Tăng trưởng cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007–2019

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS trong kiểm định các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTM Việt Nam (Trang 76 - 79)

Kể từ năm 2012, NHNN đã phối hợp đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, trong đó đã đề ra cụ thể và quyết tâm triển khai chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm cho từng ngân hàng. Nỗ lực từ nhiều phía khiến cho mặt bằng lãi suất được giữ ổn định, một số ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Cơ cấu tín dụng giai đoạn này diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tăng trưởng cho vay phải đi đơi với an tồn, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong khi đó vốn giải ngân đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro được giới hạn lại. Kết quả là tăng trưởng cho vay duy trì ở mức tương đối ổn định từ năm 2012 đến 2019.

Vốn ngân hàng

Tại Việt Nam, sau khi hoàn tất “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng” giai đoạn 2011−2015 (Đề án 254), hệ thống ngân hàng đã khơng chỉ vượt qua khó khăn, ngăn

100.428 23.239 70.479 47.302 16.741 19.222 21.293 20.650 26.422 25.376 21.725 15.523 16.549 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

chặn nguy cơ đổ vỡ hệ thống mà cịn đạt được những kết quả đáng khích lệ về kiểm sốt an tồn vốn. Cùng với đó, vấn đề về quản trị rủi ro ngân hàng luôn được đề cao và trở thành mối quan tâm lớn, trước hết là cho bản thân các ngân hàng và bên cạnh đó là các cơ quan quản lý của Nhà nước. NHNN Việt Nam đã chọn 10 ngân hàng để áp dụng thí điểm Basel II từ năm 2013 và kế hoạch ban đầu là đến năm 2018, cả 10 ngân hàng sẽ hồn thành việc thí điểm này và sau đó dự kiến sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các ngân hàng cịn lại trong tồn hệ thống. Tuy nhiên đến hết năm 2018, chỉ có một vài ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ. Đặt trong bối cảnh hệ thống ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các chỉ dẫn mới Basel III, có thể thấy đối với một hệ thống ngân hàng đang trên lộ trình phát triển như của Việt Nam, việc áp dụng các chuẩn mực an toàn vốn theo chuẩn quốc tế hiện đại gặp nhiều thách thức và cần thời gian để tiếp cận. Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong thị trường tài chính quốc tế, việc từng bước thích nghi với các yêu cầu nâng cao mức độ an toàn vốn là cấp thiết để vừa hỗ trợ mở rộng kinh doanh, vừa giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng. Nâng cao quy mơ an tồn vốn tại các ngân hàng Việt Nam là vấn đề rất đáng được quan tâm bởi chính các ngân hàng và cơ quan quản lý.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình của hệ thống ngân hàng trong cả giai đoạn là 10,009%. Nhìn chung, Hình 4.2 cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn khảo sát từ năm 2007 đến năm 2019. Mặc dù yêu cầu tăng vốn là rất cấp thiết trong giai đoạn này, nhưng có thể nói đây là một thử thách rất lớn cho tồn hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng vốn không theo kịp tốc độ các ngân hàng mở rộng quy mô tài sản của mình. Đặc biệt, tỷ lệ vốn thấp tập trung vào các NHTM nhà nước do sự khó khăn trong việc tăng vốn khi có nhiều ràng buộc trong vấn đề duy trì tỷ lệ nắm giữ vốn của nhà nước. Tuy nhiên, các ngân hàng này lại có thể hưởng các cơ chế riêng từ Chính phủ và do đó hiệu suất kinh doanh cũng như sức khỏe của họ có thể khơng bị ảnh hưởng.

Một chỉ tiêu khác được các ngân hàng chú trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn vốn là hệ số an toàn vốn CAR. Hệ số này được xây dựng dựa trên các tài sản có rủi ro và quy mơ vốn tự có. Tuy nhiên, trên thị trường chỉ có một số ngân hàng cơng khai chỉ số này. Theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới (2019), tất cả các ngân hàng Việt Nam tính đến 2018 đều đảm bảo duy trì hệ số an tồn vốn trên mức 9%. Tuy nhiên có thể thấy đây chỉ là hệ số được tính tốn dựa trên Chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS), thực tế có khác biệt khá lớn với chuẩn mực kế tốn quốc tế (IFRS) và từ đó, nếu đánh giá lại hệ số CAR tại Việt Nam theo chuẩn

mực kế tốn quốc tế thì sẽ có một sự sai lệch khá xa mà có thể làm cho mốc 9% khơng được đảm bảo.

Hình 4.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007–2019

Chất lượng tài sản

Trước tình hình tăng trưởng nóng trong hoạt động ngân hàng giai đoạn trước đó, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam bắt đầu giảm sút rõ rệt từ năm 2007 đến năm 2012. Nói cách khác, thơng qua giá trị trích lập dự phịng và tỷ lệ nợ xấu, chất lượng tài sản ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2012 khi mà hai chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong Hình 4.3 tăng chạm đỉnh. Khi tình hình kinh tế vĩ mơ xấu đi do ảnh hưởng của suy thối, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, một số ngành nghề đặc biệt là các ngành có rủi ro gặp rất nhiều khó khăn, thì cũng là lúc mà chất lượng tài sản nằm ngồi tầm kiểm sốt của các ngân hàng.

Để xử lý nợ xấu, một bước tiến quan trọng của hệ thống ngân hàng là NHNN thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) vào tháng 7 năm 2013. Kể từ thời điểm này, nợ

11.760 13.838 11.629 11.308 10.729 11.985 10.682 9.406 8.883 8.082 7.498 7.771 7.836 - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Vốn chủ sở hữu (%)

xấu của ngân hàng cũng đã bắt đầu giảm liên tục và đáng kể từ năm 2012 đến 2015 (Hình 4.3). VAMC theo đó đã mua lại khoảng 310.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 13,5 tỷ USD) nợ xấu tính đến cuối năm 2017, thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt. Việc chuyển các khoản nợ xấu này sang VAMC đóng một vai trị quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, mặc dù cách tiếp cận này không hàm ý việc xử lý nợ xấu triệt để và hiệu quả trong hệ thống. Đã có một số sáng kiến hỗ trợ VAMC trong việc xử lý nợ xấu nhanh hơn, chẳng hạn như quy định về cơ chế giá trị thị trường hợp lý đối với việc mua nợ xấu của VAMC (tức là VAMC phát hành trái phiếu và mua nợ xấu bằng tiền thu được từ trái phiếu và tiền mặt của chính họ), cho phép VAMC linh hoạt hơn trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, trong thực tế và cho đến gần đây, khơng có nhiều giải pháp sử dụng cơ chế này.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS trong kiểm định các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTM Việt Nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)