2.2.1.4 .Tại làng gốm Phước Tích
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác làng nghề truyền thống
3.2.2.1. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động tại làng nghề
3.2.2.1. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động tại làng nghềtruyền thống truyền thống
Đầu tư phát triển kỹ năng nghề, tăng cường kiến thức và đào tạo nghề là vấn đề quan trọng với sự tồn vong và thương hiệu của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đồng thời, chất lượng nguồn lao động của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội, là động cơ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, góp phần tạo ra cơ hội bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận việc làm bền vững và có năng suất ở khu vực nơng thơn. Vì vậy, cần có một số giải pháp trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động cho các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, cụ thể:
Việc cần làm hiện nay là gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp, bởi sự gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm, thị trường lao động vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập và cần tiếp tục được đẩy mạnh với những giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn, đảm bảo "đầu ra" của đối tượng được đào tạo nghề tại các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
Tỉnh hoặc địa phương có thể đứng ra tổ chức các hội thảo liên quan đến nhiều vấn đề của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch cho các nghệ nhân, thợ giỏi như tính thẩm mỹ, thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới,… để hình thành đội ngũ giảng viên đào tạo, truyền nghề và
phát triển nghề. Có thể phối hợp với các trường đại học, cao đẳng đào tạo nghề
chuyên ngành trên địa bàn theo định kỳ, để mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh, thiết kế sản phẩm mới,… cho các
chủ cơ sở, các nghệ nhân, thợ giỏi tại các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch; đồng thời, khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân với các trường dạy nghề, công ty hợp tác để dạy nghề cho lớp trẻ, khôi phục kỹ thuật sản xuất truyền thống, giữ gìn bản sắc của làng nghề. Hiện nay, dịng tranh dân gian làng Sình chỉ có nghệ nhân Kỳ Hữu Phước là người nắm rõ nhất, vì vậy có thể mời
nghệ nhân về giảng dạy tại các khoa Mỹ thuật của trường đại học, trường cao đẳng nghề để đưa nghề làm tranh đến gần hơn với thế hệ trẻ và hun đúc niềm
đam mê của người trẻ với dòng tranh dân gian truyền thống của làng nghề.
Huy động kinh phí hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng mơ hình dạy nghề theo lối truyền nghề, đây là một trong những phương pháp đào tạo tại chỗ bằng cách tự tổ chức lớp và mời các nghệ nhân hoặc thợ giỏi đến dạy nghề. Hình thức truyền nghề truyền thống này vẫn mang lại những hiệu quả cao và hàm chứa yếu tố văn hóa của làng nghề, trong đó các nghệ nhân truyền nghề cho các học viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và vốn sống nghề của mình. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội tham gia học nghề và có cơ hội được học nghề để nâng cao trình độ tay nghề, từ đó họ mới có thể sống được dựa vào thu nhập từ làng nghề và công việc của họ, việc này cũng góp phần giảm đáng kể chi phí đào tạo của cả cá nhân và xã hội. Với hình thức dạy nghề này, các nghệ nhân khơng chỉ truyền đạt lại kinh nghiệm, cách thức sản xuất ra các sản phẩm mà còn phải truyền lại ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết với nghề truyền thống của quê hương. Để người học thấy được giá trị của nghề truyền thống mà ông cha đã truyền lại, từ đó thúc đẩy họ giữ gìn và phát huy nghề truyền thống ấy đến cả thế hệ mai sau.
Song song với việc tổ chức các khóa đào tạo dài hạn (1 - 3 năm), chính quyền địa phương nơi có làng nghề nên tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn
hạn tại chỗ nhằm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng sản xuất và thái
độ nghề nghiệp đủ để thực hiện một số nhiệm vụ hay sản xuất được các mẫu sản phẩm nhất định theo thời hạn và theo nhu cầu của thị trường. Giải pháp này có thể áp dụng ngay với làng gốm Phước Tích, bởi với tình hình hiện nay tại làng gốm thì việc đào tạo nhân lực ngắn hạn là rất cần thiết cho quá trình gia tăng năng suất lao động, đáp ứng nguồn cung cho thị trường hiện nay. Ngoài ra, cần phát triển mơ hình dạy nghề, nâng cao tay nghề tại chỗ này, góp phần giảm đáng kể chi phí đào tạo của cả cá nhân và xã hội đồng thời người học biết được nhu cầu việc làm ở địa phương; biết được chính sách và nhiệm vụ của người đi học;
biết được khi học xong thì cơ hội việc làm ở địa phương mình như thế nào đồng thời với các lớp học này sẽ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tiếp cận các kỹ thuật mới, công nghệ mới.
Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng hiện đại, hợp lý cũng là một giải pháp quan trọng. Vì hiện nay, cơ cấu trình độ, cơ cấu
nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa phù hợp, chưa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của thị trường lao động, thậm chí có chương trình, giáo trình dạy nghề đã lạc hậu, trong khi đó, mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đã phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở đô thị. Khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mơ dạy nghề nhỏ, hoặc có thì diện tích ít, thiếu xưởng thực tập thực hành...
Do đó, song song với việc mở các cơ sở dạy nghề gắn với địa phương nơi có làng nghề truyền thống, cũng cần hồn thiện hệ thống dạy nghề theo hướng thực hành và tăng cường phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thơng vào học nghề, đa dạng hóa hình thức đào tạo và thực hiện xã hội hóa dạy nghề; xây dựng hệ thống dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp, linh hoạt, có đột phá về cơ cấu và chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ văn hóa giáo dục cho lao động tại các làng nghề truyền thống bởi đa số lao động ở đây được truyền nghề từ nhỏ nên bỏ học rất sớm, dẫn đến hạn chế việc tiếp thu những kiến thức mới. Đây là một trong những yếu tố cơ bản có tính chất quyết định đến chất lượng lao động tại các làng nghề truyền thống này. Ví dụ, có thể
đưa các hoạt động làm gốm, làm tranh vào các tiết học ngoại khóa cho các em học sinh. Điều này khơng chỉ tạo ra sự mới mẻ, lý thú cho buổi học mà còn
khơi dậy sức sáng tạo của học sinh; giúp các em có cơ hội bộc lộ năng khiếu; góp phần định hướng nghề nghiệp từ sớm với những em thật sự có tài năng và đam mê với nghề.
Để khuyến khích sức sống của làng nghề cũng như kịp thời ghi nhận lại những đóng góp, cần tiêu chuẩn hóa và định kỳ xét tổ chức công nhận và trao tặng các danh hiệu cao quý như nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân,...; cũng như có khen thưởng thích đáng cho những người thợ giỏi và phong tặng thợ bàn tay vàng, thợ cả và một số danh hiệu khác; đặc biệt là cần tổ chức tuyên dương định kỳ cho những doanh nhân, chủ cơ sở trong làng nghề có
tài làm ra những sản phẩm chất lượng cao, những người có phát minh sáng chế, cải tiến máy móc thiết bị sản xuất phục vụ cho sự phát triển của làng nghề.
Để nghề truyền thống của địa phương không bị mai một, cũng như kịp thời học hỏi, thì trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay chính quyền địa phương các làng nghề cần tăng cường khả năng hợp tác dạy nghề trong nước và trong khu vực các nước ASEAN, đặc biệt chú trọng hợp tác với những địa phương có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề cho các làng nghề nói chung và cho