Hình 3.5 :Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch giá trị của thơng số DO, NH4+,NO3 tại 3 vị trí lấy mẫu
3.9. xuất mơ hình quản lý chất lượng nước mặt tại sông An Lá chảy qua làng nghề sản xuất bún
nghề sản xuất bún Phong Lộc, phường Cửa Nam, thành phố Nam Định
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cộng đồng, của mỗi người dân, đó khơng phải là điều mới mẻ, thế nhưng chưa mấy ai có thể làm được, nhất là đối với dân cư các vùng nơng thơn. Do điều kiện sống, và trình độ dân trí cịn thấp nên lâu nay người dân ở làng nghề làm bún Phong Lộc, phường Cửa Nam vẫn xả rác, nước thải xuống khu vực sông An Lá. Mặc dù chính quyền địa phương ln có những cuộc vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường sống cho nhân dân, đặc biệt là việc thu gom, đổ rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định… Tuy nhiên hành động chuyển biến của người dân còn rất chậm
Thực tế cho thấy, Luật nước phải dựa vào hương ước, lệ làng. Tính chất tự trị của các làng xã Việt Nam nói chung, cũng như làng nghề làm bún Phong Lộc nói riêng trong lịch sử về phương diện hình thức tưởng chừng như phong tỏa quyền lực của nhà nước trung ương và sự hiện diện của hương ước dường như ngăn chặn khả năng điều chỉnh của luật nước. Tương tự như vậy, trong một ý nghĩa nào đó, “ hương ước” trong sự phù hợp với phong tục, tập quán và lối sống của cộng đồng. Lệ làng gần như là một thứ luật của địa phương dùng để duy trì truyền thống, đạo đức và trật tự xã hội, văn hóa làng xã. Trên cơ sở đó, các đơn vị dân cư tự quản mọi việc trong cộng đồng mình. Do tự mình đề xuất, nên ai cũng cố gắng tuân theo và giám sát nhau thực hiện. Tuy không mâu thuẫn với luật nhà nước, mà chỉ nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù của mình, nhưng nhiều khi nó có tác dụng hơn cả luật nhà nước, từ đó có câu tục ngữ “ phép vua thua lệ làng”. Ngày nay, căn cứ vào sự phát triển của xã hội và nguyên tắc “ sống theo luật pháp”, nhiều làng xã cũng lập ra những lệ làng mới, hương ước mới cho phù hợp với thời đại mới. Tại hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành trung ương Đảng ( khóa VII), Đảng chủ trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, các uy chế về nếp sống văn minh ở các thơn xã. Trên cơ sở đó, rất nhiều địa phương đã tiến hành tổ chức hướng dẫn các làng xã xây dựng, ban hành quy ước mới và xây dựng văn hóa làng xã.
Xuất phát từ thực tế đó, người viết có đề xuất mơ hình quản lý mơi trường nước dựa vào cộng đồng để cải thiện chất lượng nước sông An Lá tại khu vực làng nghề làm bún Phong Lộc, phường Cửa Nam, thành phố Nam Định.
Các bước thực hiện hương ước – quy ước làng nghề bún Phong Lộc , phường Cửa Nam :
Chủ tịch UBND phường Cán bộ chuyên môn VSMT phường
Bán chuyên trách y tế và VSMT phường và ATTP
Các ban ngành của phường ( ban mặt trận, hội phụ nữ, đoàn thanh niên)
Tổ trưởng dân phố Tổ cán bộ chuyên môn VSMT HTX, làng nghề Hộ gia đình thuần nơng Hộ SX trung bình Cơ sở SX nhỏ, cụm gia đình Cơ sở SX trung bình (doanh nghiệp nơng thơn)
Bước 1: Thành lập nhóm soạn thảo và tổ chức hương ước:
Tổ trưởng dân phố cùng với Bí thư chi bộ, Trưởng ban cơng tác Mặt trận thống nhất các nội dung cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên soạn thảo. Thành viên soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật, phong tục tập quán và có phẩm chất đạo đức tốt. Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của các đại diện cơ quan, tổ chức và đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, các chức sắc tôn giáo, tổ trưởng dân phố, hội phụ nữ, đồn thanh niên, những người có uy tín, trình độ trong cộng đồng
Tổ trưởng dân phố chủ trì, phối hợp với Ban cơng tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở chủ đạo nhóm xây dựng hương ước.
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân dự thảo hương ước. Dự thảo sẽ được gửi đến các cơ quan chính quyền, cấp ủy, lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội ở cấp phường
Thảo luận, đóng góp ý kiến, nhằm hồn thiện dự thảo hương ước, các hình thức thảo luận là họp tổ dân phố, ngõ xóm, các hộ gia đình, phát trên loa phát thanh của phường.
