VI. KỸ NĂNG PBGDPL QUA TỔ CHỨC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT
c. Thi trắc nghiệm
Đây là hình thức thi mà người dự thi trả lời các câu hỏi thi bằng việc lựa chọn phương án phù hợp trong các phương án đã được Ban tổ chức chuẩn bị sẵn.
Hình thức này có ưu điểm là nhanh, gọn và ít mất thời gian; nhược điểm là người tổ chức thi phải mất nhiều công sức chuẩn bị nhiều phương án trả lời; người dự thi nhiều khi lựa chọn phương án trả lời theo cảm tính và ý chí chủ quan của mình chứ chưa chắc là do hiểu biết pháp luật.
Các hình thức thi trắc nghiệm, bao gồm:
- Thi trắc nghiệm trên giấy: Ưu điểm, dễ thu hút người tham gia dự thi vì tiết kiệm thời gian và công sức nhưng vẫn thể hiện khá đầy đủ sự hiểu biết pháp luật của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức thi này rất ít được triển khai vì tính hiệu quả của loại hình này. Tương tự như hình thức thi viết, hình thức thi này rất dễ dẫn đến tình trạng sao chụp bài của nhau.
- Thi trắc nghiệm điện tử: Thi trắc nghiệm điện tử có thể được thực hiện qua mạng hoặc qua hình thức thi trực tiếp trên sân khấu.
+ Thi trắc nghiệm điện tử qua mạng là một hình thức thi được mở rộng trong giai đoạn hiện nay. Trắc nghiệm qua mạng với ngân hàng dữ liệu câu hỏi sẽ giúp người thi tự kiểm tra kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và các phương án trả lời được cho sẵn, chương trình sẽ tự động tính điểm dựa trên câu trả lời của người thi và cho điểm. Qua đó, người thi sẽ tự đánh giá được kiến thức của mình.
Về ưu điểm, người tham gia dự thi có thể trả lời câu hỏi ở bất kỳ thời gian nào phù hợp với điều kiện của họ và thời gian cho phép của cuộc thi; sự hiểu biết pháp luật của người thi được thể hiện ngay bằng số điểm hiện trên máy tính sau khi đã hồn thành phần trả lời. Bên cạnh đó, hình thức thi này tiết kiệm thời gian, cơng sức và các chi phí về vật chất. Về nhược điểm, chỉ phù hợp với đối tượng cán bộ công chức, học sinh, sinh viên - là những người có trình độ hiểu biết kiến thức nói chung và pháp luật nói riêng tương đối cao. Đồng thời, đối tượng này được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin. Với các đối tượng khác, đặc biệt là đối với điều kiện, trình độ của người dân nơng thơn và đồng bào dân tộc hiện nay sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật thơng qua hình thức này.
+ Thi trắc nghiệm trực tiếp trên sân khấu là một hình thức thi khá phổ biến hiện nay. Ưu điểm của hình thức này là sự sơi nổi, hào hứng của các thí sinh khi được trả lời trực tiếp trên sân khấu; thí sinh thuận lợi hơn khi các phương án trả lời đã được Ban giám khảo đưa ra để lựa chọn; đáp án của các thí sinh thể hiện kiến thức pháp luật thực có của các thí sinh đó; pháp luật phổ biến thơng qua hình thức thi này không chỉ hiệu quả đối với người tham gia cuộc thi mà còn hiệu quả đối với những người theo dõi cuộc thi.
Cách thức thi trắc nghiệm trực tiếp trên sân khấu tiến hành như sau: Người dẫn chương trình đọc câu hỏi và đưa ra các phương án để thí sinh lựa chọn. Câu hỏi và phương án trả lời đồng thời được chiếu lên màn hình để thí sinh tiện theo dõi. Tuy nhiên, để chương trình hấp dẫn hơn, các câu hỏi hoặc tình huống sẽ khơng chỉ dừng ở việc người dẫn chương trình đọc mà được thể hiện qua tiểu phẩm do diễn viên đóng.
Thi trắc nghiệm trực tiếp trên sân khấu có thể là các đội tham gia cuộc thi hoặc cá nhân đại diện cho một tập thể tham gia cuộc thi. Kinh nghiệm các cuộc thi cho thấy Ban tổ chức cuộc thi nên lựa chọn thi theo đội thì hiệu quả sẽ cao hơn.