6. Kết cấu luận văn
3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu cuộc chiến tranh du
Khơng chỉ có một vị trí, ý nghĩa lịch sử to lớn, chiến tranh du kích ở Thái Bình cịn để lại một số bài học kinh nghiệm rất có giá trị:
3.2.1. Chiến tranh du kích muốn giành thắng lợi phải phát huy đƣợc sức mạnh của nhân dân
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc là cả nước chung sức đánh giặc, Đảng, Bác Hồ đã chủ trương phát động kháng chiến toàn dân, kiên quyết dựa vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân vì: “Chiến tranh ngày nay phức tạp và hết sức khó khăn, khơng dùng tồn lực lượng
của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó khơng thể nào thắng lợi được”. “Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng khơng chống lại nổi” [55, tr. 295]. Cuộc
kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mình là chính, vì thế việc tranh thủ và phát động đông đảo nhân dân đứng lên kháng chiến là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cuộc kháng chiến của
ta là cuộc kháng chiến của toàn dân” [58, tr. 295] Người nói “phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được” [58, tr. 295].
Xuất phát từ quan điểm của Đảng, Bác Hồ về vai trò của quần chúng nhân dân, ngay từ khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân Thái Bình đã cùng với nhân dân cả nước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có một ý chí căm thù giặc sâu sắc, một quyết tâm chiến đấu còn cao hơn núi, sâu hơn vực thẳm. Căm thù, quyết tâm và lòng tin của nhân dân Thái Bình được nhen lên từ thực tế hành động xâm lược, đàn áp, khủng bố, cướp bóc của thực dân Pháp, từ truyền thống chống ngoại xâm trong lịch sử, từ kinh nghiệm trong thời kì Cách mạng Tháng Tám và từ đường lối kháng chiến của Đảng. Lòng quyết tâm rõ ràng là cao hơn núi, chí căm thù dứt khốt là sâu hơn vực. Nhưng buổi đầu kháng chiến chưa ai có thể nghĩ ra đáp số cho bài tốn hóc búa cụ thể ở một tỉnh khơng có rừng núi, địa hình bằng phẳng, bốn mặt đều là sơng nước trong khi so sánh lực lượng hai bên là quá chênh lệch, địch có hàng vạn quân binh đoàn cơ động, các loại ngụy quân dày đặc được trang bị đủ vũ khí, cịn ta khơng chỉ nằm trong vịng vây của địch mà vũ khí hết sức thiếu thốn, các lực lượng vũ trang địa phương thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Làm thế nào để chống lại các cuộc càn quét của địch, làm thế nào để giải phóng quê hương. Từng bước, qua thực tế chiến đấu, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân Thái Bình đã hiểu một cách thấm thía rằng con đường cơ bản, giải pháp cơ bản khơng gì khác hơn là tồn dân đánh giặc đúng như lời của Hồ Chí Minh đã dạy từ ban đầu. Đây cũng là quy luật làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến nói chung, chiến tranh du kích ở Thái Bình nói riêng, là sức mạnh của mọi sức mạnh. Hơn nữa, đối với một tỉnh thuần nơng như Thái Bình, việc phát huy sức mạnh của nhân dân, thực chất là phát huy sức mạnh của giai cấp nông dân, mà nếu “khéo tổ
chức khéo lãnh đạo thì lực lượng ấy sẽ làm xoay chuyển đất, bao nhiêu thực dân và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng ấy đánh tan” [58, tr. 290]. Nhưng hiểu được sức mạnh của nhân dân đã khó, làm thế nào để phát huy sức mạnh của nhân dân lại càng khó hơn. Thực tế cuộc chiến tranh du kích ở Thái Bình cho ta thấy rằng:
Muốn phát huy sức mạnh của dân, trước tiên phải kiên trì bám đất, bám dân để thực hiện chiến tranh chiến tranh du kích. Từ trong lịch sử, đã từng trải qua nhiều tầng áp bức bóc lột của giai cấp thống trị, người dân Thái Bình đã từng bỏ đất, bỏ quê hương đi tha phương cầu thực ở nơi khác, từ trong q trình đó đã giúp người dân Thái Bình chiêm nghiệm ra một điều :
“Chết đói trong làng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối với họ, tình u q hương, đất nước là khơng gì có thể lay chuyển. Cũng chính tình u đối với q hương đất nước đã thơi thúc tồn thể qn dân Thái Bình chỉ với những vũ khí thơ sơ đã đã bám đất để đứng lên đánh Pháp ngay từ khi chúng vừa đặt chân lên Thái Bình, và cũng với tình u đó thực dân Pháp chỉ chiếm được đất chứ chúng không bao giờ chiếm được lịng nhân dân Thái Bình. Xuất phát từ đặc điểm như vậy của người dân Thái Bình, nếu khơng bám đất, bám dân thì cuộc kháng chiến nói chung, chiến tranh du kích nói riêng ở trong tỉnh sẽ không thể giành được thắng lợi. Bởi “Du kích như cá. Dân chúng như nước. Cá khơng có nước thì cá chết. Du kích khơng có dân thì du kích chết”[19, tr. 469].
Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức được vấn đề này. Trước khi thực dân Pháp tấn cơng Thái Bình, do những sai lầm trong đánh giá về địch đã dẫn đến tưởng tưởng bám đất đất, bám dân không được coi trọng, biểu hiện là những khuyết điểm, thiếu sót trong q trình chuẩn bị mọi mặt cho chiến đấu. Vì vậy, khi địch tấn cơng Thái Bình chúng ta khơng những khơng chặn được giặc, bảo vệ được nhân dân mà ngược lại khơng ít cán bộ, đảng viên lực lượng vũ trang bị hy sinh, bị bật đất, bất dân, chạy dài hoặc có tư tưởng cầu an. Tình trạng này khiến cho nhân dân hoang mang, dao động mất niềm tin vào lực lượng cách mạng trong tỉnh. Ở nhiều nơi trong tỉnh, nhân dân không dám che trở cho lực lượng cách mạng vì sợ địch khủng bố. Xuất phát từ lẽ đó, chiến tranh du kích ở Thái Bình đã chụi những tổn thất nghiêm trọng.
Từ bài học thực tế của việc bật đất, bật dân cùng sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang trong tỉnh vượt qua mọi khó khăn gian khổ, kiên trì bám đất, bám dân để gây dựng lại cơ sở trong quần chúng nhân dân. Hiệu quả của hoạt động này là chiến tranh du kích ở Thái Bình khơng chỉ được khơi phục mà cịn có những bước phát triển vững chắc, tiến lên giành và giữ vững thế chủ động đập tan mọi âm mưu, cố gắng của địch trên địa bàn tỉnh, biến vùng chiếm đóng của địch thành tiền phương và hậu phương của ta, góp phần tạo điều kiện cho các chiến trường cả nước giành thắng lợi. Chính vì vậy, du kích khơng chỉ là “du” (đi để đánh) mà phải kiên trì bám đất, bám dân, bám địch mà đánh. Đúng như lời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết chiến tranh du kích (7 - 1952):
"Phải bám sát lấy dân, rời dân ra là nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu. Như vậy thì bất kể việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi” [21, tr. 525].
