Giữ vững thế chủ động, chiến tranh du kíc hở Thái Bình giành thêm

Một phần của tài liệu chiến tranh du kích ở thái bình (1950 - 1954) (Trang 72)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Giữ vững thế chủ động, chiến tranh du kíc hở Thái Bình giành thêm

những thắng lợi mới (3-1952 đến 4-1953)

Thắng lợi của chiến dịch Hịa Bình là khâu đột phá, mở ra cục diện mới cho cuộc chiến đấu của quân dân ở vùng sau lưng địch. Chiến thắng Hịa Bình đã đẩy đạo quân viễn chinh Pháp lún sâu vào thế bị động phòng ngự, cùng một lúc phải chống đỡ cuộc tiến công của các binh đồn chủ lực ở mặt trận chính và cuộc tiến công nổi dậy của nhân dân vùng sau lưng địch, đồng thời nó cũng đẩy nhanh cuộc khủng hoảng về quân sự và chính trị của chính phủ Pháp. Chính phủ thứ 16 của Pháp bị sụp đổ. Một cuộc phân liệt sâu sắc diễn ra trong Quốc hội Pháp. Trước tình thế nguy ngập như vậy của Pháp, Mỹ phải tăng viện trợ chiến phí cho Pháp để Pháp khỏi thua, nhưng buộc Pháp phải giao thêm quyền cho ngụy. Trong tình thế khó khăn đó, R Xalăng được cử làm quyền Tổng tư lệnh đạo quân viễn chinh Pháp thay cho Đờ Lát. Lơtuốcnô làm Bộ trưởng thuộc địa, kiêm Cao Ủy Đông Dương. Kế hoạch chiến lược ban đầu của Xalăng là tập trung quân cơ động chiến lược, khẩn cấp đối phó với chiến tranh du kích ở vùng chúng kiểm soát, trọng tâm càn quét bình định lớn ở đồng bằng.

Ngay từ trước khi chiến dịch Hịa Bình kết thúc, ngày 26-1-1952, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã gửi các Liên khu ủy và Tỉnh Thành ủy chỉ thị “Phát triển và

củng cố các vùng du kích và căn cứ du kích, tích cực chuẩn bị chống giặc càn quét”

[25, tr. 336]. Ngày 28-2-1952, Ban Bí thư gửi tiếp chỉ thị về tích cực chống càn qt và cơng tác dân vận ở địch hậu. Ngày 16-3-1952, Ban Bí thư lại ra chỉ thị “Giữ vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và mở rộng thắng lợi của chiến dịch Hịa Bình” gửi các Liên khu và các tỉnh ở địch

hậu. Những bản chỉ thị 26-1, 28-2, 16-3 của Trung ương đã đúc kết từ thực tiễn thành công, phản ánh quy luật chiến tranh giải phóng ở vùng địch hậu, được lịch sử chứng minh là ánh sáng soi đường cao trào tiến công và nổi dậy sau chiến dịch Hịa Bình.

Căn cứ vào kinh nghiệm các trận chống càn trước, ngày 22-3-1952, Ban Cán sự Tả Ngạn nhận định địch sẽ tập trung lực lượng để càn quét lớn vùng căn cứ mới mở của ta. Nhiệm vụ cấp bách truớc mắt của toàn khu Tả Ngạn lúc này là: Củng cố các căn cứ, tăng cường các lực lượng vũ trang chủ lực, địa phương, dân quân du kích. Chuẩn bị sẵn sàng chống các cuộc càn quét lớn.

Nhạy bén với thời cuộc, tỉnh Thái Bình đã đón nhận chỉ thị của Trung ương và nhiệm vụ của Ban Cán sự Tả Ngạn giao cho một cách tự giác, tích cực và hồn tồn chủ động. Ngay khi địch chưa rút Hịa Bình, Tỉnh ủy Thái Bình đã cùng Đảng ủy Đại đồn 320 tổ chức học tập tình hình và nhiệm vụ, học tập kinh nghiệm chống càn cho chủ lực và bộ đội địa phương.

