L ời cảm tạ
2.5. Các biện pháp phòng và điều trị bệnh đường hô hấp trên chó
mạnh ở chó con từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi.
- Nguyên nhân: do Adenovirus type 2 gây ra. Các vi khuẩn Pasteurella,
Bordetella bronchiseptica, Klebsiella pneumoniae, Streptococcus pneumoniae,
Mycoplasma có thể kế phát làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Triệu chứng: chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan, ói sau cơn ho, sốt nhẹ hay sốt cao, mệt, kém ăn hoặc bỏăn, thở khó, khò khè.
- Phòng bệnh: cần sát trùng định kỳ nơi nuôi nhốt chó. Chủng ngừa vắc xin lúc chó 6 - 8 tuần tuổi, lập lại một tháng sau, tái chủng hàng năm.
- Điều trị: dùng thuốc giảm ho, giảm co thắt khí quản, kháng sinh ngừa phụ nhiễm: tylosin, tiamulin,…(Trần Thanh Phong, 1996).
2.5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ CHÓ
2.5.1. Phòng bệnh
Nguyên tắc chung của phòng bệnh là “xóa bỏ một hoặc nhiều khâu hoặc cắt đứt sự
liên hệ giữa các khâu của vòng truyền lây” (Nguyễn Lương, 1997)
Đối với nguồn bệnh: tiêu diệt nguồn bệnh hoặc hạn chế nguồn bệnh thải mầm bệnh ra bên ngoài, cần chú ý đến những chó mang trùng mà không có biểu hiện bệnh.
Đối với yếu tố trung gian truyền lây: làm cho yếu tố trung gian truyền lây không còn mang mầm bệnh hoặc làm cho mầm bệnh bị tiêu diệt trên chúng.
Đối với thú cảm thụ: cần thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, nếu có thể nên tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó.
2.5.2. Điều trị
Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Dùng kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc phòng ngừa vi khuẩn phụ nhiễm. Nên phân lập vi khuẩn từ dịch mũi và làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh còn hiệu quả
trong điều trị.
Có thể dùng Atropin tiêm dưới da để giảm sự tiết chất nhầy. Nếu cần thiết có thể
sử dụng thuốc hạ sốt, kháng viêm.
Dùng thuốc trợ hô hấp, giảm ho như bromhexine.
Trong quá trình điều trị, nên phối hợp với các biện pháp hỗ trợ khác nhằm giúp tăng cường sức kháng bệnh của chó như bổ sung chất điện giải, vitamin B-complex, vitamin C, vitamin A đồng thời phải giữ ấm cho thú, cho ăn thức ăn lỏng, cho thú nghỉ
ngơi đầy đủ. Tránh các yếu tố gây stress cho chó (Nguyễn Văn Thanh, 2006).
2.6. LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ
Theo Hồ Văn Nam (1982) tỉ lệ bệnh đường hố hấp chiếm từ 30% đến 40% trong tổng số bệnh nội khoa.
Theo Nguyễn Văn Thanh và Phạm Văn Khuông (2006) tỉ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp tại trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụĐại Học Nông Nghiệp 1 là 24%, trong dịch mũi chó bị viêm đường hô hấp có 6 loại vi khuẩn: Streptococcus, Staphylococcus,
Pasteurella, Salmonella, E. coli và Diplococcus.
Theo Nguyễn Văn Nghĩa (1999) tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp tại Bệnh xá Thú Y trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là 3,61%.
Theo Hồ Thị Bích Dung (2005) tỉ lệ chó bị bệnh đường hô hấp tại Trạm Chẩn
loại vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong dịch mũi, trong đó Staphylococcus chiếm tỉ
lệ cao nhất (62%), hiệu quảđiều trị bệnh khá cao (63,19%).
Theo Phạm Thị Ngọc Huyên (2005) tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp tại Trạm Thú Y Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh là 19,04%, có 5 loại vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong dịch mũi, trong đó Staphylococcus chiếm tỉ lệ cao nhất (54,55%), hiệu quả điều trị đạt 78,64%.
Theo Giang Thị Tuyết Linh (2002) tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp tại Trạm Thú Y Quận Gò Vấp là 30,6%, hiệu quảđiều trịđạt 79,89%.
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.1.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ 22/1/2007 đến 22/5/2007.
3.1.2. Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2. VẬT LIỆU
3.2.1. Đối tượng khảo sát
Chó được mang đến khám và điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh có biểu hiện bệnh đường hô hấp.
Dịch mũi chó bệnh được lấy để phân lập vi khuẩn.
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị
Phòng cấy vô trùng, kính hiển vi, tủấm, autoclave, tủ sấy, tủ lạnh,…
Dụng cụ
- Dụng cụ dùng nuôi cấy vi khuẩn: que cấy, đĩa petri, ống nghiệm, tăm bông vô trùng, đèn cồn,...
3.2.3. Hóa chất, môi trường dùng để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ
3.2.3.1. Hóa chất
Môi trường chuyên chở Carry- Blair Nước muối sinh lý, cồn 960, oxy già.
Thuốc nhuộm Gram: dung dịch crystal violet, cồn 960, dung dịch iodine, dung dịch safranin.
Đĩa giấy thử sinh hóa: bộ Bis 14 (Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh) gồm các phản ứng sinh hóa cơ bản: (1) oxidase, (2) khử nitrat, (3) β-galactosidase, (4) lên men đường glucose, (5) sinh indol, (6) urease, (7) esculin, (8) Voges-Proskauer (VP), (9) sinh H2S, (10) PAD (phenyl alanin deaminase), (11) sử dụng citrat, (12) sử dụng malonate, (13) lysin decarboxylase, (14) di động.
