Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đề tài:"Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh" potx (Trang 54 - 77)

Thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, NHNN thông qua các văn bản pháp quy và định hướng phát triển của MSB về CVTD; MSB Quảng Ninh cũng đã đạt được những thành công ban đầu và đang phấn đấu để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nữa.

Bảng 4: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Doanh số cho vay tiêu dùng 218,6 256,45 392

Dư nợ 50,9 51,7 53,4

Nợ quá hạn 1,53 1,25 0,965

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của MSB Quảng Ninh các năm 2004, 2005, 2006, 2007)

Biểu 4: Quy mô hoạt động CVTD

Mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng rủi ro. MSB Quảng Ninh xác định rõ điều đó, đặc biệt khi quyết định đặt CVTD là mối quan tâm trọng yếu trong hoạt động cho vay của mình. Cũng bởi lẽ lợi nhuận đem lại từ hoạt động CVTD

lớn nên nó cũng chứa đựng nguy cơ xảy ra rủi ro cao. So với hoạt động cho vay sản xuất – kinh doanh thì CVTD chứa đựng rủi ro cao hơn trên cả hai góc độ: rủi ro khách quan từ suy thoái mất mùa, thất nghiệp, bệnh tật...và rủi ro chủ quan như thu nhập, bản thân ý thức, tư cách đạo đức của khách hàng. Khi rủi ro phát sinh sẽ làm tăng chi phí và giảm thu nhập của ngân hàng.

Nắm bắt được hạn chế đó, MSB đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro từ hoạt động CVTD như theo dõi, dự đoán biến động về giá cả, những thay đổi trong chủ trương, đường lối của Nhà nước và có các biện pháp xử lý hiệu quả đối với những khoản nợ khó đòi nên hầu hết các khoản nợ quá hạn của ngân hàng được thu hồi trong năm 2006 và đến ngày 31/12/2007 thì nợ quá hạn của ngân hàng chỉ còn gần một tỷ đồng. Hiện nay chỉ còn một vài món nợ nhỏ bị chuyển sang nợ quá hạn do một số nguyên nhân khách quan tác động đến khách hàng, đang được cán bộ tín dụng theo dõi, đốc thúc thường xuyên kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ các đối tượng này để họ vượt qua khó khăn, tạo ra nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Tình hình thu nhập từ hoạt động CVTD của MSB Quảng Ninh trong thời gian vừa qua như sau:

Bảng 5: Doanh thu từ hoạt động CVTD của MSB Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Tổng doanh thu 76.230 87.512 102.300 Doanh thu cho vay tiêu dùng 10.519 15.402 19.488

Tỷ lệ (%) 13,8 17,6 19,05

Tuy doanh thu từ hoạt động CVTD chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng doanh thu của ngân hàng nhưng nó lại hứa hẹn một thị trường với đông đảo khách hàng và tạo ra nguồn thu quan trọng cho ngân hàng.

Bảng 6: Tỷ lệ CVTD trong hoạt động cho vay của MSB Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Doanh số cho vay Doanh số CVTD Tỷ lệ (%) 993.636 218.600 22 1.349.736 256.450 19 1.668.085 392.000 23,5 Doanh số thu nợ Thu nợ CVTD Tỷ lệ (%) 756.056 167.700 22,1 1.057.176 204.750 19,4 1.281.698 338.600 26,4 Dư nợ Dư nợ CVTD Tỷ lệ (%) 237.580 50.900 21,4 228.376 51.700 22,6 386.387 53.400 13,8