Thứ hai, huy động phải gắn liền với việc bồi dưỡng sức dân. Đây là việc làm thường xuyên của cha ông ta trong lịch sử cũng như của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Huy động sức dân và bồi dưỡng sức dân ln có mối quan hệ biện chứng với nhau. Ở Thái Bình, những chính ruộng đất cùng những cải cách dân chủ được thực hiện ngay sau Cách mạng Tháng Tám và tích cực thực hiện ngay khi mở vùng giải phóng đã bước đầu đem lại quyền lợi cho nhân dân trong tỉnh. Những chính sách này đã làm cho nhân dân hiểu rõ giá trị thiêng liêng của những quyền lợi mà mình đang có, vì vậy họ sẽ một lịng, một dạ gắn bó và quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng. Đây chính là gốc rễ, là nền tảng vững chắc để chiến tranh du kích Thái Bình làm nên một kì tích trong kháng chiến chống Pháp. Đúng như lời khẳng định của Lênin: “Khơng bao giờ người ta có thể chiến thắng được một dân tộc mà
đa số công nhân và nông dân đã biết, đã cảm và trơng thấy rằng họ bảo vệ chính quyền của mình… chính quyền của những người lao động, rằng họ bảo vệ sự nghiệp mà một khi thắng lợi sẽ đảm bảo cho họ, cũng như cho con cái họ, có khả năng hưởng thụ mọi thành quả văn hóa, mọi thành quả lao động của con người”
[55, tr. 378].
Thứ ba, lực lượng vũ trang phải bảo vệ được nhân dân, là chỗ dựa vững chắc để nhân dân tham gia đấu tranh. Trước chiến dịch Hịa Bình, trong các cuộc tấn cơng, càn quét của địch, lực lượng vũ trang trong tỉnh đã khơng làm tốt được nhiệm này. Vì vậy, trước sự khủng bố điên cuồng của địch, nhân dân ở nhiều nơi trong tỉnh đã có tư tưởng hoang mang, dao động, mất niềm tin vào lực lượng vũ trang. Thậm chí có nơi nhân dân cịn khơng dám cho du kích, bộ đội địa phương vào bám làng để chiến đấu vì sợ địch khủng bố. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng của chiến tranh du kích nói chung, lực lượng vũ trang nói riêng ở Thái Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhưng, khi lực lượng vũ trang trong tỉnh kiên trì, dũng cảm bám đất, bám dân gây dựng lại cơ sở, luôn đi đầu trong mọi hoạt động đánh địch cũng như những hoạt động hỗ trợ quần chúng nhân dân đấu tranh, thì nhân dân trong tỉnh khơng những hăng hái tham gia xây dựng lực lượng vũ trang mà họ còn phối hợp với lực lượng vũ trang tham gia đánh địch bằng nhiều hình thức với mọi vũ khí trong tay, tạo ra thế trận tồn dân đánh giặc. Những thắng lợi của chiến tranh du kích ở Thái Bình từ sau Chiến dịch Hịa Bình là một minh chứng cho điều này.
Mối quan hệ giữa qn và dân ln khăng khít và chặt chẽ như cá với nước, đó là mối quan hệ tương hỗ cho nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Vì vậy, muốn huy động được nhân dân tham gia đánh giặc, lực lượng vũ trang luôn phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, phải bảo vệ được dân và luôn là lực lượng nòng cốt để hỗ trợ nhân dân đấu tranh. Bài học này đã được lịch sử chứng minh ln là chìa khóa của những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thứ tư, việc vận động đồng bào trong vùng địch tạm chiếm, đồng bào Thiên chúa giáo ngồi việc kiên trì bám đất, bám dân thì phải có hình thức linh hoạt, phù hợp với tín ngưỡng và đặc điểm của từng vùng. Riêng đối với đồng bào theo đạo, do đặc điểm về tín ngưỡng nên họ rất dễ bị kẻ địch dụ dỗ, lơi kéo. Vì vậy, ngồi những hoạt động tuyên truyền, giáo dục thì việc tố cáo tội ác của phản động đội lốt Thiên chúa giáo cũng là việc làm hết sức cần thiết. Việc chính quyền cách mạng trong tỉnh tiến hành khai quật thi hài của những người dân bị bọn phản động Thiên chúa giáo giết hại ở Quỳnh Lang (Quỳnh Phụ), Phương Xá (Đông Quan), Tràng Lũ (Phụ Dực) và mở phiên tịa xử án tử hình đối với Mai Đức Tín tên phản động đội lốt Thiên chúa giáo có nợ máu đối với nhân dân (12-5-1953) đã giúp nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là đồng bào theo đạo hiểu rõ hơn bộ mặt thật của chúng, tạo điều kiện cho cuộc vận động đồng bào lương giáo có hiệu quả.
