CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Đối tƣợng thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất
1.6.2. Giới thiệu về chủng nấm mốc Asp.flavus và Asp fumigatus
Nấm mốc (Fungus, mushoom) là vi sinh vật chân hạch, ở thể tản
(thalophyte), tế bào khơng có diệp lục tố, sống dị dưỡng (hoại sinh, ký sinh, cộng sinh), vách tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin, có hay khơng có celluloz. Ở mơi trường ni cấy trong phịng thí nghiệm hay trên một số cơ chất tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hệ sợi nấm phát triển thành một khối có hình dạng nhất định thường là hình trịn gọi là khuẩn lạc.
Aspergillus là một trong những loài nấm sợi phổ biến nhất. Aspergillus
có trên 180 lồi, phân bố khắp nơi trên thế giới, nhất là những vùng khí hậu ẩm ướt, hay gặp nhất là A.fumigatus, ngồi ra có thể gặp A.flavus, A. niger, A. nidulans, A. terreus,... Nấm thường sống hội sinh trong đất, trong các chất hữu cơ. Nấm sinh ra nhiều bào tử nhỏ (2 - 5μm), tạo thành chuỗi, rụng định kỳ. Nhiều giống là nguyên nhân làm hỏng thực phẩm như: A. glaucus, A. repens và A. niger, một số loại sinh độc tố như: A. flavus, A. ochraceus [12].
A. flavus và A. fumigatus là 2 loài trong chủng nấm Aspergillus, có sợi
phân nhánh và có vách ngăn hồn chỉnh. Nhiều sợi nấm phát triển trên bề mặt để hấp thu chất dinh dưỡng, đặc biệt có vách ngăn ngang có một lỗ nhỏ để cho tế bào chất thông thường qua lại giữa hai tế bào. Sợi nấm đứt thành từng khúc và mỗi khúc hay đoạn có thể phát triển cho ra một sợi nấm mới [12].
Hình 1.3. Hình thái nấm mốc A. flavus Hình 1.4. Hình thái nấm mốc A. fumigatus
A. flavus trên môi trường thạch Czapek sau 5 ngày ni cấy có đường
kính d = 3 - 5cm. Khuẩn lạc nấm mốc mọc lan nhanh, lúc đầu hơi vàng, cuối cùng trở nên màu xanh lục hoặc vàng lục, đơi khi hóa nâu khi già. Bơng lớn hình cầu, hình tia, đơi khi tạo thành những cột khơng rõ rệt [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn A. fumigatus trên môi trường thạch Czapek sau 5 ngày ni cấy có
đường kính d = 2 -3cm. Hình dạng bơng nhỏ, hình cầu tỏa tia. Khuẩn lạc xanh lá cây hơi vàng, khơng bao giờ hóa nâu khi già [9].
Con người ngay từ thời thượng cổ đã biết sử dụng nấm mốc để chế biến thực phẩm: ủ thức ăn chua, muối dưa, làm giấm, làm tương, làm mắm,…
Trong công nghiệp và chăn nuôi việc ứng dụng nấm mốc là một hướng mới và đã đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Công nghiệp chế biến thịt, ứng dụng các chế phẩm men proteaza từ Asp.oryzae, Asp.flavus đã nâng cao chất lượng thịt. Các proteaza từ nấm mốc đã ngày càng thay thế cho các men có nguồn gốc động vật trong cơng nghiệp thuộc da, công nghiệp dệt.
Trong y học, người ta đã nghiên cứu và sử dụng chế phẩm men từ nấm mốc để chuẩn đoán, để chữa bệnh hay làm thuốc bổ. Một số nấm được dùng làm đối tượng nghiên cứu di truyền học. Cho đến nay người ta chỉ mới kiểm tra được hoạt tính kháng sinh khoảng 10% trong số 50.000 loài nấm mốc thuộc 4000 giống khác nhau. Số cịn lại chắc chắn có thể tạo thành nhiều loại kháng sinh quý giá kể cả các chất kháng sinh chống ung thư và chống các bệnh do virus [9].
Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa thực tiễn đó thì nấm mốc ngày nay đang là những nguy cơ gây bệnh chính cho giới sinh vật và đặc biệt là con người.
Trên cơ sở tìm hiểu, thấy rõ vai trò của các đối tượng nêu trên đối với cuộc sống, chúng tơi nhận thấy: việc tìm ra một chất có hoạt tính kháng khuẩn đối với các vi khuẩn và có khả năng diệt trừ được những nấm mốc gây hại có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy sau khi tổng hợp, nghiên cứu thành phần và cấu trúc của phức chất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hoạt tính sinh học của phức chất lên các đối tượng: vi khuẩn Salmonella và Shigella, chủng nấm mốc A. flavus và A. fumigatus.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn