Thi nói (thi vấn đáp, sân khấu )

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH NĂM 2022 (Trang 30 - 31)

VI. KỸ NĂNG PBGDPL QUA TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

a. Thi nói (thi vấn đáp, sân khấu )

- Thi vấn đáp: Đây là hình thức thi mà trong đó người dự thi phải trả lời

bằng miệng những câu hỏi của Ban Giám khảo về những nội dung pháp luật nào đó.

Đây là hình thức thi địi hỏi người dự thi phải thu thập tài liệu pháp luật vừa phải hiểu và nắm vững các quy định pháp luật đó để có thể chủ động trả lời nhiều tình huống pháp luật được ban giám khảo đưa ra trên sân khấu. Vì các thí sinh không được sử dụng tài liệu pháp luật như hình thức thi viết, thời gian chuẩn bị trả lời câu hỏi rất ngắn nên phần trả lời của thí sinh trước Ban giám khảo là những kiến thức có thực của họ.

Tuy nhiên hình thức thi này địi hỏi sự chuẩn bị cơng phu về nội dung và con người và đặc biệt là thời gian. Do đó, số lượng người tham gia dự thi bằng hình thức này sẽ khơng thể nhiều như đối với hình thức thi viết.

- Thi qua hình thức sân khấu: Là hình thức thi mà người dự thi (cá nhân

hoặc tập thể) dùng sân khấu (sàn diễn) để thực hiện phần thi của mình. Người dự thi đồng thời là diễn viên chính, trong nhiều trường hợp vừa là người xây dựng kịch bản. Do vậy, họ phải có một trình độ biểu diễn nghệ thuật nhất định mới hồn thành được phần thi của mình. Họ cũng có điều kiện thể hiện được kiến thức, trình độ pháp luật cùng tài năng nghệ thuật và khả năng khác mà họ có.

Hình thức thi này cịn có ưu điểm nổi bật là nếu được tổ chức tốt, hiệu quả phổ biến pháp luật sẽ cao, gây được ấn tượng tốt cho người được phổ biến; ngược điểm là phải có nhiều thời gian trong khi thời gian cho từng đối tượng dự thị rát hạn chế. Hơn nữa, nó địi hỏi người dự thi phải có một trình độ nghệ thuật (và phần nào là năng khiếu) nhất định trong khi phần lớn người dự thi lại khơng có đủ trình độ này và tốn kém về mặt kinh phí.

Thi sân khấu thường được sử dụng tại các cuộc thi như "Hoà giải viên giỏi", "Tuyên truyền viên pháp luật giỏi", "Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, ph- ường, thị trấn với pháp luật"…

b. Thi viết

Là hình thức thi mà người dự thi trả lời các câu hỏi về những nội dung pháp luật nhất định bằng việc thể hiện lên giấy những hiểu biết của mình về các nội dung pháp luật đó.

Ưu điểm của hình thức này là có thể áp dụng cho các cuộc thi khác nhau, ở những phạm vi và đối tượng khác nhau; nhiều người có thể cùng tham dự, cùng làm bài thi. Người dự thi có điều kiện nghiên cứu văn bản, thảo luận, bàn bạc, thống nhất nội dung trả lời. Nhược điểm, tốn kém nhiều thời gian, tiền của, sức lực.

Thi viết được sử dụng trong trường hợp cần phổ biến trên diện rộng những nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan ở trung ương, địa phương, đơn vị cơ sở, trường học... tổ chức phát động.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH NĂM 2022 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)