THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài " Thực trạng bảo hiểm thành phần hiện nay ở BHXH" pdf (Trang 56 - 77)

thành, trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế, chuyển đổi tổ chức, Bảo hiểm xã hội Việt nam phải thực hiện nhiều công việc trong việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, kiện toàn bộ máy hoạt động... Do đó trong tổ chức hoạt động vẫn còn nhiều bất cập.

- Hiện nay chúng ta chưa có luật BHXH, do đó trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa có sự phân định rõ giữa quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp BHXH, cán bộ BHXH không có đủ phương tiện thực hiện các biện pháp chế tài khi người lao động, chủ sử dụng lao động vi phạm điều lệ BHXH…

- Trong quá trình hoạt động, BHXH Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do ngành mới thành lập, các chế độ BHXH đang trong quá trình hoàn thiện, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ BHXH, kiện toàn cơ cấu tổ chức cũng như thống nhất cơ chế quản lý quỹ BHXH.

III. THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM XÃ HỘI VIỆT NAM

1. Quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn a, Các chế độ ngắn hạn a, Các chế độ ngắn hạn

Các chế độ ngắn hạn được xác định dựa vào thời gian chi trả trợ cấp (nói cách khác là dựa vào thời gian hưởng trợ cấp tối đa) và thường là dưới một năm. Đặc trưng của các chế độ này là chi phí hàng năm thường ổn định khi thể hiện cả ở tỷ lệ thu hàng năm về bảo hiểm cũng như mức hưởng bình quân cho một người tham gia, qua một khoảng thời gian dài tính thường xuyên trong một năm.

Quỹ BHXH ngắn hạn được hình thành từ sự tham gia các chế độ ngắn hạn và được dùng riêng biệt để chi trợ cấp cho các chế độ này và các khoản chi phí cho hoạt động sự nghiệp.

Cơ chế tài chính của các chế độ ngắn hạn là thu đến đâu chi đến đấy hoặc theo cơ chế đánh giá hàng năm. Trong cơ chế không có dự trữ này, các mức đóng góp được xác định ở mức sao cho hàng năm, các mức này (cộng với thu nhập từ đầu tư ) phải thoả đáng để đáp ứng với các chi phí cho các chế độ và chi phí quản lý hàng năm. Để duy trì tỷ lệ đóng góp ổn định, một khoản chênh lệch nhỏ được bổ xung cho tỷ lệ đóng góp và quỹ tăng do khoản bổ xung này được đưa vào đự phòng các sự cố.

Bảo hiểm xã hội Việt nam hiện nay đang thực hiện các chế độ ngắn hạn bao gồm:

 Chế độ ốm đau (đặc trưng bởi thời gian hưởng trợ cấp ốm đau tối đa là từ 30 đến 50 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường ).

 Chế độ thai sản (thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp tối đa là 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường).

 Chế độ TNLĐ-BNN trợ cấp một lần với mức suy giảm khả năng lao động từ 5%-30%.

 Chế độ tử tuất trợ cấp một lần.

b, Xác định mức đóng góp BHXH

Mức đóng góp BHXH được ấn định vào đầu năm, sau đó được điều chỉnh vào cuối năm tuỳ theo tình hình thực tế trong năm. Tỷ lệ đóng góp được ấn định trước trên cơ sở các đánh giá tài chính bảo hiểm cả dựa vào thực tế trước đây của hệ thống cũng như thực tế rút ra từ các hệ thống khác. Điều quan trọng là tỷ lệ đóng góp được ấn định theo cách nó giữ được ổn định càng lâu càng tốt mà không cần đến việc ấn định quá cao.

Trong công thức xác định phí BHXH, phí thuần tuý được xác định như sau: Ptt = Chi phí có thể sảy ra cho các chế độ

Hay Ptt =N.f.m.k

Trong đó N: Số người tham gia f: Tần suất xảy ra rủi ro

m: Số ngày bình quân của một trường hợp rủi ro k: Chi phí bình quân cho một ngày

Những thành phần trong tính toán thực tế sẽ phụ thuộc vào công thức trong đó số liệu có thể thu thập được thông quy các phương pháp thống kê (cuả một số năm trước đó), điều tra chọn mẫu và các phương pháp dự báo. Khi điều chỉnh phí bảo hiểm dựa vào sự thay đổi của các thành phần trong công thức trên.