Bước 3: Thảo luận và thông qua hương ước:
Trên cơ sở đóng góp ý kiến, nhóm soạn thảo chính lý, hồn thiện dự thảo và gửi tới các thành viên sẽ được dự kiến mời tham gia thảo hội nghị để thảo luận và thông qua hương ước
Bước 4: Phê duyệt hương ước:
Hương ước chính thức được phê duyệt cần có chữ kí của Tổ trưởng dân phố, bí thư chi bơ, trưởng ban mặt trận kèm theo biên bản của hội nghị
Hương ước gửi lên ủy ban nhân dân cấp thành phố phê duyệt phải có cơng văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp phường.
Theo đánh giá hiện trạng môi trường nước sông An Lá, tại làng nghề làm bún Phong Lộc thuộc phường Cửa Nam, thành phố Nam Định có những vấn đề bất cập về môi trường dẫn đến ô nhiễm nước tại sông An Lá như sau:
- Do hoạt động xả thải nước sản xuất của người dân
- Vỏ chai lọ của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cũng không được xử lý triệt để, vứt bừa bãi
- Nước thải, chất thải chăn nuôi cũng không được xử lý và đổ thẳng ra sông.
Xuất phát từ những vấn đề đó, xây dựng mơ hình “ Khu dân cư tự quản bảo vệ mơi trường làng nghề” . Trong đó, ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc của phường, kết hợp với các ban ngành của phường như hội phụ nữ, đồn thanh niên, những người có tiếng nói trong phường xã, những người có trình độ học vấn cao, để cùng nhau thống nhất mục đích, u cầu, quy trình thực hiện tự quản.
Mục đích của việc làm này, là xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp, giảm các dịch bệnh do ô nhiễm môi trường nước gây ra, cùng bảo vệ môi trường sống của mình.
Muốn đạt được mục tiêu đó, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức của mình, ý thức trách nhiệm, cùng chung tay góp sức thực hiện để môi trường tốt lên. Các tổ viên tổ tự quản phải phát huy được vai trị của mình là phối hợp với đồn viên, hội viên trực tiếp tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân:
-Nêu cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn vệ sinh làng xóm; -Các hộ gia đình phải đóng đầy đủ các phí vệ sinh;
- Nước thải của các hộ sản xuất phải được thu gom vào cống riêng để xử lý trước khi thải vào môi trường;
- Không để chất thải của gia súc, vật nuôi gây ô nhiễm môi trường; thu gom chất thải sinh hoạt đúng nơi quy định,
- Không vứt rác bừa bãi ra kênh ngịi, ao hồ …
Tình hình an ninh trật tự được ổn định, từng hộ gia đình thực hiện tốt bản cam kết bảo vệ môi trường. Tổ tự quản phải làm tốt công tác nắm bắt dư luận và những mâu thuẫn trong nhân dân tại khu dân cư, để kịp thời hịa giải, giữ tình làng nghĩa xóm.
Bên cạnh những quy định, yêu cầu, cần phải có sự tập huấn cho các thành viên tổ tự quản những kỹ năng về tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện tốt các quy ước đã đề ra.
Qua quá trình nghiên cứu , khảo sát cho thấy, yếu tố tác động chính đến sơng An Lá chính là nước thải sản xuất của 12 hộ làng nghề sản xuất bún Cửa Nam, với hình thức
GVHD: ThS. Lê Đắc Trường Nguyễn Thị Quỳnh Anh – LDH2KM3
Hộ sản xuất số 1 Hộ sản xuất số 2 Hộ sản xuất số 3 Nước thải sản Xuất Nước thải sản Xuất Nước thải sản Xuất Hố gas GĐ tách các tập chất thô Hố gas GĐ tách các tập chất thô Hố gas GĐ tách các tập chất thô Cống rãnh chung Hố gas chung
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Bùn thải
Ủ
Phân hữu cơ sinh học
tổ chức là sản xuất theo các hộ gia đình, cơ sở sản xuất gắn với khu nhà ở, sinh hoạt , do vậy, nước thải sản xuất cùng với nước thải sinh hoạt và chăn nuôi đều thải ra hố ga rồi dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu dân cư.Tuy nhiên, hiện nay nước thải vẫn khơng hề được xử lí sơ bộ đã làm cho các mương dẫn nước đều bị ơ nhiễm và có mùi chua, thối, gây ơ nhiễm sơng An Lá.Vì vậy, Cần hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho khu vực Đặc biệt, hỗ trợ làng nghề sản xuất bún xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung.
