Lợi nhuận của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007–2019

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS trong kiểm định các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTM Việt Nam (Trang 81 - 84)

Tỷ lệ lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn này là bởi do các khoản vay bắt đầu suy giảm chất lượng, nợ xấu tăng và trích lập dự phịng cũng tăng theo tương ứng. Sau khi nợ xấu bắt đầu được kiểm soát từ năm 2012, mức độ suy giảm lợi nhuận của ngân hàng từ đây cũng đã ít đi tuy nhiên vẫn chưa quay trở lại đà tăng. Lợi nhuận ngân

15.203 10.727 13.984 13.581 12.584 7.417 5.916 6.116 5.793 6.751 9.293 11.275 12.963 4.868 5.878 5.548 5.284 6.866 6.794 5.336 4.841 5.212 4.998 5.004 5.241 5.485 - 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Lợi nhuận ngân hàng

hàng biến động nhẹ trong giai đoạn 2012–2015 và sau đó bắt đầu tăng trưởng ổn định từ năm 2015, khi hiệu quả chi phí được cải thiện và rủi ro tín dụng cũng được kiểm sốt.

Hơn nữa, lợi nhuận gần đây cũng đã tăng trở lại do các ngân hàng mở rộng cho vay ở các phân khúc thị trường khác nhau do tầng lớp thu nhập trung bình ngày càng tăng và lợi thế từ đa dạng hóa theo thu nhập dựa trên phí. ROA và ROE của các ngân hàng Việt Nam trung bình khoảng 1.008% và 12.963% tương ứng trong năm 2019, ở mức nhỉn hơn đôi chút so với các thị trường mới nổi khác với mức độ phát triển tương tự (theo Ngân hàng Thế giới, 2019).

So với các chỉ tiêu lợi nhuận ROA và ROE, biên lãi ròng NIM của các ngân hàng có xu hướng biến động ít hơn. NIM bình qn hàng năm có khoảng dao động từ 4,868%–6,866%. NIM của các ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm kể từ năm 2011 do sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiền gửi từ thời điểm này. Trong các năm qua (2013–2019), tỷ lệ NIM của các ngân hàng duy trì ở mức ổn định.

Thanh khoản ngân hàng

Các quy định về quản lý thanh khoản một cách có hệ thống của ngành ngân hàng Việt Nam dường như xuất hiện khá muộn so với các nước khác. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2011, NHNN nỗ lực hoàn thiện các quy định pháp lý ngân hàng, trong đó các quy định an toàn thanh khoản được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với khả năng thích nghi của hệ thống cũng như tiến gần đến các chuẩn mực chung quốc tế. Năm 2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với ngân hàng (khơng vượt q 30%). Sau đó vào năm 2010, NHNN cũng quy định chi tiết về tỷ lệ khả năng chi trả (không thấp hơn 15%), tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (khơng vượt quá mức 85%).

Trong giai đoạn cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo Đề án 254, NHNN đã phối hợp với các ngân hàng hàng đầu trong hệ thống để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng yếu, qua đó giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho hệ thống. Đồng thời, NHNN ban hành một bộ quy định mới, tập hợp được tất cả các quy định an toàn thanh khoản trước đây và tiếp tục nâng cấp chúng. Bộ khung mới đã chi tiết hơn về quản trị nội bộ về thanh khoản của ngân hàng cũng như các tỷ lệ an toàn thanh khoản với tuần suất báo cáo nghiêm ngặt hơn, gồm có tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư trung và dài hạn, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để đầu tư trái phiếu chính phủ, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Trong đó, tỷ lệ khả năng chi trả

trong vịng 30 ngày (khơng thấp hơn 50%) có ý nghĩa tương tự với khuyến nghị thanh khoản LCR của Basel III.

Đến giữa năm 2016, các nội dung về quản lý thanh khoản tiếp tục có những thay đổi quan trọng. Theo đó, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được điều chỉnh giảm từ 60% xuống 40% đối với ngân hàng và lộ trình kỳ vọng giảm trong 2 năm (50% trong năm 2017 và 40% trong năm 2018); tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính phủ trên vốn ngắn hạn đối với ngân hàng sở hữu Nhà nước từ 15% lên 25%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, ngân hàng hợp tác xã từ 40% về 35%; bổ sung vào danh mục nguồn vốn ngắn hạn các khoản tiền gửi cá nhân và tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức. Như vậy, các quy định về an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng được điều chỉnh theo hướng chú trọng hơn đến an toàn thanh khoản trong dài hạn, tránh tình trạng các ngân hàng lạm dụng chuyển đổi kỳ hạn.

Nhìn lại lịch sử phát triển của hệ thống các quy định có thể thấy, các yêu cầu về quản lý thanh khoản đã được cơ quan quản lý nhà nước hết sức quan tâm và thực hiện nhiều điều chỉnh, bổ sung trong từng thời kỳ xem xét đến tình hình của ngành trong từng giai đoạn. Những điều chỉnh hay bổ sung như thế ngày càng được nâng cấp để tiến tới gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế.

Trước những thay đổi trong điều hành thanh khoản của nhà nước, tình hình thanh khoản thị trường ngân hàng Việt Nam đã có nhiều biến động trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi khách hàng được khảo sát (Hình 4.6).

Tỷ lệ trung bình của tài sản thanh khoản trong giai đoạn khảo sát là 17,425%, tuy nhiên lại thể hiện xu hướng giảm liên tục từ năm 2011 đến năm 2016, sau đó duy trì khá ổn định từ năm 2016 cho tới 2019. Liên hệ với tình hình thực tế, kết quả này cho thấy trước những nỗ lực về chính sách của NHNN trong việc kiểm sốt thanh khoản và bảo vệ người gửi tiền, các ràng buộc về thanh khoản được các ngân hàng triển khai khá thuận lợi và qua đó cịn nguồn lực để sẵn sàng mở rộng cho vay. Ngoài ra, các ngân hàng đã cố gắng cơ cấu lại tài sản và nợ phải trả, đặc biệt là các nguồn huy động vốn ngắn và trung hạn. Các ngân hàng cũng cố gắng phát hành giấy tờ có giá, quản lý chênh lệch lãi suất và tránh đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán hoặc kinh doanh bất động sản.

Đáng chú ý, xu hướng giảm của tỷ lệ tài sản thanh khoản ngân hàng không đi cùng với xu hướng tăng của tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi. Tỷ lệ này giảm từ năm 2011 cho đến năm 2014 và sau đó bắt đầu tăng trở lại, phù hợp với những diễn biến về chất lượng tín dụng và

nợ xấu ngành ngân hàng trong giai đoạn khảo sát. Tỷ lệ thanh khoản giảm và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi giảm trong giai đoạn 2011–2014 có thể xuất phát từ việc các ngân hàng bắt đầu đầu tư nhiều vào các khoản mục tài sản khác như chứng khoán trong giai đoạn này (chứng khốn khơng nằm trong thành phần tài sản thanh khoản theo cơng thức tính).

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAMELS trong kiểm định các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay của các NHTM Việt Nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)