Bước sang năm 2007, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc MSB đã thông qua các quyết định về việc triển khai nhiều sản phẩm CVTD mới, với mức lãi suất hấp dẫn, kèm theo một số ưu đãi nhất định đối với những khách quen, có uy tín và vay với khối lượng lớn nên tiếp tục thu hút được nhiều khách hàng mới. Chính vì vậy, năm 2007 là năm đột phá về tỷ trọng cho vay lẫn thu nợ. Doanh số CVTD chiếm 23,5% tổng doanh số cho vay, tăng 1,5 lần so với năm 2006. Đây là thời kỳ MSB nở rộ các sản phẩm CVTD. Tiếp tục phát huy thế mạnh của các sản phẩm CVTD, MSB Quảng Ninh đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đạt được kết quả khá ấn tượng đối với các sản phẩm trên.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

xứng với khả năng mà chi nhánh có thể đạt được. Quy trình CVTD nằm trong quy chế cho vay chung của hệ thống MSB, chưa có một văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của chi nhánh và quy trình tín dụng còn rườm rà, thời gian thẩm định kéo dài khiến khách hàng mất cơ hội mua hàng tốt…

Ngoài ra còn có những hạn chế nhất định về đối tượng cho vay, thời hạn cho vay và dư nợ cho vay tối đa. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không ít đến quy mô cho vay của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về đối tượng cho vay: ngân hàng còn hạn chế đối tượng cho vay, chưa mở rộng nhiều lắm. Thường ngân hàng sẽ cho vay đối với những khách hàng có uy tín và là khách hàng thường xuyên của MSB, cán bộ công nhân viên Nhà nước vì họ là những người có thu nhập ổn định. Còn những khách hàng không thường xuyên giao dịch với ngân hàng thì đến vay phải có tài sản thế chấp.

Về thời hạn cho vay: ngân hàng cho vay đối với những khoản vay sinh hoạt thì tối đa là 36 tháng, vay về bất động sản thì tối đa là 15 năm. MSB chưa mạnh dạn cho vay với thời hạn dài hơn vì các khoản vay thường nhỏ bé, đơn lẻ nên khó có thể kiểm soát được hết.

Về dư nợ cho vay tối đa: Chính vì mỗi khoản vay nhỏ lẻ nên ngân hàng rất thận trọng khi cho vay, chi phí thẩm định lại khá tốn kém khiến cho mức dư nợ cho vay tối đa của ngân hàng đối với khách hàng là còn hạn chế.

2.3.2.2Nguyên nhân

Thứ nhất, trong tất cả các loại hình cho vay của ngân hàng thì CVTD có độ rủi ro cao nên mức lãi suất thường khá cao so với các loại hình cho vay khác. Khoảng cách giữa CVTD và cho vay ngắn, trung và dài hạn là từ 0,5 - 1%/tháng. Không chỉ có thế, CVTD thường là những khoản vay nhỏ lẻ song chi phí cho mỗi khoản vay lại không nhỏ. Ngoài chi phí lớn nhất là chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng và tiền vay của các tổ chức tín dụng khác tương ứng với phần đã sử

dụng để CVTD còn có chi phí thẩm định đánh giá khoản vay, chi phí đi lại, chi phí tiếp thị…nên không ít ngân hàng rất e ngại khi cho vay.

Thứ hai, môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định, nhiều diễn biến bất ngờ xảy ra, đặc biệt là sự tăng giá xăng dầu khiến nhiều sản phẩm cũng tăng giá. Từ đó mà nhu cầu của người dân cắt giảm đi một cách đáng kể, cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, thời gian gần đây sự biến động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản theo chiều hướng xấu và lạm phát cao đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của người dân. Họ e ngại khi tiêu dùng những khoản tiền mình chưa có ở hiện tại, ngại đi vay các ngân hàng vì sợ lãi suất tăng cao và rủi ro từ những biến động của nền kinh tế.

Thứ ba, mỗi khoản cho vay của ngân hàng thường không lớn vì ngân hàng đề phòng không thu được nợ do không thể nắm bắt được tất cả các thông tin của khách hàng. Do vậy nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng đi vay của các tổ chức tín dụng khác.

