a- Vai trò của nâng cao lợi nhuận với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, đồng thời đó còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu qủa, thu không đủ bùđắp chi phíđã bỏ ra thì doanh nghiệp đóđi đến chỗ phá sản. Từ trước đến nay nước ra có hàng loạt các Xí nghiệp, Doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do làm ăn không có hiệu quả, trong đó có cả Xí nghiệp nhà nước, tư nhân ... Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp:
- Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn. - Đảm bảo tái sản xuất mở rộng.
- Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận làđảm bảo hiệu quả kinh doanh thể hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ làđã thích nghi với cơ chế thị trường.
- Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư chiều sâu vàđổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tăng khả năng cạnh trạnh ... từđây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Sản xuất kinh doanh có hiệu qủa vàđạt lợi nhuận cao sẽ cóđiều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Ngoài phần tiền công mà mỗi lao động nhận được theo nguyên tắc phân phối theo lao động, lợi nhuận của doanh nghiệp còn góp phần nâng cao thu nhập của người lao động thông qua phần phối phối vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng. Chính yếu tố kinh tếđó sẽ tạo nên sự gắn bó của cán bộ công nhân với doanh nghiệp.
- Lợi nhuận làđiều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với xã hội. Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ sẽ giúp cho Nhà nước thực hiện công tác phúc lợi đối với xã hội, đất nước ... tạo điều kiện cho đất nước phát triển, thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước. Vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân nên bản thân doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế trong nước mới phát triển.
b- Đối với nhà nước:
Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu qủa đạt được lợi nhuận cao thì Nhà nước cũng có lợi:
- Tăng nhiều sản phẩm cho xã hội.
- Chất lượng tăng, giá bán hạ làm ổn định nền kinh tế. - Tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Tạo điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân. - Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ...
THỰCTRẠNGVỀHOẠTĐỘNGKINHDOANHVÀLỢINHUẬN CỦA TỔNGCÔNGTYTHÉP VIỆTNAM
2.1. KHÁIQUÁTCHUNGVỀ TỔNGCÔNGTYTHÉP VIỆT NAM 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển
Công nghiệp sản xuất thép là ngành công nghiệp quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, bởi thép là vật liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp, cóý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở Việt Nam trong những năm 80, nguồn cung cấp các sản phẩm thép cho thị trường nội địa chủ yếu là từ Công ty gang thép Thái Nguyên và Công ty thép Miền Nam. Nói chung, sản lượng, chủng loại và chất lượng thép không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé và phân tán, tính cạnh tranh kém, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả không cao.
Để khắc phục tình trạng nói trên, ngày 04 tháng 7 năm 1994, Thủ tướng Chính phủđã có Quyết định số 344/TTg hợp nhất Tổng công ty Thép và Tổng công ty Kim khí, đưa chức năng sản xuất và kinh doanh mặt hàng sản phẩm thép vào trong sự quản lý tập trung, thống nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam. Thực hiện chủ trương về thíđiểm thành lập các Tập đoàn kinh doanh, ngày 29 tháng 4 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 225/TTg thành lập lại Tổng công ty Thép Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.
Tổng công ty Thép Việt Nam có tên giao dịch quốc tế:
VIETNAMSTEELCOPPORATION (VSC)
Địa chỉ: Số 91, Phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91- mô hình Tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước. Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty đãđược quy định rõ trong quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh thép, một số kim loại khác và các loại khoáng sản có liên quan theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển các kim loại này; bao gồm xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với pháp luật, chính sách Nhà nước.
Căn cứ vào quyết định trên, Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động kinh doanh mặt hàng sản phẩm thép trên thị trường trong cả nước bao gồm các khâu từ khai thác nguyên liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty như sau:
- Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung phục vụ cho sản xuất luyện kim.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến sản xuất thép, xây dựng, cơ khí sửa chữa, chế tạo máy...
- Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị phục vụ sản xuất thép và các ngành liên quan khác.
- Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khác.
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại.
- Đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong nước và nước ngoài. - Xuất khẩu lao động.