Nước thải từ các hộ sản xuất được dẫn ra cống thải chung của khu dân cư. Trên hệ thống cống rãnh chung có bố trí các hố ga để tiếp tục lắng, tách các tạp
chất .Sau đó , nước thải được đưa vào hệ thống xử lí nước thải tập trung bằng các biện pháp sinh học :
Hệ thống xử lí nước thải tập trung được mơ tả theo sơ đồ đơn giản như sau: nước thải
Sơ đồ 3.2: Hệ thống xử lí nước thải tập trung cho khu dân cư
Nước thải theo hệ thống cống rãnh tập trung vào bể lắng điều hòa. Tại đây phần lớn các tạp chất dễ lắng được tách ra, đồng thời bể cịn có tác dụng điều hịa lưu lượng làm cho lưu lượng thải ln ổn định. Sau đó nước thải được bơm vào vể xử lý yếm khí trong thiết bị UASB, tại đây khoảng 30% BOD được phân hủy theo cơ chế của q trình phân hủy yếm khí. Nước thải với khoảng 70% BOD còn lại tiếp tục được xử lý tại bể Aeroten theo kiểu hiếu khí, tại ngăn hiếu khí được sục khí liên tục để cung cấp cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Nhờ các vi sinh vật hoạt động phần lớn chất hữu cơ còn lại trong nước thải được phân hủy. Cuối cùng, nước thải đi vào bể lắng đứng, tách bùn cặn. Nước thải sau khi lắng được xả vào mương thoát chung để tưới tiêu, bùn thải một phần được tuần hồn về bể hiểu khí, phần cịn lại được đưa vào bể hủy liên tục, xử lý và dùng làm phân bón ruộng.
Theo Bảng 3.7: Bảng ước tính tải lượng chất ơ nhiễm trong nước thải sản xuất tại các hộ sản xuất, ta thấy, các hộ sản xuất có tải lượng ơ nhiễm lớn hơn như : hộ số 1,4,6,7,9,10 và 11 . Đặc biệt các hộ 6,7,9 có tải lượng chất ơ nhiễm nhiều nhất ( BOD5 >1000mg/l; COD >1500mg/l…). Chính vì vậy , các hộ sản xuất này cần phải xử lí sơ bộ nước thải trước khi thải ra hệ thống thoạt nước chung của khu dân cư
Sơ đồ mơ hình đề xuất xử lí sơ bộ cho các hộ có tải lượng ơ nhiễm nhiều
Sơ đồ 3.3 : Hệ thống xử lí sơ bộ cho các hộ có tải lượng ơ nhiễm lớn (phỏng vấn, điều tra)
Nước thải qua song chắn rác để loại bỏ những rác kích thước lớn bị cuốn trơi theo để vào bể yếm khí có kích thước phù hợp, sau thời gian lưu tại bể yếm khí đủ để vi sinh vật trong bể yếm khí phân hủy hết các chất ơ nhiễm hữu cơ. Sau đó nước thải chảy tràn qua bể lắng nhiều ngăn, các cặn lắng phát sinh do chất hữu cơ phân hủy ở bể yếm khí sẽ
Nước thải/Song chắn rác Bể yếm khí Bể lắng nhiều ngăn Mương thoát nước của xã Bể điều hòa Bể UASB Bể Aeroten Bể lắng đứng Bể tiêu hủy bùn
bị giữ lại tại đây. Khi cặn lắng đầy ảnh hưởng tới khả năng xử lý của hệ thống thì cơ sở sẽ định kỳ thuê hút bỏ cặn lắng. Nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu được thải ra ngồi mà khơng gây ơ nhiễm cho mơi trường tiếp nhận.
Các hộ sản xuất cịn lại là 2,3,5,8 và 12 có tải lượng ơ nhiễm thấp hơn,tuy nhiên hàm lượng các chất ơ nhiễm chính ( BOD5, COD, TSS, N, P) đều vượt tiêu chuẩn cho phép nên cũng cần khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống xử lí sơ bộ trên.
Đối với nước thải chăn ni
Trong các nguồn ơ nhiễm có tác động đến chất lượng nước thải làng nghề cần kể đến nước thải chăn nuôi ( bao gồm hộ 1, 3, 6 và 8) với hàm lượng hữu cơ khá lớn cũng cần được chú ý. Biện pháp tối ưu để giảm thiểu nồng độ ơ nhiễm trong nước thải chăn ni đó là xây dựng hệ thống Biogas.
*Hệ thống bioga phổ biến là hầm biogas có nắp cố định Khí gas
Nước thải chăn ni
Phân gia súc Xả vào
Phân người cống thải chung
Bột than bùn Ủ yếm khí khơng hồn tồn Phân hữu cơ sinh học
Sơ đồ 3.4 :Hệ thống Biogas có nắp cố định
Khi hệ thống Biogas hoạt động, một mặt cung cấp nguồn năng lượng (khí gas) cho các hộ sử dụng trong sinh hoạt như đun nấu, nước sau khi xử lý ở bể biogas (thực chất là quá trình xử lý yếm khí) có thể giảm được 40-50% hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải. Ngoài ra lượng bùn cặn thu được có hàm lượng dinh dưỡng cao là nguồn phân bón tốt cho nơng nghiệp. Tuy nhiên đây là một hệ thống đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật và chi phí khá lớn, chính vì vậy, hệ thống biogas được khuyến khích sử dụng là phương pháp ủ biogas bằng túi dẻo.
Hầm Biogas Nước ra khỏi hầm Biogas