2.2.1.4 .Tại làng gốm Phước Tích
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác làng nghề truyền thống
3.2.3.2. Thu hút vốn đầu tư cho phát triển làng nghề truyền thống
Nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho quá trình khơi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên – Huế là rất lớn. Trước đây các nguồn đầu tư chủ yếu đến từ: vốn từ nguồn ODA, vốn từ nguồn vay tín dụng, vốn huy động cộng đồng,... Để có điều kiện đầu tư cho làng nghề phục vụ du lịch, trước hết, Nhà nước cần thực hiện cho được chủ trương thị trường tín dụng nơng thơn; vận động, hỗ trợ và có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tín dụng về nơng thơn hoạt động, giúp cho những hộ trong làng có điều kiện vay vốn để sản xuất và sinh hoạt. Có chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các hộ dân có mơ hình hoạt động sản xuất tốt lại làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Quy định mức vay ưu đãi, giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách đối với hộ nghèo, với mức vay cụ thể, thời gian trả nợ dài hạn, không cần tài sản thế chấp.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và vốn ODA phải tập trung cho các cơng trình quan trọng vừa góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương tăng trưởng, vừa thúc đẩy khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trong nơng thơn như các cơng trình giao thơng liên thơn, liên xã với các làng nghề, hệ thống xử lí chất thải chung của làng nghề, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã quy hoạch, phát triển hoàn thiện lưới điện phục vụ dân sinh và sản xuất ở nông thôn và quy hoạch chi tiết đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng như quy hoạch cụm sản xuất tập trung để làm nơi di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư.
Khai thác và tranh thủ tối đa các nguồn vốn khác của quốc gia và của tỉnh như vốn xóa đói giảm nghèo, vốn giải quyết việc làm, vốn khuyến công, vốn hỗ trợ khoa học công nghệ, vốn hỗ trợ xúc tiến thương mại để giúp các cơ sở, doanh nghiệp trong các làng nghề có nguồn vốn phát triển sản xuất, đào tạo nâng cao năng lực và tay nghề cho người lao động. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo mơi trường thống thóang về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Áp dụng linh hoạt trên điều kiện thực tế của tỉnh Thừa Thiên -
Huế các quy định hiện hành của Nhà nước về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.
Đồng thời, các làng nghề truyền thống cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước, Việt kiều ở địa phương cùng với việc mở rộng quan hệ liên kết giữa các địa phương khác nhằm tạo điều kiện giúp các cơ sở, doanh nghiệp trong các làng nghề khai thác thêm các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu; đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ tăng năng lực sản xuất và cả vốn lưu động bằng nhiều phương thức thích hợp như ký hợp đồng ứng trước vốn, cung cấp nguyên vật liệu thu tiền sau,… Đa dạng hóa các hình thức huy động của các doanh nghiệp cơ sở bằng nhiều nguồn như vốn tự có, huy động từ người thân bạn bè, vay các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, góp vốn thành lập cơng ty cổ phần. Đặc biệt là cần huy động và khai thác tối đa nguồn vốn tự có đang được cất giữ trong các tầng lớp dân cư để đưa vào đầu tư có vai trị rất quan trọng trong q trình khơi phục, phát triển và mở rộng các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong nơng thơn nói chung.
Phát triển mạnh các loại hình liên kết kinh tế giữa các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong làng nghề với các công ty, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung (cả trong và ngoài tỉnh) trên cơ sở phân công hợp tác lao động và thực hiện chun mơn hóa sản xuất theo cơng đoạn giữa các thành phần kinh tế với các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Điều này không chỉ giúp các cơ sở sản xuất trong làng nghề giải quyết được vấn đề vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh mà cịn có thể khai thác các lợi thế về tay nghề, thị trường, công nghệ…bổ sung cho nhau nhằm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tăng cường tìm kiếm, vận động các nguồn tài trợ và đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài để khai thác thêm các nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo khởi sự doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong việc nghiên cứu các sản phẩm mới, các chương trình hội thảo khoa học để tìm lại những bí quyết, … có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các trường Đại học, các cơ sở nghiên cứu, các quỹ giao lưu quốc tế. Tăng cường khai thác các chương trình hỗ trợ hợp tác quốc tế (trong đó có các Tổ chức phi chính phủ) đối với việc phát triển làng nghề truyền thống về kinh nghiệm, tài chính. Tăng cường hợp tác liên kết trong phát triển du lịch giữa các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, cũng như khu vực
miền Trung với cả nước và quốc tế; mở rộng mối liên hệ giữa các hãng du lịch trong nước và quốc tế với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở làng nghề để tăng lượng khách du lịch, nhận sự hỗ trợ về vốn đầu tư, công nghệ cho phát triển du lịch; tập trung hợp tác liên kết, hỗ trợ đối với các lĩnh vực như: xúc tiến, quảng bá, tổ chức sự kiện, chia sẻ kinh nghiệm quản lý làng nghề, đào tạo nhận lực, đầu tư cơ sở hạ tầng,… với phương châm phối hợp hiệu quả cùng phát triển, cùng có lợi giữa các địa phương.
Đặc biệt, tỉnh cần nghiên cứu để thành lập quỹ hỗ trợ khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống để tạo điều kiện giúp các làng nghề giải quyết một phần của khó khăn về vốn của các cơ sở trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các nghệ nhân sáng tác, sưu tầm và phục hồi các sản phẩm tinh xảo, bảo tồn các di sản văn hóa của địa phương, quy