Tổng công ty Thép Việt Nam còn được Nhà nước giao nhiệm vụ cân đối số lượng sản phẩm thép sản xuất trong nước với nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế và xã hội kết hợp nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm vàđảm bảo đời sống cho người lao động trong Tổng công ty.
2.1.3- Cơ cấu tổ chức, quản lý vàđiều hành của Tổng công ty
Cơ cấu tổ chức, quản lý vàđiều hành Tổng công ty được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Nghịđịnh số 03/CP, ngày 25/01/1996 của Chính phủ phê chuẩn Điều lệ Tổng công ty. Về cơ cấu tổ chức, Tổng công ty có bộ máy quản lý vàđiều hành của Tổng công ty, 14 đơn vị thành viên và 7 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, 1 doanh nghiệp liên doanh trong nước
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty Thép Việt Nam đang được áp dụng là cơ cấu quản trị phổ biến hiện nay (trực tuyến chức năng). Theo cơ cấu này, người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của tập thể lãnh đạo chuẩn bị các quyết định đối với cấp dưới. Người lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi
doanh nghiệp. Việc truyền lệnh, ra các quyết định, chỉ thị vẫn theo tuyến đã quy định, người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng (Phòng, Ban chuyên môn) Tổng công ty không ra lệnh trực tiếp, chỉ thị cho đơn vị thành viên cấp dưới. Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị quyết định cho lãnh đạo Tổng công ty (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc) quản lý, điều hành các đơn vị thành viên Tổng công ty. Đồng thời các bộ phận chức năng có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, đôn đốc hoặc hướng dẫn các đơn vị thành viên Tổng công ty trong việc thi hành các mệnh lệnh, quyết định của lãnh đạo Tổng công ty.
Bên cạnh mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng, để linh hoạt, chủđộng trong điều hành công việc và phát huy được trí tuệ, năng lực của đội ngũ chuyên gia, Tổng công ty còn vận dụng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạng ma trận, tập hợp đội ngũ chuyên gia của nhiều bộ phận chức năng nhằm nghiên cứu, xây dựng dựán, phương án, chiến lược hay chương trình cho từng lĩnh vực cụ thể. (Hình 1).
2.1.3.1- Hội đồng quản trị Tổng công ty
Hội đồng quản trị Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng, nhiệm vụđược Nhà nước giao.
Hội đồng quản trị Tổng công ty có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 thành viên, trong đó 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty, 1 thành viên kiêm Trưởng ban kiểm soát công ty, 2 thành viên phụ trách các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu khoa học công nghệ vàđào tạo nhân lực.
2.1.3.2- Ban kiểm soát Tổng công ty.
Ban kiểm soát có 4 thành viên, gồm Trưởng ban làủy viên Hội đồng quản trị và 4 thành viên giúp việc. Thành viên Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
2.1.3.3- Tổng giám đốc Tổng công ty
Tổng giám đốc Tổng công ty làủy viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng giám đốc làđại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng chính phủ và trước pháp luật vềđiều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng công ty có 2 Phó tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ công nghiệp bổ nhiệm.
Kế toán trưởng Tổng công ty: do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm. Kế toán trưởng phụ trách phòng kế toán tài chính Tổng công ty, giúp Tổng giám đốc chỉđạo tổ chức công tác kế toán, tài chính, kiểm toán nội bộ và thống kê của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình.
2.1.3.4- Bộ máy giúp việc Tổng công ty
Tổng công ty có 6 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đó là các phòng: Tổ chức Lao động, Kế toán Tài chính, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Kế hoạch vàđầu tư, Kỹ thuật, Văn phòng và 1 Trung tâm hợp tác lao động nước ngoài do Tổng giám đốc Tổng công ty thành lập. Các phòng, Trung tâm thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động của Tổng công ty.