Khơng nằm ngồi dự đốn của ta, ngày 25-3-1952, quân Pháp tập trung 5 binh đoàn cơ động (GM1, GM2, GM3, GM4, GM7) và ba tiểu đồn dù do đích thân tổng tư lệnh R. Xalăng và tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ Đờ Lineret chỉ huy mở cuộc hành quân Thủy Ngân (Mercure) càn quét vùng giải phóng Thụy Anh, Thái Ninh, Kiến Xương, Tiền Hải trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Với quân số hơn 20000 tên ( lớn hơn qn số đánh ra Hịa Bình), 64 trọng pháo, 500 xe cơ giới, 6 tàu chiến, R. Xalăng và Đờ Linarét dự tính sẽ tiêu diệt được Đại đoàn 320, đồng thời tiêu diệt cơ quan lãnh đạo Thái Bình và của khu III, phá được vùng giải phóng mới của Thái Bình, bắt được nhiều thanh niên đi lính, xây dựng lại hệ thống chiếm đóng vừa mới bị quân ta phá, gỡ thế uy hiếp thị xã Thái Bình và hy vọng lập được chiến cơng lớn trình quan thầy Mỹ.

Sáng ngày 23-3 binh đoàn cơ động số 3 từ Vĩnh Bảo qua cầu Nghìn từ Diêm Điền vào Thụy Anh giải vây các vị trí đang bị quân ta bao vây uy hiếp, đồng thời thăm dò lực lượng của quân dân trong tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày 26 tháng 3, ba cánh quân binh đoàn số 1 và số 7 từ ngã ba Đọ, cầu Năm (đường 10) đánh xuống Thái Ninh. Binh đoàn cơ động số 4 từ Thị xã theo đường 39 vào đê Trà Lý đánh xuống Kiến Xương. Binh đoàn cơ động số 2 đổ bộ lên Thái Hạc, Văn Môn (Vũ Tiên) cùng tiến đánh Kiến Xương, Tiền Hải.

Từ ngày 27 đến 31-3, sau khi khép chặt vòng vây lớn, chúng cho quân bao vây đánh chiếm từng làng. Trên đường tiến quân mỗi khi gặp phải sự kháng cự hoặc nơi nào có chủ lực Việt Minh, thì gọi phi pháo ném bom khơng thương tiếc.

Tuy nhiên, trải qua 18 ngày càn quét (ngày 26-3 đến 12-4-1952) qn Pháp khơng những khơng “cất vó” và tiêu diệt được chủ lực của ta, mà còn bị tiêu diệt 2000 tên, buộc địch phải kết thúc sớm trận càn. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích phối hợp chiến đấu nhịp nhàng đều khắp, đánh trên 200 trận, luồn càn dẫn theo hàng nghìn thanh niên. Được sự giúp đỡ của nhân dân và dân quân du kích, ngày 29-3 bộ phận Đại đồn 320 luồn càn qua cửa Ba Lạt sang Nam Định rồi lại vịng về Tiên - Dun - Hưng, đánh vào phía sau đội hình hành quân của địch. Những sự phối hợp giữa các trận đánh trong vòng vây và ngồi vịng vây đạt kết quả lớn. Riêng các đơn vị của Đại đoàn 320 đã tiêu diệt 1750 tên, các đại đội địa phương Thái Bình đã đánh thắng nhiều tiểu đoàn địch, bảo vệ an toàn cơ quan lãnh đạo của tỉnh và của khu, khi ấy vừa chuyển đến Chỉ Thiện (Thái Ninh). Tiểu đội du kích Thanh Nê (Kiến Xương) chiến đấu với 200 quân địch trong một ngày.

Đỡ địn cho Thái Bình, Trung đồn 42 cùng bộ đội và du kích Hải Dương, Hưng Yên đã diệt 5 đồn, mở rộng vùng giải phóng Tiên Lữ, Phù Cừ, đột nhập vào thị xã Hưng Yên, Ty công an ngụy, đánh sập cầu Lực Điền, uy hiếp đường 5.

