Chức năng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đề tài:"Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh" potx (Trang 39 - 77)

Mỗi phòng là một bộ phận của chi nhánh. Ngoài chức năng, nhiệm vụ quy định riêng, các phòng ban đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau trong các phạm vi sau: PGD Hồng Hải Phòng kế toán tài chính Phòng dịch vụ khách hàng Phòng tín dụng Phòng hành chính tổng hợp Tổ tin học Tổ kế toán

- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về những lĩnh vực được đảm nhiệm, có quyền tham gia, đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến phạm vi công tác.

- Bố trí sắp xếp lao động phù hợp với trình độ và yêu cầu công việc.

- Chỉ đạo và kiểm tra nhân viên thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm về những sai sót trong phạm vi công tác.

- Xây dựng các chương trình làm việc và đề ra biện pháp thực hiện các chương trình đó.

- Các phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả.

a. Phòng dịch vụ khách hàng

- Tổ chức triển khai thực hiện các công cụ huy động vốn

- Thực hiện công tác cân đối và điều hoà vốn

- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng

- Thực hiện kinh doanh ngoại hối, kinh doanh tiền tệ, quản lý kho quỹ

b. Phòng tín dụng

- Đầu mối tổng hợp kế hoạch kinh doanh hàng năm của chi nhánh theo hướng dẫn của MSB và chỉ đạo của giám đốc chi nhánh

- Nghiên cứu, thẩm định, trình phê duyệt và thực hiện các thủ tục cấp tín dụng cho vay, bảo lãnh, chiết khấu cho khách hàng theo quy định, quy trình và hướng dẫn của MSB

- Thực hiện các biện pháp quản lý các khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng

- Xây dựng, quản lý và thực hiện chế độ thông tin tín dụng tại chi nhánh

- Phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh trên địa bàn và thực hiện các biện pháp cạnh tranh của chi nhánh trong lĩnh vực cấp tín dụng

c. Phòng kế toán tài chính

- Quản lý tài sản cố định và công cụ lao động

- Tham gia quản lý kho tiền

d. Phòng hành chính tổng hợp

- Tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức

- Quản lý lao động, tiền lương

- Thực hiện công tác quản trị hành chính văn phòng tại chi nhánh

2.1.4 Tình hình hoạt động của MSB Quảng Ninh trong năm vừa qua

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn

MSB Quảng Ninh nhận tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác theo quy định của MSB. Đồng thời thực hiện huy động vốn theo các hình thức vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác…

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng vốn huy động 476.866 100 Huy động từ dân cư 201.714 42 Huy động từ các tổ chức kinh tế 152.597 32 Huy động từ các tổ chức tín dụng 122.555 26

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007)

Tổng nguồn vốn huy động tại MSB Quảng Ninh đến 31/12/2007 đạt 476.866 triệu đồng, tăng 125,6% so với năm 2006. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh. Tiền gửi không kỳ hạn đạt 70.111 triệu đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có bước tăng trưởng rất cao, đạt tới 340.358 triệu đồng, tăng 42,6% so với năm 2006. Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, lượng khách hàng đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 340.094 triệu đồng, chiếm 99% tổng tiền gửi tiết kiệm. Vốn huy động bằng ngoại tệ tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn huy động.

Những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn nói trên là nhờ vào chính sách lãi suất tương đối cạnh tranh so với thị trường, các sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, cuối năm 2007 MSB Quảng Ninh đã triển khai chương trình tặng quà khách hàng tiết kiệm với những phần quà giá trị dành cho khách hàng và nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng.

Khách hàng tiền gửi tại chi nhánh chủ yếu thuộc các doanh nghiệp ngành Than, Hàng hải, Bưu chính viễn thông. Trong năm 2007 thấy rõ tiềm năng của

các doanh nghiệp thuộc 3 ngành này có thể đem lại cho MSB Quảng Ninh là rất lớn. MSB Quảng Ninh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, thu hút hầu hết khách hàng ngành hàng hải về hoạt động chi nhánh.

Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ đạt 1.046 triệu đồng. Sở dĩ khoản thu này còn thấp và khiêm tốn so với các ngân hàng TMCP khác do sản phẩm dịch vụ của MSB nói chung còn chưa phong phú so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên khó thu hút được các khách hàng cá nhân đến giao dịch.

2.1.4.2 Hoạt động tín dụng

MSB Quảng Ninh thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh… theo quy định của MSB và của pháp luật.