2.1.3.5- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
Tổng công ty có 14 đơn vị thành viên, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tếđộc lập, bao gồm 4 Công ty sản xuất thép và vật liệu xây dựng, 8 Công ty thương mại, 1 Viện nghiên cứu công nghệ và 1 Trường đào tạo công nhân kỹ thuật, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp của Tổng công ty và chịu sự quản lý, điều hành của Tổng công ty theo Điều lệ Tổng công ty. Ngoài ra Tổng công ty còn có 6 đơn vị Liên doanh với nước ngoài, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm thép đáp ứng được nhu cầu thép của thị trường.
2.1.4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam
Việc tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, đơn giản, hoạt động có hiệu quả, kết hợp sự chỉđạo sâu sát của Kế toán trưởng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn hoá từng phần việc, đồng thời có thểđảm nhận phần việc khác. (Hình 2)
Phòng kế toán Tổng công ty: gồm có 1 Kế toán trưởng, 2 phó phòng, 1 Tổ trưởng tổ tổng hợp toàn ngành, 9 kế toán viên, mỗi người có nhiệm vụ và chức năng riêng bao gồm:
+ Kế toán tổng hợp toàn ngành (Lập Báo cáo tài chính, Thuế nộp NSNN) + Kế toán phụ trách văn phòng (Kế toán Ngân hàng, Bảo hiểm, Xuất nhập khẩu, thuế, Tiền mặt, Thủ quỹ)
+ Kế toán phụ trách tổđầu tư XDCB (Thẩm định các quyết toán công trình DTXDCB…)
- Hình thức ghi chép kế toán: Ở Tổng công ty Thép Việt Nam, đối với các đơn vị thành viên việc ghi chép kế toán theo cả 3 hình thức, nhưng chủ yếu là ghi chép theo hình thức Nhật ký - Chứng từ, Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.(Hình 3)
2.2-
TÌNHHÌNHHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦATỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆT NAM
2.2.1- Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam Nam
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính gắn liền với sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền trong lĩnh vực kinh doanh góp phần đem lại giá trị thặng dư. Do vậy, quản lý sử dụng vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính.
Dựa vào bảng 1, ta thấy, vốn kinh doanh của Tổng công ty được hình thành từ nguồn do ngân sách Nhà nước cấp, tự bổ sung, vốn góp liên doanh. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cóđược từ nguồn do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn khác.
Trong giai đoạn 1998-2000, vốn của Tổng công ty tăng khá nhanh. Năm 1998, vốn kinh doanh đạt 1.352.521 triệu đồng. Mặc dù trong năm 1999 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta song Nhà nước đã hỗ trợ bằng nhiều cơ chế nên Tổng công ty đã từng bước khắc phục được khó khăn, vốn kinh doanh tăng 43.834 triệu đạt 1396.355 triệu vào cuối năm 1999. Điều đáng nói ởđây là tuy vốn kinh doanh tăng song vốn do ngân sách Nhà nước cấp lại giảm, (giảm 35,116 triệu đồng). Kết quảđó chứng tỏ Tổng công ty
ngày càng tự chủ hơn. Tuy vậy, vốn tự bổ sung của Tổng công ty lại giảm (giảm 7.556 triệu đồng) do Tổng công ty hoạt động hiệu quả không cao, không tích lũy được. Năm 1999, vốn kinh doanh của Tổng công ty tăng chủ yếu do tăng vốn liên doanh 86.506 triệu đồng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng 3.393 triệu đồng song tăng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung 6.021 triệu đồng. Năm 2000 là năm Tổng công ty hoạt động hiệu quả nhất trong giai đoạn 1998-2000, vốn kinh doanh tăng 14.038 triệu đồng đạt 1.410.393 triệu đồng vào 31/12/2000. Vốn kinh doanh tăng chủ yếu do tăng phần tự bổ sung 9.304 triệu đồng và vốn liên doanh 9.084 triệu đồng trong khi vốn ngân sách Nhà nước cấp tiếp tục giảm (giảm 4.350 triệu đồng). Điều này cho thấy trong năm 2000, Tổng công ty làm ăn hiệu qủa, có lợi nhuận, tự tích luỹ bổ sung được cho vốn kinh doanh của mình và ngày càng trở nên tự chủ hơn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 3.008 triệu đồng do ngân sách Nhà nước cấp.