Chỉ tiêu Đơn 2010 2011 2012 2013 2014
vị
Lƣơng và các chi phí liên quan % 47,57 56,26 42,13 41,31 47,42 Chi phí cho hoạt động quản lý % 21,17 23,2 33,18 28,13 22,75 Chi thuê văn phòng và tài sản % 18,78 10,96 17,82 12,34 12,97 Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ % 4,54 3,4 3,73 3,25 2,33 phí
Chi nộp phí bảo hiểm tiền gửi % - 3,62 2,39 3,16 3,26
Chi phí trích lập dự phịng % - - - 0,24 0,81
Chi phí hoạt động khác % 7,94 2,52 0,73 11,56 10,43
Tổng chi phí hoạt động Tỷ 1.587 2.099 3.294 3.355 3.431 đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank [108]
Chi phí hoạt động của Techcombank ngày càng tăng với chi phí lƣơng và chi thuê văn phòng là chủ yếu (chi tiết taị mục 15-phụ lục 6).
Năm 2011, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 1.943 tỷ đồng so với 2010, tƣơng đƣơng 41%, đạt mức 6.662 tỷ đồng. Thành tích này là nhờ sự tăng trƣởng đồng đều của tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập lãi thuần tăng 66%, đạt 5.299 tỷ đồng trong năm 2011. Sự tăng trƣởng này là kết quả của chƣơng trình khuyến mại, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cƣờng hợp tác giữa các bộ phận hỗ trợ nhƣ Ngân hàng giao dịch và Khối bán hàng và kênh phân phối nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng. Thu nhập phí thuần (thu từ hoạt động dịch vụ) tăng
83
24% tƣơng đƣơng 221 tỷ đồng, trong đó, thu nhập thuần từ dịch vụ quản lý tiền mặt và bảo lãnh 854 tỷ đồng, tăng 21%, khẳng định vị trí của Techcombank trong phân khúc dịch vụ này. Năm 2011, ngân hàng tập trung một cách có chọn lọc vào các ngành và các cơng ty có nguồn lực tài chính mạnh mẽ và vào việc cải thiện các thủ tục ngân hàng hiện có để nâng cao thu nhập phí từ dịch vụ này trên tồn hệ thống. Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, vàng và chứng khoán lỗ 755 tỷ đồng (mục 7,8-
phụ luc 6) do các biến động khó lƣờng của thị trƣờng tiền tệ và vàng. Ngƣợc lại,
thu nhập từ kinh doanh đầu tƣ chứng khoán tăng lên đáng kể, tăng 183 tỷ đồng, đạt mức 416 tỷ đồng. Thu nhập khác đều cao hơn năm 2010 nhƣng không đáng kể với mức tăng trƣởng khoảng 3%, xấp xỉ 20 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng 512 tỷ tƣơng đƣơng 32%, chủ yếu là do chi phí nhân viên tăng 57% vào khoảng 426 tỷ. Sự thiếu hụt lực lƣợng lao động đủ tiêu chuẩn chuyên môn và kinh nghiệm trên thị trƣờng lao động dẫn đến sự gia tăng mức thu nhập để thu hút nhân tài đã giải thích một phần cho việc chi phí nhân viên tăng cao. Ngồi ra, các hoạt động mở rộng hệ thống, tăng cƣờng mạng lƣới phân phối, đầu tƣ vào các thiết bị mới và công nghệ cao cũng nhƣ các hoạt động tiếp thị quảng cáo cũng là một nguyên nhân làm chi phí của ngân hàng tăng cao, ƣớc tính khoảng 100 tỷ đồng.
Năm 2012, tổng thu nhập thuần hoạt động kinh doanh đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 13,5% so với năm ngoái. Mức giảm này cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Thu nhập lãi thuần năm 2012 giảm nhẹ 3,5% xuống cịn 5.116 tỷ đồng. Đồng thời thu nhập phí thuần cũng giảm 51%, tƣơng đƣơng 586 tỷ đồng. Ngoài ra, thị trƣờng vốn bị động trong năm 2012 cũng khiến các khoản phí bảo lãnh giảm 37 tỷ đồng. Do sự bất ổn của thị trƣờng, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, vàng và chứng khoán của ngân hàng lỗ 136 tỷ đồng. Tuy nhiên đây lại là mức cải thiện đáng kể 618 tỷ đồng so với khoản lỗ trong năm 2011.
Chi phí hoạt động 2012 tăng 1.195 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 57% so với năm trƣớc. Con số này chủ yếu xuất phát từ mức tăng 17% (207 tỷ đồng) chi phí nhân sự, 155% (357 tỷ đồng) chi phí th văn phịng và quản lý tài sản, và 50% (268 tỷ đồng)
chi phí khác. Chi phí hoạt động tăng cao thể hiện cam kết đầu tƣ của ngân hàng cho nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng thêm đội ngũ nhân sự chất lƣợng cao từ thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đặc biệt cho lĩnh vực quản lý rủi ro, thẩm định tín dụng, tuân thủ và phát triển kinh doanh tại thị trƣờng phía Nam. Ngồi ra, ngân hàng tiếp tục đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng cơng nghệ và các văn phịng chi nhánh. Cùng với việc gia tăng đầu tƣ có chọn lọc nhằm củng cố cơ sở nền tảng. Ngân hàng cũng đã triển khai một số sáng kiến nhằm tăng hiệu quả chi phí, một trong số đó là sáng kiến tối ƣu hóa mạng lƣới và nhân viên. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng 324% lên mức 1.450 tỷ đồng, do suy thoái kinh tế ban điều hành ngân hàng đã cẩn trọng trong việc thẩm định các khoản nợ xấu. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 1.018 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2011.