Thứ tư, việc xây dựng các chính sách như chính sách về giá cả chưa linh hoạt, mức lãi suất cho vay còn cao so với các ngân hàng khác và sản phẩm chưa có gì đổi mới đặc biệt, chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI QUẢNG NINH

3.1 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của MSB 3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của MSB

Tại phiên họp thường niên thứ 16 của Đại hội đồng cổ đông MSB đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ và ngân sách tài chính cho năm tài chính 2008, trong đó các chỉ tiêu cụ thể được thông qua như sau:

1. Tổng tài sản : 20.000 tỷ đồng

2. Vốn huy động tại thị trường 1 : 12.500 tỷ đồng

3. Dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư : 11.000 tỷ đồng

4. Nợ xấu (nợ nhóm 3-5) : 1,5%

5. Số điểm giao dịch mở mới : 45 điểm

6. Lợi nhuân trước thuế : 386 tỷ đồng (không tính khoản thu bất thường)

7. Tổng số lao động : 1.400 người

8. Quỹ lương CBNV : 96.162 tỷ đồng Trong đó:

+ Đơn giá tiền lương là 19,94% thu nhập chưa chi lương CBNV; + Tỷ lệ thưởng vượt mức kế hoạch kinh doanh cho CBNV với đơn

giá là 27% tính trên phần gia tăng;

+ Đối với các khoản thu hồi nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng rủi ro đơn giá là 15% giá trị thu được.

Đồng thời Đại hội đồng cổ đông cũng thông qua Phương án tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng theo lộ trình 2 giai đoạn như sau:

• Chào bán cho cổ đông hiện hữu 67,5 triệu cổ phần với giá bằng mệnh giá là 10.000 đồng/1 cổ phần. Mỗi cổ phần được mua thêm 45%.

• Chào bán cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm Soát, Cán bộ công nhân viên 6,5 triệu cổ phần với giá bằng mệnh giá là 10.000 đồng/1 cổ phần, trong đó 01 triệu cổ phần dành bán cho Công đoàn MSB (theo phương thức uỷ quyền công đoàn đứng tên) để làm nguồn thu hút lao động, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngân hàng.

• Chào bán cho đối tượng có công đóng góp cho sự phát triển của MSB (như Hàng hải, BCVT, Hàng không…) 01 triệu cổ phần

- Giai đoạn 2: tăng từ 2.250 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng: Đại hội đồng cổ đông uỷ quyền cho Hội đồng quản trị căn cứ tình hình thực tế có phương án cụ thể xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông bằng văn bản để thực hiện trong năm 2008.

* Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của MSB Quảng Ninh

Năm 2008, MSB Quảng Ninh đã đề ra định hướng phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng, phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế là 11.240 triệu đồng. Để đạt được mục tiêu này, với sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo đã đưa ra định hướng kinh doanh trong năm 2008 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định tăng trưởng dư nợ tín dụng lành mạnh và ổn định; mở rộng và phát triển các hình thức cho vay tại các trung tâm thương mại, cho vay tiêu dùng…; đầu tư cho các dự án sản xuất, chế biến hàng hải sản xuất khẩu và các mặt hàng thay thế xuất khẩu.

- Tiếp tục đổi mới, phát triển và không ngừng cập nhật công nghệ thông tin ngân hàng.

- Khai thách các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức tín dụng khác trong xã hội nhằm thu hút nguồn vốn có lãi suất thấp nhưng giàu về tiềm

- Đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

- Chú trọng loại hình dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và bảo lãnh. Ngân hàng sẽ giao nhiệm vụ cho trưởng các bộ phận phụ trách trực tiếp để quản lý và chấn chỉnh kịp thời, không để xảy ra sai sót trong các nghiệp vụ.

- Nâng cao công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, hàng năm cử cán bộ nhân viên tham gia chương trình đào tạo của MSB để bồi dưỡng các nghiệp vụ ngân hàng cho thông thạo về kỹ thuật nghiệp vụ cũng như sử dụng các thiết bị kỹ thuật một cách thành thạo. Bên cạnh đó, Chi nhánh phát động phong trào thi đua cải tiến quy trình làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của toàn nhân viên trong ngân hàng.