Điều quan trọng là sau khi xác định được tổng chi phí cho các chế độ (hay tổng phí thuần tuý) ta phải gắn nó với tổng mức tiền lương hàng năm làm căn cứ đóng BHXH theo một tỷ lệ nhất định.

Sau đây là một ví dụ xác định mức đóng góp đối với chế độ ốm đau.

Các giả định:

Mức hưởng trợ cấp ốm đau = 50% tiền lương ngày

Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội N = 100.000 Tần số sảy ra rủi ro f = 1

Số ngày bình quân một trường hợp rủi ro m = 16 Tiền lương bình quân năm s = 1.200

Có 300 ngày làm việc trong một năm

Từ các giả định trên chúng ta tính được:

Chi phí bình quân cho một ngày k = 50%x1200/300 = 2 Tổng chi phí cho một năm = 100.000x0,5x16x2 = 1.600.000 Tổng tiền lương một năm làm căn cứ đóng góp là:

Nxs = 100.000x1200 =120.000.000

Vậy tỷ lệ đóng góp

Ptt = Tổng chi phí cho một năm/Tổng tiền lương đóng bảo hiểm

= 1.600.000/120.000.000 =0,0133 =1,33% của tiền lương đóng bảo hiểm.

2. Quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn a, Các chế độ dài hạn a, Các chế độ dài hạn

Các chế độ dài hạn được phân biệt với các chế độ ngắn hạn bởi thời gian hưởng trợ cấp, thời gian hưởng trợ cấp dài và thường không xác định được một cách chính xác một người sẽ được hưởng trợ cấp trong khoảng thời gian bao lâu mà chỉ có thể xác định được khoảng thời gian trung bình mà người lao động được hưởng trợ cấp. Đây cũng là một trong những cơ sở để xác định mức đóng góp BHXH.

Cơ chế tài chính đối với các chế độ dài hạn là cân đối thu- chi BHXH trong một khoảng thời gian dài ( khoảng thời gian người lao động tham gia và đóng BHXH ) trước ảnh hưởng của những nhân tố có thể làm tăng chi phí hàng năm:

- Khi chế độ BHXH dài hạn dựa vào thu nhập của người tham gia BHXH thì mức bảo hiểm bình quân năm sẽ tăng mỗi năm tại thời điểm hoặc gần với thời điểm mà người đó đủ điều kiện để hưởng chế độ BHXH dài hạn.

- Người hưởng BHXH dài hạn những năm trước sẽ tiếp tục được nhận chế độ dài hạn và, bởi vì tuổi thọ ngày càng tăng, người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn trong tương lai sẽ nhận bảo hiểm xã hội với một thời gian hưởng dài hơn.

- Chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn đã được chi trả có thể được tăng tuỳ theo mức tăng tiền lương hoặc giá cả sinh hoạt.

Các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn bao gồm:

 Chế độ hưu trí: Với mức trợ cấp hàng tháng tối đa bằng 75% tiền lương bình quân 5 năm trước khi hưởng trợ cấp.

 Chế độ TNLĐ-BNN trợ cấp hàng tháng.

 Chế độ tử tuất trợ cấp hàng tháng.

Quỹ BHXH dài hạn được hình thành từ sự đóng góp của người lao động tham gia các chế độ dài hạn.

b, Xác định mức đóng góp BHXH

Với cơ chế thu đến đâu chi đến đó

Trong một hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn, theo nguyên tắc, tổng số hưởng chế độ sẽ tăng lên hàng năm trong một thời gian dài. Thời điểm mà hệ thống đạt

được sự chín muồi phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như dân số và kimh tế, cũng như phụ thuộc vào những quy định pháp lý về quản lý hệ thống.

Trong hệ thống với cơ chế tài chính thu đến đâu chi đến đó không được tạo nguồn, không có quỹ được tạo ra từ trước, và mức hưởng trong hệ thống dài hạn này sẽ được trả bằng những đóng góp hiện tại. Với đặc điểm chi phí hàng năm ngày càng tăng trong hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn, nếu cơ chế thu đến đâu chi đến đó được áp dụng, tỷ lệ đóng góp (theo phần trăm tiền lương của người tham gia bảo hiểm) có thể sẽ thấp trong thời kỳ hệ thống mới hình thành và sẽ tăng hàng năm trong rất nhiều năm sau đó.