Trong trận phá càn Thủy Ngân, ta bị tiêu hao gần 1000 du kích và bộ đội, 5000 thanh niên bị bắt. Nhưng phong trào chiến tranh du kích ở Thái Bình khơng hề suy giảm. Đại đoàn 320 vẫn đứng vững trên địa bàn tỉnh.

Chiến thắng phá càn Thủy Ngân là chiến thắng mở đầu phá kế hoạch bình định đồng bằng của R. Xalăng trên địa bàn Tả Ngạn. Thắng lợi này là sự chứng minh đúng đắn, sáng suốt của Trung ương, sự nhạy bén kịp thời của khu và của Tỉnh ủy Thái Bình trong việc lãnh đạo chiến tranh du kích chống càn quét, thực hiện sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thống nhất phối hợp với các lực lượng trên địa bàn, trong việc vận dụng chiến thuật tiến cơng trong phịng ngự, giành chủ động trong bị động, đánh tiêu diệt trong tiêu hao, đánh trong vòng vây kết hợp với đánh vịng ngồi. Giá trị của chiến thắng phá càn Thủy Ngân ở chỗ, ta không chỉ tiêu diệt nhiều sinh lực địch trong một trận càn, mà cịn huy động được đơng đảo lực lượng bộ đội, cán bộ, nhân dân…cùng tham gia đánh càn và giành thắng lợi.

Cùng với sự thất bại trong trận càn Thủy Ngân ở Thái Bình, thực dân Pháp cũng khơng thực hiện được mục đích trong trận càn Lạc Đà ở nam Hải Dương và Hưng Yên. Sau hai thất bại này thực dân Pháp phải chuyển sang lối đánh càn quét nhỏ và vừa, chủ yếu là xua dãn các lực lượng ta và tiếp tế cho các vị trí bị vây hãm.

Sự phát triển mạnh mẽ của chiến tranh du kích ở Thái Bình đã làm cho tổng số vị trí địch cho đến (4-1952) ở trong tỉnh chỉ cịn 95 vị trí, so với 195 năm 1951, khu căn cứ Thái Bình rộng 80% diện tích của tỉnh, nối liền với khu căn cứ của Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Hà Nam, Nam Định…Thừa thắng xốc tới, quân và dân Thái Bình tiếp tục bẻ gãy các cuộc càn quét nhỏ và vừa của thực dân Pháp, đồng thời tranh thủ củng cố và mở rộng vùng giải phóng.

Chiến thắng trong trận chống càn Thủy Ngân cùng với những thành tích to lớn mà quân dân Thái Bình đã đạt được trên mọi lĩnh vực trong đầu năm 1952 đã được hội nghị thi đua toàn quân ngày 12-4-1952 xét khen thưởng, bên cạnh đó nhân dân Thái Bình cịn được Hồ Chủ tịch tặng cờ: “Quân dân một lòng tiêu diệt địch”. Làng kháng chiến Nguyên Xá với việc thực hiện ba không : “Không lập tề, không làm tay

sai cho giặc, khơng đi lính ngụy” và ba được: “Đánh được giặc, giữ được làng, tăng gia sản xuất” đã được Hồ Chủ tịch tặng cờ: “Nguyên Xá làng kiểu mẫu”. Tại

Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc, Nguyễn Thị Chiên Trung đội trưởng du kích xã Tán Thuật (Kiến Xương) được tuyên dương anh hùng trong số 4 anh hùng quân đội đầu tiên của cả nước. Tại Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ do Bộ Tổng tư lệnh tổ chức (7-1952) tại Thái Nguyên, những kinh nghiệm về việc chống càn cũng như việc xây dựng làng kháng chiến ở Thái Bình đã được hội nghị tiếp thu nhân rộng ra cho các tỉnh khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chiến tranh du kích ở Thái Bình cịn được tăng cường tiềm lực nhờ những kết quả trong hoạt động củng cố vùng giải phóng. Trong lĩnh vực kinh tế, nhờ những chính sách ruộng đất đúng đắn, phù hợp của chính quyền cách mạng, nhân dân trong tỉnh hăng hái tham gia cuộc vận động “Thi đua sản xuất, tiết kiệm” và “cuộc

vận động thi đua giết giặc” theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết quả cuối năm 1952 diện tích và sản lượng lúa trong tỉnh đã tăng 30% so với trước. Để đẩy mạnh sản xuất, trong năm 1952, Đảng bộ Thái Bình cịn lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống âm mưu đóng cống Trà Linh (Thụy Anh) của địch. Cuộc đấu tranh đòi chữa cống Trà Linh đã kết hợp chặt chẽ với đấu tranh khơng nộp thuế, nộp thóc, chống bắt lính, bắt phu. Trước cao trào đấu tranh của quần chúng, tỉnh trưởng ngụy quyền Thái Bình đã phải từng bước nhượng bộ và chi 4,5 triệu tiền Đông Dương chữa xong cống Trà Linh vào tháng 1-1953. Thắng lợi chữa cống Trà Linh cộng với thắng lợi mở cống Đào Thành (2-1952) đã cứu được hàng chục vạn mẫu ruộng ở Thụy Anh, Thái Ninh, Đơng Quan, Phụ Dực và 8 huyện phía bắc Thái Bình tránh được ngập mặn, úng lụt và hạn hán.

Chiến tranh du kích ở trong tỉnh cịn được cổ vũ bởi các Hội nghị thi đua toàn quốc (4-1952), sự ra đời khu Tả Ngạn sông Hồng (24-5-1952), Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5-1952), Hội nghị tổng kết chiến tranh du kích Bắc Bộ (7-1952). Tại Hội nghị tổng kết chiến tranh du kích, đồn đại biểu của Thái Bình vừa được học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn, vừa có dịp đúc kết thực tiễn chiến đấu của mình trong những năm qua.

Thực hiện Nghị quyết của hội nghị chiến tranh du kích, Thái Bình đã phân cơng Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên tỉnh đội, Bí thư huyện ủy kiêm chính trị viên huyện đội, Bí thư chi huyện kiêm Chính trị viên xã đội, tổ trưởng Đảng kiêm chính trị viên thơn đội, đưa đảng viên và đoàn viên ưu tú tham gia dân quân du kích, tăng tỷ lệ nữ trong xã đội, thôn đội. Việc giải quyết ruộng đất cho các lực lượng vũ trang tiếp tục được coi trọng. Phong trào tồn dân chăm sóc bộ đội, du kích dấy lên trong toàn tỉnh. Tất cả những biện pháp trên đã mang lại kết quả lớn, cuối năm 1952 ngoài số quân bổ sung cho chủ lực khu và Trung ương, tỉnh Thái Bình đã xây dựng được lực lượng dân qn du kích đơng đảo với 19727 du kích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những thắng lợi trên là nguồn cổ vũ to lớn để quân dân trong tỉnh biến vùng tạm chiếm của địch thành tiền phương, hậu phương của ta. Từ thực tiễn thắng lợi của chiến dịch Hịa Bình, Bộ Chính trị và Tổng quân ủy đã quyết định tấn công vào Tây Bắc (từ ngày 14-10 đến 30-12-1952) nhằm tiêu diệt địch, giải phóng Tây Bắc và đã giành được những thắng lợi to lớn. Để đỡ địn cho Tây Bắc, Lơtuốcnơ và Xalăng phải vét thêm 9 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng lên Tây Bắc làm cho lực lượng chiếm đóng ở đồng bằng bị sơ hở, cô lập. Cuộc tấn công Tây Bắc của quân ta đã đẩy đạo quân viễn chinh lún sâu vào thế bị động khơng lối thốt: giữ đồng bằng thì bỏ mất Tây Bắc, giữ Tây Bắc thì làm yếu đồng bằng.