Bảng 2: Hoạt động tín dụng tại MSB Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu đồng (1 USD tỷ giá quy đổi tại các thời điểm)

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So sánh (%) 1. Tổng dư nợ cho vay

Trong đó: - Cho vay bằng USD - Cho vay bằng VND

228.376 386.387 + 69,2 1.760 4.950 + 181,25 226.616 381.437 + 68,3 1.1 Dư nợ cho vay trung, dài hạn 136.545 206.074 + 50,9 1.2 Dư nợ ngắn hạn 86.041 164.635 + 91,3 1.3 Dư nợ quá hạn 6.448 3.082 - 52,2 2. Lãi chưa thu 1.334 105 - 92.1

Trong thời gian qua, MSB Quảng Ninh có nhiều cố gắng trong công tác phát triển khách hàng vay vốn, điều này được thể hiện ở số lượng khách hàng và dư nợ cho vay của chi nhánh tăng mạnh so với năm trước. Dư nợ cho vay của MSB

Quảng Ninh đến ngày 31/12/2007 là 386.378 triệu đồng, tăng 69,2% so với năm 2006, trong đó vay ngắn hạn là 164.635 triệu đồng.

Biểu 2: Dư nợ tín dụng của MSB Quảng Ninh

Năm 2007 cũng ghi nhận những nỗ lực đáng kể của MSB Quảng Ninh trong công tác cải tiến quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Các công tác phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà số dư nợ xấu có sự cắt giảm đáng kể (giảm hơn một nửa so với năm 2006).

Chất lượng tín dụng của MSB được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ tập trung vào một số ngành như đóng tàu, than, du lịch…Chi nhánh đã đưa ra rất nhiều chính sách khách hàng phù hợp và bước đầu thu hút được một số khách hàng Bưu điện về giao dịch tại chi nhánh.

Trong năm 2007, chi nhánh đã khai thác tối đa nguồn ngoại tệ hiện có để kinh doanh hiệu quả. Thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoạt hối đạt 86,7 triệu đồng. Kết quả này so với các NHTM khác có thể là một con số nhỏ, nhưng đối với MSB Quảng Ninh, đây là một kết quả không ngờ vì năm 2006, thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chỉ là gần 4 triệu đồng.

Hoạt động thanh toán quốc tế so với năm 2006 vẫn được duy trì và phát triển tốt, lượng L/C thanh toán qua MSB đã tăng lên một cách đáng kể, ngày càng nhiều khách hàng đến yêu cầu được mở L/C. Đến hết ngày 31/12/2007, lượng tiền gửi để mở L/C tại ngân hàng là 6.670 triệu đồng.

2.1.4.4 Công tác tiếp thị

Trong năm 2007, ngân hàng đã tổ chức thành công hội nghị khách hàng và thu được những kết quả khả quan, tạo bước tiền đề cho công tác tiếp thị năm 2008. Công tác quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng tiếp tục được chú trọng, những hoạt động tiếp xúc với phần lớn khách hàng ngành than, hàng hải đã đem lại kết quả tốt, góp phần vào sự tăng trưởng về dư nợ, tiền gửi và hoạt động thanh toán. Đặc biệt, chương trình tiết kiệm “Lộc xuân may mắn” và “Ngày hưởng lãi suất” đã huy động vượt 3.200 triệu đồng so với chỉ tiêu của MSB Việt Nam giao.

Ngân hàng có thực hiện việc phân phát tờ rơi tới các hộ dân tại thành phố Hạ Long, quảng cáo trên băng rôn, truyền hình của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, công tác quảng cáo, tiếp thị thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện tại còn nhiều khó khăn vì kinh phí tiếp thị quảng cáo còn nhiều hạn chế. Năm 2007, chi phí dành cho xuất bản tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại của ngân hàng là 899 triệu đồng.

2.1.4.5 Các hoạt động khác

Ngân hàng tiếp tục tham gia hệ thống thanh toán nội bộ và hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước, tham gia hệ thống thanh toán quốc tế theo quy định của MSB.

Bộ phận kế toán thực hiện chế độ hạch toán kế toán và quản lý tài chính, thực hiện cơ chế cân đối và điều hoà vốn của MSB tại chi nhánh.

Bộ phận ngân quỹ thực hiện nghiệp vụ quản lý kho quỹ và tiền mặt theo quy định hiện hành của MSB và pháp luật. Đồng thời thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc, duy trì khả năng thanh toán của chi nhánh tại mọi thời điểm.

b. Hoạt động kiểm soát nội bộ

Hiện nay, hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng do 2 cán bộ đảm nhiệm. Các công tác kiểm soát, giám sát tại chỗ hoạt động kinh doanh được duy trì thường xuyên, có được kết quả tốt, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

c. Công tác quản trị điều hành

Ban giám đốc MSB Quảng Ninh luôn bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Hội đồng quản trị và ban điều hành MSB để tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời. Thêm vào đó là những thuận lợi khi triển khai kế hoạch, chủ trương tại chi nhánh giúp công tác quản trị điều hành đạt kết quả cao.

