Play và các dạng bẫy

Một phần của tài liệu cao_trong_hung (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 4 : TIỀM NĂNG DẦU KHÍ KHU VỰC LÔ C

4.5 Play và các dạng bẫy

4.5.1 Các dạng bẫy nghịch đảo Mioxen trung – thượng:

Đây là các đối tượng thăm dò phổ biến ở khu vực nghiên cứu cũng như bể Sông Hồng và đã có những phát hiện dầu khí quan trọng. Đối tượng chứa là cát kết Mioxen. Các cấu tạo nghịch đảo Mioxen này nằm chủ yếu trong đới nghịch đảo kiến tạo đã nói trên, chúng nằm trên và kề áp vào các đứt gãy nghịch và được hình thành vào cuối Mioxen giữa và hồn thiện vào cuối Mioxen, như giếng C-TH-1X, C-TG- 1X, C-HOL-1X đã chứng minh rằng chứa khí. Kết quả minh giải tài liệu địa chấn, và giếng khoan đãđưa ra được một số cấu tạo triển vọng trong khu vực. Các dạng bẫy đều có cấu trúc khép kín 3- 4 chiều như cấu tạo Hồng Long xemHình 4.11.

Hình 4.11 : Cấu tạoHồng Longnghịch đảo kiến tạo Mioxen trung – thượng.

4.5.2 Dạng bẫy trong Móng Cacbonat

Móng cacbonat nứt nẻ trước Đệ Tam là bẫy chứa chính và triển vọng nhất trong khu vực lơ 102-106. Hiện tượng hịa tan hình thành nênđộ rỗng thứ sinh đối với loại đá chứa cacbonat này. Nghịch đảo kiến tạo xảy ra ở bể Sông Hồng làm cho các địa hào được nâng cao hơn, hình thành nên các bẫy chứa tích tụ hydrocacbon. Đá chứa

U100 H190 H195 U200 U210 U240 U260 U100 H190 H195 U200 U210 U240 U260

cacbonat được chắn bởi tầng sét Mioxen trung kết hợp với các tập sét trong thành hệ. Các khối nhô bị chôn vùi đãđược phát hiện qua các giếng khoan với các kết quả rất khả quan. Tại giếng khoan B10 -1X, ở thềm lục địa Việt Nam, kết quả thử vỉa cho dòng dầu với lưu lượng đáng kể trong loại đá chứa này. Giếng khoan 106-YT- 1X, do PCOSB khoan năm 2004, đã khoan xuyên qua tầng đá móng cacbonat và phát hiện được dầu trong tầng đá móng này. Tuy nhiên thì đối với khu vực nghiên cứu vẫn chư a được làm rõ, tài liệu địa chấn 2D trong khu vực cho thấy bẫy này khá triển vọng xemHình 4.12 nếu phát hiện sản phẩm đó sẽ là tiềm năng rất lớn.

Hình 4.12: Dạng bẫy trong Móng Cacbonat

4.5.3 Các dạng bẫy địa tầng:

Có nhiều cấu tạo loại này, chúng nằm kề áp vào thềm Thanh Nghệ. Đây là các thân cát nằm kề áp lên các mặt móng hoặc bất chỉnh hợp nóc Oligoxen chạy dọc theo bên cánh sụt của đứt gãy Sơng Chảy. Hiện tại thì tài liệu nghiên cứu về loại bẫy này cịn khá hạn chế, chưa có giếng khoan nào kiểm tra khả năng chứa của loại cấu tạo này trong khu vực nghiên cứu.Nhưng các tuyến địa chấn khảo sát cho thấy, các bẫy này thuộc dạng tiềm năng, xem Hình 4.13

Kết luận:

Sau khi nghiên cứu cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của khu vực Lơ C tơi có nhưng nhận xét sau

• Lơ C được phân làm 2 khối cấu trúc, với phía Tây là Thềm Thanh Nghệ cấu trúc đơn giản, có độ nghiêng thoải, trầm tích Kainozoi khá mỏng khoảng 1000m, trong khi đó phía Đơng là đới nghịch đảo kiến tạo với trầm tích Kainozoi rất dày, khoảng 5–6km và bị phức tạp hóa bởi hệ thống các đứt gãy.

• Tiềm năng dầu khí ở thềm Thanh Nghệ hiện chưa được nghiên cứu kĩ, còn tại đới nghịch đảo kiến tạo đã có những nghiên cứu khá chi tiết cho thấy, các cấu tạo chứa dầu khí rất quan trọng trong đới này là các cấu tạo vịm, hình thành trong giai đoạn nghịch đảo kiến tạo như cấu tạo Hồng Long, Hồng Long…vv

• Phạm vi lơ C và vùng lân cận được xác minh được hai tầng sinh qu an trọng là đó mẹ Oligoxen và Mioxen hạ.

• Nghiên cứu địa hóa cho thấy hiện tại các tầng đá mẹ chính nói chung đã trải qua tất cả các pha tạo sản phẩm từ dầu đến khí ẩm, condensate và khí khơ.

• Tại khu vực nghiên cứu chỉ mới phát hiện khí đối tượng chứa chính là cát kết Mioxen trung, các loại đá chứa khác mới chỉ được dự báo có tiềm năng nhưng chưa được kiểm chứng.

• Các tập sét tuổi Mioxen trung được đánh giá có tiềm năng chắn khu vực cho tồn bộ khu vực. Ngoài ra chắn đứt gãy cũng là một yếu tố quan trọng, bởi hầu hết các cấu tạo trong khu vực đều được giới hạn bởi các đứt gãy.

Một phần của tài liệu cao_trong_hung (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)