Tranh thủ thời cơ lớn này, quân và dân Thái Bình đã đẩy mạnh cuộc tiến cơng và nổi dậy, phá các khu bình định, bao vây, diệt, bức rút, gọi hàng, phá càn, mở rộng vùng giải phóng. Quân dân trong tỉnh đã bao vây 25 đồn (trong tổng số 101 đồn), bức rút một loạt các đồn bốt ở Hưng Nhân, Quỳnh Cơi, Tiên Hưng. Phục kích đánh địch ở Ngã ba Đọ (Đơng Quan) diệt gần 100 tên trong đó có hai đại úy và 1 thiếu tá Pháp, bức hàng đồn Phương Xá, diệt đồn Cầu Ba (Thư Trì), Cống Đậu và Cầu Bo (thị xã). Để cứu nguy cho các đồn bốt của chúng, từ ngày 16 đến ngày 19-1- 1953, ba binh đoàn cơ động GM4, GM3, GM5 do tướng Becsô chỉ huy đánh vào Đông Quan, Thái Ninh, Quỳnh Côi, Phụ Dực. Cuộc càn quét mang tên Con Sâu (Artois) này không xua dãn được lực lượng của ta, nhưng chúng đã đốt hơn 600 nóc nhà, cướp phá hàng chục tấn thóc. Từ ngày 20 đến 21-1-1953, cuộc càn quét chuyển sang Vũ Tiên, Kiến Xương đổi tên là Con Cóc (Crapaud). Cũng như cuộc càn Con Sâu, cuộc càn Con Cóc chớp nhống trong ba ngày khơng đạt được kết quả. Trong cả hai cuộc càn, địch bị loại khỏi vịng chiến gần 1000 tên, ta bảo tồn lực lượng.

Hòa nhịp với các cuộc đấu tranh trên, nhân dân trong vùng địch tạm chiếm cũng đẩy mạnh đấu tranh chống dồn làng đuổi dân, lập vành đai trắng, chống thu thuế, chống bắt lính, làm tan rã hàng ngũ địch, chống bầu cử bù nhìn.

Tại huyện Thụy Anh, hàng chục nghìn dân đã kéo lên đồn, lên quận kiến nghị, phản đối địch cắt lúa, dỡ nhà lập vành đai trắng. Địch buộc phải dàn hịa, trì hỗn, bồi thường và cuối cùng là phải nhượng bộ. Bên cạnh đó, để chống lại phong trào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bắt lính, Đảng bộ và chính quyền địa phương các đồn thể đã phát động phong trào bảo vệ thanh niên, chống bắt lính, kí cam kết khơng chụi đi lính cho giặc, xung phong tịng qn, vào du kích đánh giặc giữ làng. Năm 1952 ở Thái Bình có 5800 thanh niên làm giấy cam kết khơng đi lính cho ngụy, 1824 thanh niên tòng quân, sáu tháng đầu năm 1953 có thêm 3807 thanh niên nhập ngũ. Phong trào địch vận cũng đạt hiệu quả cao, hè năm 1953, ở Tiên Hưng có một đại đội địi giải ngũ. Lính Đơng Q (Vũ Tiên) trùm chăn đánh chết tên đồn trưởng hung ác.

Nhằm phá kế hoạch bầu cử ngụy quyền tỉnh của địch (20-5-1952), nhân dân Thái Bình đã lan truyền kể tội bọn tay sai bán nước, lấy thắng lợi trong trận càn Thủy Ngân để giải thích đồng thời lên án các tội ác của giặc trong càn quét, ngăn chặn bọn phản động đội lốt cha cố quảng cáo cho bọn bán nước giữa thánh đường, đưa đơn đòi tiền tử tuất, phát đơn kiện lính vào làng bắt lợn, gà giữa nơi bầu cử

Một phần của tài liệu chiến tranh du kích ở thái bình (1950 - 1954) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)