B Miền Trun g Tây Nguyên
4.1.3. Sự thiếu đồng bộ về nhận thức trong chức sắc, tín đồ Phật giáo về vai trò, trách nhiệm của Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng
giáo về vai trò, trách nhiệm của Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng
Trải bao thăng trầm, với những yếu tố đặc trưng về lịch sử hình thành, phát triển, Phật giáo luôn đồng hành, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, phần lớn chức sắc, tín đồ Phật giáo đã tích cực tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong cơng cuộc Đổi mới, giới Phật giáo có những cơ hội tốt hơn tham gia tích cực, chủ động vào đời sống kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước, trong đó khơng thể khơng nhắc đến hoạt đông BVMT, phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần nhập thế, truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam. Những kết quả tích cực của Phật giáo được ghi nhận nhưng có lẽ chưa ngang tầm khả năng của tơn giáo này.
Nếu những hoạt động góp phần BVMT chỉ dừng lại ở tầm mức nhỏ lẻ như dọn rác bờ biển, gom rác xóm làng, vệ sinh đường phố, không vứt rác bừa bãi..., chưa thực sự xứng tầm với nội lực của Phật giáo. Điều này có phần
nguyên nhân từ sự thiếu đồng bộ trong nhận thức và hành động của Tăng ni, Phật tử về vai trò, trách nhiệm của Phật giáo đối với hoạt động BVMT. Những hoạt động này chưa thể hiện rõ sự dấn thân, chưa nỗ lực tìm kiếm cơ sở chung từ những khác biệt trong lý thuyết Phật giáo với chính trị và kinh tế để cùng nhau giải quyết bài tốn mơi trường. Phật giáo Việt Nam có thể chưa thể hiện quyết tâm biến một hoạt động trở thành một phong trào thực sự cho một vấn đề mà khi Đức Phật cịn tại thế đã ln căn dặn đệ tử. Nguyên nhân có thể lý giải, về trình độ nhận thức của chức sắc, tín đồ Phật giáo nhân thức chưa đồng đều về vấn đề môi trường tất yếu dẫn đến chưa thống nhất về hành động. Do đó, Phật giáo cần nâng cao chất lượng các hoạt động BVMT đúng với tư cách hoạt động Phật sự. Cần chủ động đề xuất quy mô các hoạt động khẳng định vị trí hạt nhân trong phong trào BVMT. Cần xem BVMT là một trong những nhiệm vụ cấp thiết như nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước đây mà Phật giáo là một trong những nguồn lực quan trọng của dân tộc Việt Nam, từ đó xác định trách nhiệm của mỗi chức sắc, tín đồ, tổ chức giáo hội. Bằng những cách thức và phương pháp của mình, Phật giáo Việt Nam cần tăng cường tuyên truyền trong Tăng ni, Phật tử những vấn đề về môi trường đặt ra đối với cuộc sống hiện đại mà con người đang gặp phải thông qua việc xây dựng lối sống giản dị, tiết kiệm, cân bằng, “thiểu dục tri túc” của Phật tử góp phần làm giảm sức ép môi trường và hệ sinh thái tự nhiên; chú trọng giáo dục Phật tử nhận thức mối liên hệ mật thiết giữa con người với thế giới tự nhiên qua các thuyết Dun khởi và Vơ ngã. Từ đó gây dựng niềm tin về một đạo đức ứng xử “thiện” với môi trường tự nhiên, tiến tới một thế giới tốt đẹp; kiến tạo không gian xanh, thanh tịnh ở nơi thờ tự góp phần gắn kết con người với thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. Có như vậy, truyền thống "hộ quốc an dân", "đồng hành cùng dân tộc" của Phật giáo Việt Nam trên lĩnh vực BVMT mới được thống nhất về nhận thức và hành động.