3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng của MSB Quảng Ninh

a. Nhận định của MSB về lĩnh vực CVTD trong thời gian tới

- Về lĩnh vực bất động sản: hiện nay nhu cầu về nhà ở của người dân là rất cao, đặc biệt là ở các khu vực kinh tế trọng điểm. Giá nhà đất hiện nay phản ánh không đúng giá trị do hiện tượng đầu cơ, gây nên những cơn sốt ảo về nhà đất, ảnh hưởng lớn đến khả năng mua của những người có nhu cầu nhà ở thực sự.

- Lĩnh vực ô tô: thời gian vừa qua thu nhập của dân cư đã tăng, nhu cầu mua xe sử dụng làm phương tiện đi lại là khá phổ biến. Theo một số thống kê, sản lượng xe ô tô tiêu thụ của các hãng liên doanh lắp ráp ô tô trong nước đều tăng mạnh. Có những thời điểm các đại lý không có xe để bán, người mua phải đặt tiền trước nhiều tháng mới có được xe. Thêm vào đó, Việt Nam gia nhập WTO thì thuế nhập khẩu ô tô cũng được giảm đáng kể, các loại xe ngày càng đa dạng, nhiều tiện ích nên càng thêm phần kích thích nhu cầu mua xe của người dân.

- Lĩnh vực du học: cùng với quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế, nhiều tổ chức giáo dục quốc tế đã mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam nhằm đưa học sinh, sinh viên có nhu cầu và khả năng sang đào tạo tại nước ngoài. Mặt khác, khi thu nhập tăng, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhiều gia đình có xu

hướng cho con theo học tại các trường danh tiếng trên thế giới với mong muốn con mình sẽ được tiếp cận với công nghệ hiện đại nhất, sẽ có tương lai tốt đẹp nhất. Do vậy, nhu cầu du học sẽ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là du học tự túc và bán tự túc.

- Lĩnh vực đồ dùng gia đình: hiện nay các nhu cầu về đồ dùng gia đình như máy giặt, máy hút bụi, điều hoà, tủ lạnh…là rất lớn và hàng hoá trên thị trường khá phong phú, đa dạng, được sản xuất từ nhiều nước trên thê giới. Những mặt hàng này chỉ được tiêu thụ trong những năm gần đây nên nhu cầu mua sắm chúng vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.

b. Mục tiêu phát triển tín dụng tiêu dùng

Sau khi đánh giá xu hướng tiêu dùng của người dân trong thời gian tới, MSB tập trung vào các sản phẩm như cho vay mua nhà khu trung cư, cho vay mua ô tô, cho vay mua sắm đồ dùng gia đình, đồng thời giảm bớt dư nợ tập trung vào lĩnh vực xe máy. MSB cũng biết rằng không chỉ MSB nhận định được những xu thế trên mà các NHTM khác hoàn toàn có thể làm và đi trước cho nên phân tích động thái của đối thủ cạnh tranh cũng luôn được MSB chú ý khi thực thi nghiệp vụ CVTD. Hiện nay đối thủ cạnh tranh của MSB được chia làm 3 nhóm chính:

- Nhóm 1: bao gồm các NHTM quôc doanh. Đây là các ngân hàng có ưu thế nổi trội về vốn, thị trường, bề dày hoạt động và mạng lưới đối tác. Các ngân hàng này có quy mô hợp lý, cơ cấu tối ưu, lãi suất huy động vốn thấp nên họ cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất song điểm yếu của họ là chất lượng và tinh thần phục vụ, tác phong làm việc còn mang nặng tính quan liêu. Tuy nhiên, gần đây họ đã bắt đầu đầu tư vào việc nâng cấp chất lượng dịch vụ và cạnh tranh ngày càng mạnh trong lĩnh vực CVTD, tạo sức ép ngày càng lớn lên các ngân hàng cổ phần như MSB.

ngoài tại Việt Nam do họ có ưu thế về chất lượng dịch vụ. Nổi bật trong số này là

Một phần của tài liệu Đề tài:"Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh" potx (Trang 54 - 77)