Công tác quản trị điều hành được thông suốt từ trên xuống dưới. Ban giám đốc luôn nắm bắt được tâm tư nguyện vọng cũng như khả năng của nhân viên, sắp xếp đúng người đúng việc, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng để xây dựng và phát triển ngân hàng. Năm 2007, chi nhánh đã chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ là 54,4 triệu đồng. Với việc hàng năm tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khoá đào tạo của Trung tâm điều hành, MSB Quảng Ninh đã có đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, có năng lực, trình độ và có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc cũng như trong các hoạt động đoàn

thể. Có thể thấy, đây chính là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua.

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh

2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Trên thực tế, hoạt động CVTD của các NHTM đã phát triển vào những năm 1993 – 1994 và tập trung vào cho vay trả góp. Cơ sở pháp lý cho vay thực hiện theo quyết định số 18/QĐ-NH ngày 16/02/1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành “Thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và CVTD”.

Đến năm 1999 và nhất là khi có Nghị định 165/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm hoàn toàn không quy định cụ thể trường hợp nào, các NHTM được phép cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì CVTD lại rộ hẳn từ đây. Tại Việt Nam có rất nhiều tổ chức thực hiện CVTD như: công ty bảo hiểm, công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính, NHTM…nhưng các NHTM vẫn chiếm lĩnh vị trí số một trong lĩnh vực CVTD. Trong những năm gần đây, các NHTM đã nhận thức được lượng khách hàng tiềm năng, có nhu cầu tiêu dùng rất lớn nên đã có rất nhiều sự cố gắng trong việc thu hút khách hàng càng nhiều càng tốt. Các NHTM thường tập trung vào mảng cho vay mua ô tô, mua nhà, cho vay du học và cho vay mua sắm khác.

2.2.2Các hình thức cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh

Bảng 3: Dư nợ CVTD theo sản phẩm

Đơn vị: Tỷ đồng Hình thức cho vay 2005 2006 2007

Mua ô tô 20,9 21,4 22,1

Mua nhà 11,5 15,2 18,6

Cho vay cán bộ công nhân viên 15,4 12,6 10,8

Cho vay du học 3,1 2,5 1,9

20.9 11.5 15.4 3.1 21.4 15.2 12.6 2.5 22.1 18.6 10.8 1.9 0 5 10 15 20 25

Mua ô tô Mua nhà Cho vay

CBCNV Cho vay du học

2005 2006 2007

Biểu 3: Cơ cấu CVTD theo sản phẩm

Trong tất cả các hình thức CVTD của MSB thì loại hình cho vay mua nhà và mua ô tô có xu hướng cao nhất, nhu cầu qua các năm cũng tăng dần. Dư nợ của cả hai loại hình này trên tổng dư nợ CVTD luôn chiếm một tỷ trọng khá cao so với các loại hình cho vay khác. Hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô của người dân là rất nhiều, nhất là khi Chính phủ có quyết định cho nhập xe cũ vào Việt Nam nên doanh số cho vay mua ô tô của MSB Quảng Ninh tăng dần là điều không ngạc nhiên lắm. Dư nợ mua nhà hoặc khu chung cư cũng tăng nhưng không tăng mạnh như cho vay mua ô tô. Hiện nay nhu cầu về nhà ở cũng tăng nhanh do xu hướng tách ra ở riêng khi lập gia đình của giới trẻ và xu thế chuyển từ nông thôn ra thành thị của người dân.

Cho vay cán bộ công nhân viên lại giảm đi qua các năm vì các khoản vay này đem lại thu nhập cho ngân hàng không đáng kể, đồng thời theo quy định của MSB thì cán bộ công nhân viên của mỗi đơn vị phải tập trung được tối thiểu là 10 người thì mới có thể xin vay được. Thêm vào đó, mỗi người chỉ được vay ở mức

tối đa là 15 triệu đồng. Do đó, đây cũng là điều vướng mắc và gây không ít khó khăn cho loại hình cho vay này.

Ngoài ra, MSB còn có loại hình cho vay có thể nói là nhỏ bé và không đáng kể đối với ngân hàng như cho vay du học vì thường thì các gia đình có kinh tế khá giả mới có ý định cho con đi du học nên họ có đủ điều kiện về kinh tế để lo cho con mà không cần đến sự trợ giúp của ngân hàng. Những gia đình không đủ tiềm lực kinh tế thì lại thường chọn hướng đầu tư cho con cái học đại học ở trong nước. Chính vì thế mà loại hình cho vay du học chưa thực sự phát triển.

a. Cho vay mua ô tô: Theo quy định số 411/QĐ-TGĐ6-11/12/2006 về sản phẩm cho vay mua ô tô thì:

- Mức cho vay: ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ và giá trị đảm bảo tiền vay của khách hàng để quyết định mức cho vay nhưng mức cho vay không được vượt quá 60% giá trị tài sản đảm bảo tiền vay. Nếu như tài sản đảm

Một phần của tài liệu Đề tài:"Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh" potx (Trang 39 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w