3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
3.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng
Bảng thanh toán lương Phiếu xuất kho
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Hoá đơn GTGT
Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng
3.3.2 Tài khoản sử dụng
TK 627: “ Chi phí sản xuất chung”: Được dùng để tập hợp những chi phí phục vụ sản xuát phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm.
Nợ TK 627 Có
phát sinh trong kì chung
- Cuối kì kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản có liên quan để tính giá thành sản phẩm
TK 627 cuối kì không có số dư TK 627 có các tài khoản cấp hai:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Các tài khoản khác như: TK 334; TK 152; TK 153; TK 338; TK 142; TK 242; TK 214; TK 335; TK 154
3.3.3 Trình tự kế toán
+ Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả nhân viên phân xưởng và tính trích các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tỉ lệ quy định, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6271): Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 334: Tiền lương phải trả
Có TK 338(3382;3383;3384): Trích các khoản BHXH; BHYT; KPCĐ
+ Khi xuất NVL dùng chung cho phân xưởng ( theo phương pháp kê khai thường xuyên):
Nợ TK 627(6272): Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 152: Trị giá NVL xuất dùng
+ Xuất công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động phân xưởng( đối với loại phân bổ 1 lần):
Nợ TK 627(6273): Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 153: Trị giá CCDC xuất dùng
+ Xuất công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động phân xưởng( đối với loại phân bổ dần):
Khi xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 142(1421);TK 242: Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 153: Trị giá CCDC xuất
Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghi: Nợ TK 627(6273): Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 142(1421) ;TK 242: Trị giá CCDC dùng
+ Khi tính khấu hao máy móc, thiết bị, nhà cửa cho phân xưởng sản xuất, quản lý và sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6274): Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 214: Chi phí khấu hao
+ Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 627(6277): Chi phí chưa thuế Nợ TK 133(1331): thuế VAT
Có TK 111; TK 112; TK 331: Tổng số tiền phải trả
+ Khi phát sinh chi phí bằng tiến khác dùng cho sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 627(6278): Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 111; TK 112: Tổng số tiền
+ Khi tính trước vào chi phí sản xuất số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ phát sinh, kế toán ghi:
Có TK 335: Chi phí trích trước
+ Trích trước vào chi phí hoạt động sản xuất, chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch, kế toán ghi:
Nợ TK 627: Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 335: Chi phí ngừng sản xuất được trích trước + Nếu phát sinh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK 152;TK 111: tổng chi phí
Có TK 627: Chi tiết theo từng đối tượng
+ Cuối kì, tính phân bổ chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định theo mức công suất bình thường, kế toán ghi:
Nếu đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Nợ TK 154: Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 627: Chi tiết theo từng đối tượng
Nếu đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì: Nợ TK 631: Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 627: Chi tiết theo từng đối tượng
3.4 Kế toán sản xuất phụ
Trong các doanh nghiệp sản xuất, ngoài các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, có thể có các phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh donh phụ nhằm cung cấp sản phẩm, lao vụ cho sản xuất kinh doanh chính. Khi phát sinh các chi phí sản xuất phụ, kế toán vẫn hạch toán vào các TK621, TK622, TK627( chi tiết cho từng phân xưởng bộ phận sản xuất phụ).
Để tính giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ sản xuất phụ, phải căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất ở các bộ phận sản xuất phụ ở doanh nghiệp. Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
3.41. Trường hợp 1: Giữa các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn nhau Công thức: Tổng giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ sản xuất phụ = Chi phí sản xuất phụ dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất phụ phát sinh đầu kì - Chi phí sản xuất phụ dở dang cuối kì Giá thành đơn vị sản phẩm lao vụ sản xuất phụ = Tổng giá thành thực tế
Khối lượng sản phẩm lao vụ sản xuất phụ hoàn thành
3.4.2 Trường hợp 2: Giữa các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau: Công thức: Tổng giá thành sp, lao vụ sx phụ hoàn thành = Chi phí sản xuất phụ dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất phụ phát sinh trong kì - Chi phí sản xuất phụ dở dang cuối kì + Chi phí nhậ của phân xưởng sản xuất phụ - Chi phí phục vụ cho pxsx phụ khác Giá thành đơn vị của sản phẩm lao vụ sản xuất phụ hoàn thành = Giá thành sản xuất phụ Tổng khối lượng sản phẩm lao vụ sx phụ hoàn
- Khối lượng sản phẩm lao vụ sx phụ phục vụ cho
thành phân xưởng sx phụ khác
3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
3.5.1. Trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên pháp kê khai thường xuyên
a. Tài khoản sử dụng
TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Tài khoản nàyđược dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho.
Nợ TK 154 Có - Chi phí NVL trực tiếp kết chuyển
cuối kì
- Chi phí nhân công trực tiếp kết chuyển cuối kì
- Chi phí sản xuất chung kết chuyển cuối kì
- SDCK: Phản ánh chi phí sản xuất còn dở dang cuối kì.
- Trị giá phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng không sửa chữa được hay phần bắt bồi thường
- Giá thành thực tế của sản phẩm đã tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán
Các tài khoản có liên quan: TK 155: Thành phẩm TK 632: Giá vốn hàng bán
b. Trình tự kế toán
- Cuối kì căn cứ vào các sổ chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp,
chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
- Phản ánh các khoản không được tính vào giá thành của sản phẩm Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Nợ TK 138( 1388): Phải thu khác Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành, kế toán ghi: Nợ TK 155: Giá thành thực tế(Nếu nhập kho)
Nợ TK 632: Giá thành thực tế(Nếu bán ngay tại xưởng) Nợ TK 157: Giá thành thực tế ( Nếu chuyển bán thẳng) Có TK 154: Giá thành thực tế
3.5.2 Trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì pháp kiểm kê định kì
a. Tài khoản sử dụng
TK 631: giá thành sản xuất: Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì.