Tuy nhiên trong hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn đã chín muồi, khi việc phân bố tuổi của đân số đã đạt được mức độ ổn định và số thu hàng năm tương ứng với số chi hàng năm thì cơ chế tài chính thu đến đâu chi đến đó lại tỏ ra thích hợp vì nó cho phép loại trừ được ảnh hưởng của lạm phát.

Cơ chế với mức bảo hiểm bình quân tổng thể

Tỷ lệ đóng góp trong cơ chế này là tỷ lệ được ấn định theo tỷ lệ phần trăm của thu nhập hàng năm làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Từ đó, trong một hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn điển hình, mức chi trả hàng năm đối với các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn có tỷ lệ tăng dần theo thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và từ đó, tỷ lệ đóng góp được thiết lập ở mức độ bảo đảm cân đối tài chính trong thời gian không hạn định giữa thu và chi của hệ thống, điều hiển nhiên là trong những năm đầu (và thường là rất nhiều năm) tỷ lệ đóng góp sẽ vượt quá tỷ lệ được áp dụng trong cơ chế thu đến đâu chi đến đó. Do vậy trong khoảng thời gian này, đóng góp hàng năm và thu nhập từ đầu tư của hệ thống sẽ vượt quá chi hàng năm. Mức vượt quá này tạo ra một dự trữ mang tính kỹ thuật (hoặc tài chính bảo hiểm) mà có thể được đầu tư và lãi suất từ đó sẽ bổ xung cho nguồn thu nhập từ đóng góp, khi chi hàng năm thực tế vượt quá đóng góp hàng năm dựa trên cơ chế tài chính với mức bảo hiểm bình quân tổng thể.

Trong hệ thống được tạo nguồn, dự trữ được dành để chi trả chế độ trong tương lai cần được tăng lên khi mức chi trả chế độ dài hạn của hệ thống tăng. Trở ngại đối với cơ chế này đó là ảnh hưởng của lạm phát dự trữ quỹ bảo hiểm, cũng như sự thay đổi về giá sinh hoạt làm giảm giá trị thực tế của mức hưởng trong khi

điều chỉnh mức chi trả các chế độ là khó khăn (do tỷ lệ đóng góp đã được ấn định).

Một cơ chế tài chính thích hợp cho một hệ thống bảo hiểm xã hội dài hạn nên đáp ứng những tiêu thức sau:

­ Tỷ lệ đóng góp không nên vượt quá khả năng của người tham gia bảo hiểm, chủ sử dụng lao động và của nền kinh tế hỗ trợ cho hệ thống nói chung.

­ Dự trữ được tạo ra không nên vượt quá khả năng của đất nước để có thể hấp thụ một cách có hiệu quả vào đầu tư theo cách thức mang lại lợi nhuận.

­ Tỷ lệ đóng góp nên duy trì ổn định tương đối trong một thời gian dài, và bất cứ một sự tăng nào cũng nên thực hiện từ từ.

Cơ chế bảo hiểm cân đối

Trong cơ chế bảo hiểm cân đối, một tỷ lệ đóng góp được thiết lập sao cho, qua một khoảng thời gian quy định được cân đối (ví dụ 10, 15 hoặc 20 năm), thu nhập do đóng góp và lãi suất từ quỹ dự trữ của hệ thống sẽ đáp ứng được thoả đáng chi phí cho các chế độ và phí hành chính. Một trong những cơ chế mà ILO thường sử dụng là cơ chế bảo hiểm cân đối giúp cho phần dự trữ không bị giảm trong suốt khoảng thời gian được cân đối.

Theo định nghĩa này, trong khoảng thời gian cân đối, dự trữ phát sinh trong thời kỳ trước đó, (từ thu vượt quá chi) không đòi hỏi phải đáp ứng chi trả của hệ thống, được dùng vào đầu tư dài hạn. Tỷ lệ đóng góp trong giai đoạn đầu của thời kỳ cân đối, sẽ nằm giữa tỷ lệ đóng góp được áp dụng trong cơ chế thu đến đâu chi đến đó và tỷ lệ áp dụng trong cơ chế với mức bảo hiểm bình quân tổng thể.

Cơ chế tài chính bảo hiểm cân đối có những đặc trưng sau:

­ Thời kỳ cân đối được chọn với một độ dài giới hạn đủ để đảm bảo mức độ ổn định nhất định của tỷ lệ đóng góp.