Nhân dân luôn là nền tảng cho mọi thắng lợi, nhưng để phát huy được sức mạnh của nhân dân đòi hỏi những người lãnh đạo phải bám sát dân, hiểu được dân từ đó mới có thể đưa ra những biện pháp, chính sách phù hợp đối với từng vùng, từng thời kì lịch sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.2. Chiến tranh du kích cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình thức, mặt trận đấu tranh
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chiến tranh du kích ở Thái Bình khơng chặn được các cuộc tấn công, càn quét của địch là do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng đem lại hiệu quả giữa nhân dân hai miền Nam - Bắc ở trong tỉnh, giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do, giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, địch vận, giữa cuộc chiến đấu của quân dân Thái Bình với quân dân của các chiến trường cả nước đặc biệt là ở trên chiến trường chính. Vì vậy, Chiến dịch Hịa Bình tạo ra bước ngoặt đối với chiến tranh du kích ở Thái Bình khơng chỉ bởi nó tạo điều kiện cho quân dân trong tỉnh tiêu diệt địch mà quan trọng hơn nó đã tạo điều kiện để chiến tranh du kích ở Thái Bình có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các mặt trận tạo ra sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt địch.
Sau Chiến dịch Hịa Bình, sở dĩ ta ln giành và giữ vững thế chủ động là do ta đã có sự phối hợp, hiệp đồng chiến đấu ăn khớp của quân dân trong tỉnh cả ở vùng giải phóng lẫn vùng tạm chiếm, cả bằng quân sự, chính trị, kinh tế, địch vận, bằng sự phối hợp chiến đấu giữa quân dân Thái Bình với quân dân các chiến trường cả nước. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp như vậy nên có những trận càn địch sử dụng số quân lớn hơn cả cuộc hành quân ra Hịa Bình như trận càn Thủy Ngân, trận càn Cá Măng… nhưng chúng không những không đạt được mục đích mà ngược lại chúng cịn bị thiệt hại nặng nề. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung, chiến tranh du kích ở Thái Bình nói riêng.
Một số nhà chiến lược nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam thường cho rằng chiến tranh nhân dân đồng nghĩa với chiến tranh du kích. Đó là những nhận định hoàn toàn sai lầm. Đảng ta khơng bao giờ có một chiến lược qn sự thuần túy, và cũng chưa bao giờ hạn chế chiến tranh ở mức độ chiến tranh du kích. Chiến lược chiến tranh cách mạng của Đảng là một chiến lược tổng hợp, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, đánh địch bằng mọi cách, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Trong khi đẩy mạnh đấu tranh chính trị, phát triển chiến tranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
du kích, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng bộ đội chủ lực thành những binh đoàn mạnh từ tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn đến quân đoàn, trở thành những “quả đấm
thép” đủ sức giáng cho địch những đòn tiêu diệt lớn, quyết định chiến trường. Đây
cũng chính là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới thời đại Hồ Chí Minh, là ánh sáng soi đường cho chiến trường cả nước nói chung, chiến tranh du kích ở Thái Bình nói riêng giành thắng lợi.
3.2.3. Chiến tranh du kích phải xây dựng đƣợc hậu phƣơng tại chỗ
Bất cứ một cuộc chiến tranh nào cũng đều phải có hậu phương. Lênin cho rằng:
“Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có hậu phương được tổ chức vững chắc. Một đội quân giỏi nhất, những con người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [53, tr. 479].
Trong kháng chiến chống Pháp, đường lối xây dựng căn cứ địa hậu phương chiến tranh nhân dân cũng hình thành rõ rệt, ngày càng hồn chỉnh với những chính sách ngày càng cụ thể. Đảng, Bác Hồ không quan niệm hậu phương theo nghĩa