Nợ TK 631 Có
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì - Chi phí thực tế phát sinh trong kì
- Giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ - Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành
TK 631: Không có số dư cuối kì
TK 154: Được dùng để phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm lao vụ dở dang cuối kì
b. Trình tự kế toán
- Đầu kì kế toán kết chuyển chi phí thực tế của sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì
- Cuối kì kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Chi phí phát sinh trong kì
Có TK 621, TK 622, TK 627: Chi phí phát sinh trong kì
- Cuối kì căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế kế toán xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất dở dang cuối kì Có TK 631: Chi phí sản xuất dở dang cuối kì
- Tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kì, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kì Có TK 631: Giá thành thực tế của sản phảm hoàn thành trong kì
4 Các loại sổ kế toán được sử dụng
Sổ kế toán được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất phụ thuộc vào hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng.
4.1 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Nhật kí – chứng từ”
Các sổ được sử dụng: Nhật ký- chứng từ ; Bảng kê; Sổ Cái( dùng cho hình thức Nhật ký- Chứng từ); Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng
cụ, sản phẩm, hàng hoá; Thẻ kho( sổ kho);Sổ chi tiết thanh toán với người mua( người bán); Sổ chi phí sản xuất kinh doanh;Sổ chi tiết các tài khoản;....; Các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
4.2 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức”Nhật kí chung”
Các sổ được sử dụng: Sổ nhật kí chung; Sổ nhật kí thu tiền; Sổ nhật kí chi tiền; Sổ nhật kí mua hàng; Sổ cái ( dùng cho hình thức Nhật kí chung); Bảng cân đối số phát sinh; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá; Thẻ kho;..
4.3 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Nhật ký- sổ cái”
Các sổ được sử dụng: Nhật kí- sổ cái; Sổ quỹ tiền mặt; sổ chi tiết vật liệu , dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá; Thẻ kho;Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ;...
4.4 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Chứng từ ghi sổ”
Các sổ được sử dụng: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ; Sổ cái( dùng cho hình thức chúng từ ghi sổ); Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phảm, hàng hoá; Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá;....
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
1 Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery-Joint-Stock- Company Tên viết tắt: HaiHaco
Đăng kí kinh doanh:1062856 do trọng tài kinh tế TP Hà nội cấp ngày 07/04/1993
Mã số thuế: 01001009 -14
Trụ sở chính: Số 25 Trương Định - Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất - nhập khẩu số 102100 ngày 14/4/1993.
Tiền thân của Công ty là xí nghiệp miến Hoàng Mai, thành lập ngày 25/12/1960, chuyên sản xuất miến từ đậu xanh. Đến năm 1966, xí nghiệp đổi tên thành Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà.
Năm 1970, nhà máy tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao sang với công suất là 900 tấn/năm, công ty lấy tên mới là Nhà máy thực phẩm Hải Hà với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo, nha, giấy tinh bột.
Năm 1981-1985, là thời gian chuyển biến của nhà máy từ giai đoạn thủ công có một phần có giới sang sản xuất có giới hoá một phần thủ công.1987, nhà máy được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà
Đến năm 1992, nhà máy được đổi tên thành công ty bánh kẹo Hải Hà, ngoài các sản phẩm chính là kẹo các loại, công ty còn sản xuất bánh quy, bánh kem xốp. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong nước và được xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Nhà máy thực phẩm Việt Trì tỉnh phú Thọ được sát nhập vào nhà máy . Năm 1993, ban lãnh đạo công ty quyết định tách một bộ phận để thành lập công ty liên doanh Hải Hà- Kotobuki với các sản phẩm là kẹo cứng, bánh Snach, bánh tươi, kẹo cao su, bánh Cookies. Ngoài ra, công ty còn liên doanh với hãng mì chính Miwon của Hàn Quỗc. Năm 1995, kết nạp thêm nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.
Năm 2003, với chủ trương cổ phần hoá của nhà máy , công ty bánh kẹo Hải Hà được cổ phần hoá với tên gọi : Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà. Tháng 1/2004, công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn nhà nước, 49% cổ phần được bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Hiện nay, công ty có 6 xí nghiệp thành viên gồm:
- Xí nghiệp kẹo
- Xí nghiệp bánh
- Xí nghiệp kẹo chew
- Xí nghiệp phụ trợ
- Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì
1.2 Nhiệm vụ và đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà
a. Nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
* Hình thức tổ chức sản xuất của công ty được thực hiện theo hình thức hỗn hợp, vừa theo hình thức đối tượng. Việc áp dụng hình thức tổ chức sản xuất hỗn hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lên kế hoạch điều động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị
* Nhiệm vụ chính của công ty.
Sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho thị trường. Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và công ty liên doanh, nhập khẩu các thiết bị máy móc dây truyền công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến theo đúng ngành nghề đăng ký và mục đích thành lập công ty để không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên và thúc đẩy sự phát triển ngày một lớn mạnh của công ty.
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những công ty có vốn Nhà nước giao nên việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao là mối quan tâm hàng đầu.
Công ty thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề.
* Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty.
Sau hơn 40 năm công ty bánh kẹo Hải Hà thành lập và phát triển, cùng với sự chuyển biến chung của đất nước thì công ty đã trở thành công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất trong nước với nhiều loại bánh kẹo, mẫu mã đa dạng phong phú và chất lượng không ngừng được nâng cao. Về sản phẩm của công ty được chia làm bốn nhóm chính: Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo Chew và bánh.
Kẹo cứng: Đây là mặt hàng phổ biến và cũng là mặt hàng truyền thống