Biểu đồ 3.10: Lợi nhuận trƣớc thuế của Techcombank
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank [108] và tính tốn của tác giả
Năm 2013, tổng thu nhập thuần hoạt động của ngân hàng đạt 5.647 tỷ đồng, giảm 1,9% so với năm trƣớc. Mặc dù thu nhập lãi thuần giảm 16,9% xuống còn 4.335 tỷ đồng song thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại tăng 30,2%, tƣơng đƣơng 736 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ và kinh doanh (mục 7, 8, 9-phụ lục 7) đƣợc cải thiện đáng kể so với năm ngoái, đạt 145 tỷ đồng so với con số -311 tỷ đồng của năm 2012. Chi phí hoạt động tăng 61 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 1,87% so với năm trƣớc. Dự phòng rủi ro mất vốn đƣợc duy trì ở mức 1.414 tỷ đồng, giảm 36
85
tỷ so với năm 2012 do tác động của mơi trƣờng kinh tế khó khăn và cách tiếp cận thận trọng trong việc đánh giá nợ xấu. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 878 tỷ đồng, giảm 13,72% so với năm ngoái.
Năm 2014, tổng thu nhập thuần hoạt động của ngân hàng đạt 7.108 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2013. Thu nhập lãi thuần tăng 33% lên 5.773 tỷ đồng. Thu nhập phí thuần tăng trên 52,5%, đạt 1.123 tỷ đồng, phần lớn đóng góp từ mảng kinh doanh ngân hàng đầu tƣ mới đƣợc thành lập. Thu nhập phí từ các sản phẩm cốt lõi khác của ngân hàng tiếp tục tăng và thu nhập từ mảng kinh doanh và đầu tƣ vàng, ngoại hối, chứng khoán đạt 198 tỷ đồng so với 145 tỷ đồng năm 2013. Chi phí hoạt động tăng nhẹ 76 tỷ đồng lên 3.431 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 2% so với năm trƣớc. Năm 2014, ngân hàng tiếp tục tập trung vào quản lý chi phí thơng qua một số sáng kiến tiết kiệm cũng nhƣ kỷ luật chi tiêu trên toàn hệ thống. Mặc dù giữ tổng chi phí ở mức thấp, ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tƣ vào nguồn nhân lực, trong đó chi phí nhân sự tăng 17% lên 1.627 tỷ đồng. Với phƣơng thức tiếp cận thận trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và quản lý nợ xấu, tổng dự phịng rủi ro tín dụng của ngân hàng trong năm là 2.258 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trƣớc. Lợi nhuận trƣớc thuế tăng 61,4% lên mức 1.419 tỷ đồng. (Chi tiết tại phụ lục 6).
Biểu đồ 3.11: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM Việt Nam
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam [109 – 123]
Mặc dù số liệu cho thấy hiệu quả sinh lời của Techcombank cũng nhƣ các ngân hàng là nổi trội trong khu vực Đông Nam Á tuy nhiên, theo báo cáo giám sát
lĩnh vực tài chính của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia [79], kết quả kinh doanh của Techcombank và các ngân hàng không thật sự khả quan nhƣ số liệu báo cáo. Nguyên nhân chính là do việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng chƣa đúng và đầy đủ theo quy định (Theo VPBS.com.vn, Tỷ lệ trích lập dự phịng của Techcombank chỉ khoảng 50% - 60% giai đoạn trƣớc 2013 và khoảng 40% giai đoạn 2014) [82]. Nếu nợ xấu đƣợc điều chỉnh lại và nguồn dự phịng rủi ro tín dụng đủ để phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra thì chi phí trích lập dự phịng cịn phải tăng lên rất cao, lợi nhuận của Techcombank và các ngân hàng điều chỉnh giảm mạnh.
3.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh doanh
1) Tỷ suất sinh lời
Biểu đồ 3.12: Tỷ suất sinh lời của Techcombank
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank [108]
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của Techcombank có xu hƣớng giảm dần kể từ giai đoạn 2010. Năm 2011, ROE đạt mức đỉnh cao nhất trong giai đoạn, lên tới 28.87%, một mức tỷ suất khá tốt và là một trong những đơn vị dẫn đầu thị trƣờng. Tuy nhiên sang năm 2012 trở về đây, ROE chỉ còn dƣới 10%, thể hiện mức sinh lời của đồng vốn kém.
Trong khi ROE của các ngân hàng khác đều đạt đƣợc các năm 2012, 2013 trên 10% thì Techcombank chỉ đạt tƣơng ứng 5,58% và 4,77%. Việc giảm sút này của Techcombank do nhiều nguyên nhân nhƣ hiệu quả hoạt động yếu (dù chênh lệch giữa lãi suất đầu vào đầu ra có xu hƣớng giãn ra, có lợi cho các ngân hàng). Bên cạnh đó, ngân hàng đã mở rộng mạng lƣới với đội ngũ nhân viên với hy vọng tốc độ tăng tài sản sẽ nhanh nhƣ những năm trƣớc. Tuy nhiên, do hạn chế tăng trƣởng tín dụng và
87
cạnh tranh huy động vốn gay gắt đã khiến ngân hàng hoạt động chƣa hiệu quả.