PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THU-CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài " Thực trạng bảo hiểm thành phần hiện nay ở BHXH" pdf (Trang 47 - 52)

1. Sự mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bằng cả hình thức bắt

buộc và tự nguyện

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là yếu tố bảo đảm an toàn xã hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ, đồng thời tạo ra sự chênh lệch dương giữa thu và chi quỹ bảo hiểm xã hội nhằm bảo tồn và tăng trưởng nguồn quỹ. Hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn rất hạn hẹp: Xấp xỉ 4 triệu trong tổng số hơn 40 triệu lao động, trong đó lao động thuộc khu vực nhà nước là chủ yếu. Do đó việc mở rộng đối tượng tham gia là một nội dung trong chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội đến năm 2010:

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được mở rộng thêm: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng dưới 10 lao động; người làm việc trong các HTX phi nông nghiệp; người làm việc trong các tổ chức bán công, dân lập có thuê mướn lao động của các ngành: Giáo dục, văn hoá, du lịch... Người làm việc thuộc các hộ gia đình đăng ký kinh doanh có thuê mướn lao động...

- Hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được thực hiện với các đối tượng: Xã viên các HTX nông nghiệp, ngư nghiệp, người lao động tự do... Dự kiến đến năm 2010 số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khoảng 8 triệu người, đưa tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (cả bắt buộc và tự nguyện) chiếm 30% tổng số lao động trong cả nước.

Bảng 13: Dự báo số người có thể tham gia bảo hiểm xã hội.

Đơn vị: 1000 người

1. Dân số 82.000 87.000 2. Số người trong độ tuổi lao động 50.650 55.575 3. Số người tham gia BHXH bắt buộc 6.500 9.000 4. Số người tham gia BHXH tự nguyện 4.400 8.000

Nguồn: Vụ BHXH

Như vậy phần đóng góp của người lao động sẽ gồm: - Sự đóng góp của công chức nhà nước.

- Sự đóng góp của lực lượng vũ trang.

- Sự đóng góp của người lao động trong các doanh nghiệp. - Sự đóng góp của nông dân và lao động nông thôn.

- Sự đóng góp của lao động nước ngoài tại Việt Nam (nếu có).

2. Mở rộng hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội -Thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp thất nghiệp

Như đã nêu, việc thực hiện 9 chế độ bảo hiểm xã hội trong Công ước 102 của ILO là mục tiêu của mỗi quốc gia. Việt Nam tuy chưa thể thực hiện được 9 chế độ do những điều kiện về kinh tế- xã hội, song việc mở rộng các chế độ sẽ được thực hiện từng bước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước mà trước tiên là (trong giai đoạn hiện nay) thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp, do vai trò đặc biệt quan trọng của chế độ này trong nền kinh tế thị trường vừa là công cụ góp phần giải quyết thất nghiệp, ổn định KT- CT- XH, vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng trong việc bảo đảm đời sống người lao động.

Nếu thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp thì sẽ do quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn bảo đảm do thời hạn trợ cấp được xác định trước và trong khoảng thời gian ngắn.

3. Dự báo quỹ bảo hiểm xã hội a, Dự báo thu bảo hiểm xã hội a, Dự báo thu bảo hiểm xã hội

 Căn cứ dự báo:

- Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bình quân 1 người của năm 1998 từ năm 2000 trở đi tính bù giá vào lương (tính bình quân tỷ lệ trượt giá 5%/ năm).

- Tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội: Chủ sử dụng lao động đóng 20% (hiện hành 15%, thêm 5% cho chế độ thất nghiệp và chi quản lý), người lao động đóng 6% (hiện hành 5%, thêm 1% cho chế độ thất nghiệp).

Bảng 14: Dự báo thu BHXH đến năm 2010.

Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM 2005 2010

Thu BHXH bắt buộc 11.939.739 21.099.420

Thu BHXH tự nguyện (Cả đối tượng xã phường)

1.528.348 3.502.220

Tổng cộng 13.468.087 24.601.640

Nguồn: Vụ BHXH Bộ lao động thương binh và xã hội

b, Dự báo chi quỹ BHXH

 Căn cứ dự báo

- Tổng số người dự kiến nghỉ hưu giai đoạn 2000- 2010 do quỹ BHXH chi trả.

- Dự kiến số mỗi năm số người về hưu khoảng 9 vạn người.

- Lương hưu bình quân một người có cộng thêm tỷ lệ trượt giá (bình quân 5%/năm).

- Tỷ lệ chết bình quân 1 năm là 3,2%.

- Chi ốm đau thai sản là 4% trên tổng số lương làm căn cứ đóng BHXH. - Bảo hiểm y tế của số người nghỉ hưu tính 3% trên mức lương hưu có cộng

thêm trượt giá.

Bảng 15: Dự báo chi quỹ BHXH đến năm 2010.

Đơn vị 2005 2010

1- Số người hưởng lương hưu từ

quỹ BHXH. Người 640.000 1.090.000

2- Tổng số tiền dự kiến chi từ quỹ BHXH

Triệu

đồng 6.112.434 12.320.648

Trong đó

Chi lương hưu “ 3.391.172 7.371.279

Chi bảo hiểm tế “ 101.735 221.138

Chi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

“ 1.836.882 3.246.064

Chi tiền tuất “ 243.922 498.102

Chi quản lý bộ máy “ 538.723 984.065

Nguồn: Vụ BHXH

c, Cân đối quỹ BHXH

Bảng 16: Bảng cân đối thu-chi quỹ BHXH.

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Tổng thu BHXH Tổng chi BHXH Số dư

2001 7.257.668 2.703.150 4.554.518 2002 8.623.973 3.448.827 5.175.146 2003 10.108.765 4.262.231 5.846.534 2004 11.720.476 5.148.354 6.572.122 2005 13.468.087 6.112.434 7.355.653 2006 15.361.161 7.161.690 8.199.471 2007 17.409.874 8.300.592 9.109.282

2008 19.625.052 9.535.478 10.089.574

2009 22.018.219 10.873.101 11.145.118

2010 24.601.640 12.320.648 12.280.992

Nguồn:Vụ BHXH

Bảng số liệu trên cho thấy trong tương lai quỹ BHXH sẽ có số dư tương đối lớn (nếu tính cả tồn tại quỹ qua các năm thì đến 2010 quỹ BHXH sẽ có số dư là 94.293.606 triệu đồng).

Trên cơ sở dự báo trên giúp cho BHXH Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện và nghiên cứu các chính sách BHXH làm cho ngành BHXH Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đa dạng và là nhu cầu của mọi người dân Việt Nam, từ đó đạt kết quả cao hơn trong tương lai.

CHƯƠNG III

THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài " Thực trạng bảo hiểm thành phần hiện nay ở BHXH" pdf (Trang 47 - 52)