­ Tỷ lệ đóng góp được xác định theo cách thức phần thu mong đợi (đóng góp và thu nhập từ đầu tư) của hệ thống, trong thời kỳ cân đối, sẽ bằng chi phí mong đợi.

­ Cơ chế tài chính không cho phép về nguyên tắc sử dụng quỹ tích luỹ để chi trả những chi phí hiện hành (chỉ lãi suất của quỹ được sử dụng).

­ Khi mức đóng góp hiện hành cộng với thu nhập từ đầu tư, không còn đủ để chi trả những chi phí hiện hành, mức bảo hiểm tăng lên đến mức đòi hỏi một thời kỳ cân đối thay thế.

Bảng 17: Tổng hợp các quỹ BHXH thành phần.

Quỹ BHXH ngắn hạn Quỹ BHXH dài hạn

Nguồn hình thành

Người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước

Người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước

Cơ chế đóng góp Đánh giá hàng năm những chi phí có thể sảy ra

- thu đến đâu chi đến đó (thích hợp đối với hệ thống BHXH đã chín muồi)

- Bảo hiểm bình quân tổng thể

- Bảo hiểm cân đối Thời hạn trợ cấp Dưới một năm Không xác định

Các chế độ trợ cấp Ốm đau Thai sản TNLĐ-BNN (trợ cấp 1 lần) Tử tuất (trợ cấp 1 lần) Hưu trí TNLĐ- BNN (trợ cấp hàng tháng) Tử tuất (trợ cấp hàng tháng)

Chiến lược đầu tư Đầu tư ngắn hạn Đầu tư dài hạn

Thủ tướng chính phủ Hội đồng quản lý Tổng GĐ BHXH P.Tổng GĐ P.Tổng GĐ Các phòng ban nghiệp vụ BHXH BHXH Tỉnh, TP trực thuộc TW BHXH Quận, Huyện, Thị xã IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và thực hiện

Bảo hiểm xã hội Việt nam được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương theo sơ đồ sau:

Theo thông tư số 150/BHXH/TCCB của Bảo hiểm xã hội Việt nam hướng đẫn tổ chức công tác cán bộ của hệ thống BHXH ở địa phương thì bộ máy giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh được tổ chức như sau:

2. Phòng quản lý thu BHXH. 3. Phòng quản lý chi BHXH. 4. Phòng kế hoạch-Tài chính. 5. Phòng tổ chức- Hành chính. 6. Phòng kiểm tra.

Căn cứ vào nhiệm vụ thu chi trả BHXH của BHXH tỉnh, cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh được tổ chức theo mô hình trên đối với những tỉnh có mức thu, chi BHXH lớn. Đối với những tỉnh có mức thu, chi BHXH trung bình và thấp thì có thể ghép hai phòng 5+6 và 3+4.

Khi tách quỹ BHXH thành các quỹ thành phần, dựa vào mối quan hệ giữa các phòng ban đó với đối tượng tham gia BHXH và đối hưởng BHXH nên thành lập ra các bộ phận trong các phòng ban để thực hiện các chức năng phù hợp (bộ phận thực hiện các chế độ ngắn hạn và bộ phận thực hiện các chế độ dài hạn) .

Phòng Tổ chức-hành chính với chức năng riêng biệt là giúp giám đốc trong việc: Kiện toàn tổ chức bộ máy giúp việc, phối hợp công tác giữa các phòng chức năng, quản lý tổ chức công chức, viên chức... nói chung chức năng cơ bản của phòng Tổ chức- hành chính là quản trị nguồn nhân sự BHXH và không cần thiết phải thay đổi.

Các phòng quản lý thu và phòng kiểm tra cũng không thay đổi với lập luận các phòng này thực hiện công tác thu BHXH và kiểm tra trên cùng một đối tượng. Thật khó có thể thành lập ra hai bộ phận để rồi cùng đến thu BHXH ở một đối tượng hay đơn vị tham gia BHXH.

Các phòng quản lý chi BHXH và phòng Kế hoạch-tài chính nên thành lập hai bộ phận để thực hiện quản lý chi trả BHXH ngắn hạn và dài hạn cho các đối tượng hưởng trợ cấp dài hạn và ngắn hạn (Trang bên):

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài " Thực trạng bảo hiểm thành phần hiện nay ở BHXH" pdf (Trang 56 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)