc dù khơng có số liệu thống kê cụ thể những vẫn còn nợ khoảng 40 ngàn tỷ đồng, trong đó nợ đọng XDCB vốn NSTW là 9.557,6 tỷ đồng.
3.2.3.5. Thực trạng kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn nợ cơng và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan
* Kiểm tra, thanh tra nợ công
Luật QLNC (2009) quy định, CP có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; báo cáo QH, Ủy ban thường vụ QH về sử dụng vốn vay, QLNC và việc thực hiện dự án, cơng trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển KT-XH quan trọng khác sử dụng vốn vay của CP. Thủ tướng CP có trách nhiệm chỉ đạo công tác, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về QLNC. BTC theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc sử dụng vốn vay của CP hoặc được CP bảo lãnh; vay và trả nợ của CQĐP; quản lý, thu hồi vốn cho vay lại theo các quy định về ủy quyền cho vay lại, thỏa thuận cho vay lại. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vốn vay, phát hành trái phiếu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo, cung cấp thông tin về nợ công. UBND tỉnh Kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn vay lại từ nguồn vốn vay của CP, nguồn vốn phát hành trái phiếu CQĐP và thu hồi vốn; báo cáo, cung cấp thông tin về nợ cơng. Ngồi ra, cơng tác, kiểm tra, thanh tra về QLNC
ở Việt Nam còn được quy định tại các Luật NSNN, Luật đầu tư công,… các Quyết định của QH, Nghị định, Thơng tư,….có liên quan đến lĩnh vực QLNC. Trong xu thế phân cấp mạnh mẽ như hiện nay trong QLNC ở Việt Nam như hiện nay, công tác, kiểm tra, thanh tra cần phải được đặc biệt chú trọng. Phân cấp mà khơng có sự, kiểm tra, thanh tra, giám sát thì sẽ xảy ra nhiều rủi ro khó lường, nhất là trong lĩnh vực QLNC-là lĩnh vực mà người đi vay, phân bổ, sử dụng vốn chỉ là người đại diện mà không phải là chủ sở hữu.
Việc kiểm tra, thanh tra trong QLNC trong thời gian qua đã có những thành cơng đáng kể. Cơng tác kiểm tra, thanh tra thực hiện qua các đợt kiểm tra, thanh tra đột xuất hoặc định kỳ hàng năm, qua đó đã phát hiện được nhiều sai phạm ở tất cả
các khâu của QLNC. Đặc biệt là ở khâu phân bổ, sử dụng vốn TPCP, vốn ODA và vốn CP bảo lãnh, từ đó đề xuất nhiều kiến nghị kịp thời xử lý và chấn chỉnh công tác QLNC ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: Các Bộ, địa phương chưa thường xuyên và sâu sát trong việc kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện, chất lượng, hiệu quả dự án sử dụng nợ công; Các cơ quan cho vay lại chưa thường xuyên báo cáo tình hình kiểm tra, thanh tra các dự án cho vay lại cho BTC, việc đôn đốc thu hồi nợ hoặc chưa chủ động xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra; BTC còn hạn chế về nguồn nhân lực nên việc kiểm tra, thanh tra chưa được thường xuyên, số lượng dự án được thanh tra, kiểm tra cịn ít, việc áp dụng các chế tài còn hạn chế do vướng mắc về cơ chế hoặc không đủ công cụ;… Trong bối cảnh HNQT, nợ cơng có xu hướng tăng nhanh, đồng thời việc vay nợ đã chuyển dần từ vay ODA chi phí thấp sang vay vốn kém ưu đãi và vay thương mại với chi phí thị trường sau khi Việt Nam tốt nghiệp IDA vào 7/2017. Địi hỏi cơng tác kiểm tra, thanh tra QLNC cần được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới.
