B Miền Trun g Tây Nguyên
4.1.1. Sự thiếu tƣơng đồng giữa lý luận nền tảng của Đảng, Nhà nƣớc với giáo lý, giới luật Phật giáo về bảo vệ môi trƣờng
nƣớc với giáo lý, giới luật Phật giáo về bảo vệ môi trƣờng
Sự bùng nổ của các ngành cơng nghiệp, sức ép về dân số, q trình đơ thị hóa nhanh chóng, vấn đề biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên tự nhiên… đã làm thay đổi cuộc sống của chính con người. Do đó, việc giải quyết vấn đề mơi trường cần phải bắt đầu từ chính con người. Vấn đề này được đề cập và khuyến khích tín đồ thực hành từ khi Đức Phật cịn tại thế. Đối với tín đồ Phật giáo, con đường giác ngộ phải trải qua nhiều thử thách và một trong những điều kiện tiên quyết là tâm từ bi đối với chúng sinh.
Tất cả mọi lồi đều mang trong mình sự sống và vì vậy, đều cần được tơn trọng và bảo vệ. Đức Phật giáo hóa cho hàng đệ tử về ngũ giới, mà một trong số đó là cấm sát sinh. Ngồi giáo dục tư tưởng nhân đạo, tơn trọng sự sống mn lồi, thì giới cấm sát sinh cũng giúp việc giải quyết vấn đề mơi trường, bởi vì việc sát sinh nhằm phục vụ các nhu cầu của con người sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, tác động trực tiếp đến sự sống của con người. Những người sống bằng việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên biển, trồng trọt và sản xuất nông nghiệp nếu chỉ khai thác tự nhiên bằng cách tận thu và tận diệt mà khơng để những tài ngun đó có thời gian tái tạo sẽ làm kiệt quệ tài ngun, khống sản. Đó là chưa kể việc khai thác những tài nguyên khó tái tạo như than đá, dầu mỏ… sẽ làm cho môi trường thêm nghiêm trọng. Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi lồi đều quan hệ hữu cơ, gắn bó
khăng khít với nhau, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Chân lý đó của Đức Phật phù hợp với quy luật sinh tồn tự nhiên. Trong chuỗi tự nhiên đó, lồi này là nguồn sống của lồi kia và vì vậy, nếu một mắt xích trong chuỗi đó bị cắt đứt sẽ làm đảo lộn, thay đổi và dẫn đến tiêu vong. Đề ra giới cấm sát sinh, Đức Phật giáo hóa để hàng đệ tử thực thi giáo lý từ bi nhưng cũng trở về với quy luật tự nhiên, hạn chế can thiệp vào tự nhiên để thỏa mãn mục đích của mình, đó là cách hữu hiệu để BVMT, bảo vệ cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, đời sống của nhân loại hàm chứa nhiều mặt hoạt động như kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học,… Xã hội càng phát triển, các hoạt động nói trên càng phong phú và phát triển ở trình độ cao hơn. Khơng thể có các hoạt động này nếu con người không tồn tại. Để tồn tại, con người phải ăn, mặc, ở và các thứ cần thiết khác. Do đó, con người phải tạo ra chúng, nghĩa là phải sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Xã hội sẽ không thể tồn tại nếu ngừng sản xuất. Bởi vậy, sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong số các hoạt động của con người. Sản xuất vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại, phát triển con người và xã hội loài người. Đây là một nguyên lý rất quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguyên lý này giải thích nguyên nhân cơ bản của sự phát triển của xã hội lồi người, đó là sự thay đổi của các phương thức sản xuất vật chất.
Trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội, bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào đối tượng lao động làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người. Đối tượng lao động là yếu tố vật chất cấu thành sản phẩm và tồn tại dưới hai dạng: thứ nhất là dạng có sẵn trong tự nhiên, con người tách nó ra khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên và biến thành sản phẩm như gỗ trong rừng nguyên thủy; thứ hai là dạng
đã trải qua lao động chế biến như than trong nhà máy nhiệt điện… Trong đó, đối tượng lao động thuộc dạng thứ nhất sẽ bị cạn kiệt trong tương lai, trong khi nhu cầu về nguyên liệu, vật liệu, năng lượng không giảm đi. Mâu thuẫn này được con người giải quyết thông qua cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Nhiều nguyên vật liệu mới được thay thế nhờ con người đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, đồng thời cho phép con người lý giải nhiều hiện tượng tự nhiên mà trước đây chưa thể giải thích được. Điều đó khiến cho con người nghĩ rằng đã chế ngự được tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục tùng và vì thế, con người làm nhiều việc trái với tự nhiên, khai thác, bóc lột tự nhiên một cách thái quá gây ảnh hưởng khơng tốt đến cuộc sống của chính mình. Đức Phật đã chỉ ra rằng, tất cả những việc làm này đều bắt nguồn từ Tam độc tham, sân, si trong mỗi con người. Thực tế cho thấy, nhiều cá nhân, tổ chức vì lịng tham vơ bờ đã khiến họ hành động mù quáng và tàn ác. Họ sẵn sàng gây chiến tranh, làm cho nghèo đói, bệnh tật lan tràn, tiêu diệt mạng sống của con người, của các lồi và mơi sinh cũng từ đó ngày càng hư hoại thêm. Hoặc để thu được những nguồn lợi trước mắt, cùng với việc khai thác tài nguyên bừa bãi, họ cịn xả chất độc hại vào lịng đất, vào sơng ngịi, vào khơng khí, làm ơ nhiễm mơi sinh, gây hại đến sức khỏe và bệnh tật cho nhiều người và nhiều loài.
Để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hiện tại, Đức Phật căn dặn đệ tử không tham lam, không tàn ác, không mù quáng qua cách sống thiểu dục, tránh ham muốn thái quá ảnh hưởng xấu đến mn lồi. Đó là cách sống hiểu biết và cao thượng, hạn chế tâm vị kỷ, khơng vì làm lợi cho mình mà gây tổn hại cho người, sống hài hịa với thiên nhiên, khai thác tự nhiên có kế hoạch để tự nhiên có thời gian tái tạo, để những thế hệ kế tiếp có thể tiếp tục khai thác và hưởng lợi từ tự nhiên. Hiểu như thế nghĩa là một số điểm thiếu tương đồng giữa lý luận nền tảng của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay với giáo lý, giới luật Phật giáo trên lĩnh vực BVMT được tháo gỡ.