* Kiểm tốn nợ cơng
Ở Việt Nam, KTNN hàng năm chưa thực hiện kiểm tốn nợ cơng một cách độc lập và chuyên biệt, nhưng đã có những định hướng nhất định về kiểm tốn nợ cơng. Các báo cáo của KTNN về nợ cơng đã và đang góp phần cung cấp những thông tin xác thực và quan trọng để cảnh báo tình hình quản lý nợ cơng, góp phần hỗ trợ các cơ quan QLNC có biện pháp quản lý tốt hơn. Tuy nhiên, tính hiệu quả và hiệu lực của cơng tác kiểm tốn đối với QLNC còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, đặc biệt là những thách thức đặt ra trong HNQT.
Cho đến nay, KTNN vẫn tiến hành kiểm toán QLNC ở mức thực hiện như một nội dung lồng ghép trong cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm. Từ thực tế trên, KTNN chưa thể đi sâu đánh giá tình hình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay, tiến độ trả nợ, cơ cấu, chi phí và việc hạch tốn các khoản nợ cơng nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong vay nợ; KTNN cũng chưa đưa ra được nhiều ý kiến tham mưu mang tính vĩ mơ để giúp các cơ quan của CP hồn thiện cơng tác QLNC. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan, như: nguồn nhân lực kiểm toán viên, cách thức tổ chức, phương pháp tiếp
cận, từ phía các cơ quan quản lý và Chính phủ,… trong đó có một ngun nhân quan trọng là KTNN chưa có một quy trình, hướng dẫn, thủ tục về kiểm tốn nợ cơng một cách đầy đủ, có hệ thống, chuẩn mực và theo thơng lệ quốc tế để làm công cụ cho việc kiểm tốn nợ cơng một cách hiệu quả, hiệu lực.
* Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về nợ công
Việt Nam đã quy định rõ các hành vi bị cấm trong QLNC như: huy động vốn không đúng thẩm quyền, mục đích; quyết định cho vay, cho vay lại, cấp bảo lãnh chính phủ khơng đúng thẩm quyền, mục đích, đối tượng; Sử dụng vốn vay trái phép, sai mục đích, lãng phí; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, chiếm dụng, gây thất thốt vốn vay; thơng đồng, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định; cản trở hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật về QLNC; không cung cấp hoặc cung cấp khơng đầy đủ, kịp thời, chính xác thơng tin về nợ công theo quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm pháp luật về QLNC thường được phát hiện qua công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức khi phát hiện ra dấu hiệu vi phạm. Trong thời gian qua, cùng với chiến dịch phịng chống tham ơ, tham nhũng của Đảng và NN, sự nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về QLNC, cũng như sự giám sát của QH, các tổ chức và nhân dân, số vụ việc vi phạm bị phát hiện đã tăng lên rõ rệt. Việc xử lý các vi phạm này cả về hành chính và hình sự, một số đã được cơng khai hóa. Nhờ đó, cơng tác QLNC đã có những chuyển biết tích cực như: thắt chặt vốn CP bảo lãnh, giảm tốc độ gia tăng nợ công, đốc thúc thu hồi nợ cho vay lại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nợ cơng,….
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ CƠNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
3.3.1. Những kết quả đạt được
3.3.1.1. Đánh giá định lượng
- Đánh giá tính bền vững của nợ cơng: theo các số liệu thống kê, nợ công Việt
Nam trong những năm gần đây luôn vượt ngưỡng 50% GDP. Cụ thể năm 2016, nợ công báo cáo trước QH chiếm 63,6% GDP. Sang năm 2017, tình hình kinh tế tăng trưởng tốt nên nợ cơng trên GDP giảm cịn 61,3%. Năm 2018, BTC dự kiến
nợ cơng sẽ ở mức 63,9% GDP. Đây là căn cứ để trong báo cáo Tham vấn thường niên năm 2017, IMF đã áp dụng khung Giám sát sâu trong việc đánh giá tính bền vững nợ cơng Việt Nam. Sau đây là một số kết quả chính trong bản Báo cáo này.
Về phạm vi, báo cáo IMF được thực hiện trên tổng nợ cơng bao gồm cả các khoản CP bảo lãnh có cam kết cơng khai và nợ nước ngoài. Cùng với nợ CQTW và CQĐP, phân tích cũng bao gồm cả các DNNN và các định chế tài chính trong đó giới hạn phạm vi ở các khoản nợ được NN bảo lãnh. Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn có nguy cơ phát sinh từ các can thiệp NN nhằm bình ổn thị trường tài chính chưa được tính đến trong các phân tích này.
Về các tham số đầu vào, phân tích của IMF căn cứ chủ yếu vào các kế hoạch và dự báo của CP đã được phê duyệt. Cụ thể : tăng trưởng kinh tế dự kiến ổn định ở mức 6,2%/năm trong trung hạn; thâm hụt ngân sách cơ bản hiện ở mức cao (3,6% GDP) song sẽ giảm dần trong trung hạn và đạt mức 2% GDP vào năm 2022. Lạm phát dự kiến duy trì ở mức xấp xỉ 4% và lãi suất thực cũng dao động trong khoảng 4,5% đến 5%. Căn cứ vào thực tế sai số dự báo đối với các chỉ tiêu trên trong giai đoạn 2007-2015 là ngẫu nhiên và khá nhỏ (khoảng -0,4%), các chuyên gia cho rằng kịch bản cơ sở nói trên là tương đối sát với thực tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức 3,6% hiện nay xuống còn dưới 3% GDP vào năm 2020 là tương đối tham vọng song vẫn có thể khả thi.
Theo kịch bản cơ sở, tỷ lệ nợ công trên GDP dự kiến sẽ tăng 0,8 điểm phần trăm vào năm 2017, trong đó đã tính đến các khoản thu từ việc tư nhân hóa một phần DNNN để bù cho thâm hụt ngân sách. Theo ước tính của IMF, tổng nợ cơng bao gồm cả nợ được CP bảo lãnh sẽ ổn định ở mức khoảng 65,4% GDP vào năm 2022 vi phạm mức trần CP của 65% GDP vào năm 2020. Về cấu trúc, hầu hết nợ của Việt Nam đều có thời hạn đáo hạn từ trung đến dài hạn và tỷ lệ nợ có nguồn gốc ngoại tệ dự kiến sẽ giảm từ 47 phần trăm của tổng số nợ trong năm 2015 đến 45,4 phần trăm vào năm 2022.
Cùng với kịch bản cơ sở, IMF cũng đánh giá tính bền vững nợ cơng Việt Nam trong một số kịch bản tùy chỉnh. Phân tích cho thấy nếu thâm hụt vẫn giữ ở mức hiện tại (3,6% GDP) thay vì giảm xuống dưới 3%, nợ công sẽ không ổn
định trong trung hạn và đạt khoảng 70,1% GDP vào năm 2022. Kịch bản lịch sử trong đó tăng trưởng GDP thực, thặng dư ngân sách và lãi suất thực được xác định ở mức trung bình lịch sử, sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ trên GDP tương tự như mức cơ bản, tức vượt qua trần 65% GDP vào năm 2020 và ổn định ở mức 65,4% GDP từ năm 2022.
Về tính nhạy cảm với các biến động KTVM, việc nghiên cứu sự biến động chỉ số nợ công trước những thay đổi trong tham số đầu vào cho thấy Việt Nam dễ bị tổn thương trước các cú sốc về lãi suất thực hay thâm hụt ngân sách, song các cú sốc này sẽ không đưa tỷ lệ nợ trên GDP vượt quá ngưỡng 70%. Chẳng hạn, một cú sốc trong đó lãi suất thực tăng 0,55% trong năm 2019 lên mức 1,85% vào năm 2022, sẽ làm tăng nợ công lên mức 68,1% GDP. Sử dụng mơ hình phân phối xác suất để đánh giá tác động một loạt các cú sốc KTVM lên nợ công cho thấy với xác suất 75%, nợ công