Đĩa giấy tẩm kháng sinh (Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh) gồm các loại: (1) Ampicillin (2) Amoxicillin/clavulanic acid (3) Penicillin (4) Cephalexin (5) Cefotaxime (6) Ceftriaxone (7) Gentamycin (8) Neomycin (9) Tobramycin (10) Erythromycin (11) Doxycyclin (12) Tetracycline (13) Ofloxacin (14) Norfloxacin (15) Ciprofloxacin (16) Trimethoprim/ sulfamethoxazole (17) Colistin
Kháng sinh dùng trong điều trị: amoxicillin/clavulanic acid, cephalexin, cefotaxime, tetracycline, gentamycin, norfloxacin, enrofloxacin, marbofloxacin, lincomycin, spectinomycin, septotryl, clavamox.
Nhóm thuốc khác: atropin, bromhexine, analgin, vitamin C, vitamin B-complex, dexamethasone, camphorate,…dịch truyền glucose, lactate.
3.2.3.2. Môi trường nuôi cấy phân lập và thử kháng sinh đồ
Blood Agar Base: môi trường dùng nuôi cấy phân lập vi khuẩn từ dịch mũi chó. Mac Conkey Agar: môi trường chuyên biệt dùng phân lâp vi khuẩn đường ruột. Mueller Hinton Agar: môi trường dùng thực hiện kháng sinh đồ.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp của chó theo giống, tuổi, giới tính. Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện trên chó bệnh đường hô hấp. Phân lập vi khuẩn gây bệnh từ các mẫu dịch mũi của chó có biểu hiện triệu chứng bệnh hô hấp và thử kháng sinh đồ với các chủng vi khuẩn phân lập được.
Đánh giá hiệu quảđiều trị bệnh đường hô hấp trên chó.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Bố trí khảo sát 3.4.1. Bố trí khảo sát
Chó được mang đến khám và điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh 2115 con, trong đó có 494 con có biểu hiện triệu chứng bệnh đường hô hấp.
Phân lập vi khuẩn gây bệnh từ 84 mẫu dịch mũi chó có biểu hiện triệu chứng hô hấp và thử kháng sinh đồ các chủng vi khuẩn phân lập được.
3.4.2. Khám lâm sàng
Khi chẩn đoán bệnh trên chó cần phải khám theo một trình tự nhất định để việc chẩn đoán được toàn diện và không bị bỏ sót.
3.4.2.1. Đăng ký hỏi bệnh
Ghi lại tên chủ, địa chỉ, điện thoại, giống, giới tính, tuổi, trọng lượng, lịch tiêm phòng,…
Hỏi chủ nuôi về nguồn gốc của chó, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, triệu chứng
đã thấy, thuốc đã sử dụng để có hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp.
3.4.2.2. Chẩn đoán bệnh Khám chung
Kiểm tra thân nhiệt: dùng nhiệt kế điện tử đưa vào trực tràng chó khoảng 5 phút lấy ra, đọc kết quả.
Quan sát thể trạng thú: quan sát vẻ bên ngoài của thú linh hoạt hay thụđộng. Kiểm tra niêm mạc.
Khám lông da: kiểm tra độ mất nước của thú dựa vào tính đàn hồi trên da, quan sát
độ bóng mượt của lông đểđánh giá tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc thú.
Khám cơ quan hô hấp
Kiểm tra tần số hô hấp, kiểm tra mũi, niêm mạc mũi, nước mũi. Kiểm tra thanh quản, khí quản
Kiểm tra phổi: khám vùng ngực chủ yếu dựa vào phương pháp nhìn, sờ nắn và nghe.
3.4.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Nếu thú có nhiều dịch mũi, đề nghị lấy mẫu dịch mũi để nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
3.4.3.1. Cách lấy mẫu dịch mũi và bảo quản mẫu
Cố định và buộc mõm chó, dùng gòn nhúng nước muối sinh lý rửa sạch mũi và vùng xung quanh mũi, dùng tăm bông vô trùng ngoáy sâu vào bên trong mũi để lấy dịch. Sau đó cho tăm bông vào ống nghiệm vô trùng có nắp đậy và chuyển nhanh về phòng xét nghiệm để nuôi cấy. Trường hợp chưa thực hiện ngay, mẫu phải được bảo quản trong môi trường chuyên chở Carry- Blair.
3.4.3.2. Phân lập, định danh vi khuẩn từ dịch mũi của chó Phân lập vi khuẩn trên môi trường thạch máu Phân lập vi khuẩn trên môi trường thạch máu
Lấy tăm bông đã thấm dịch mũi, phết nhẹ lên một góc đĩa môi trường thạch máu, sau đó dùng que cấy ria theo hình zic - zac. Ghi ký hiệu mẫu lên nắp đĩa thạch và ủ đĩa
thạch trong tủấm ở 37 0C trong 18 - 48 giờ. Sau 18 - 48 giờ, tiến hành xem xét hình dạng khuẩn lạc trên môi trường thạch máu và nhuộm Gram để xem hình dạng vi khuẩn, xếp loại vi khuẩn thuộc Gram âm hay Gram dương.
Mẫu dịch mũi chó Kiểm tra trực tiếp (phết kính - nhuộm Gram) Cấy trên môi trường thạch máu Xem hình dạng G(+), G(-)
Ủ trong tủấm 37 0C/ 18 – 48 h Nghiên cứu hình dạng khuẩn lạc trên môi trường, nhuộm Gram xem hình dạng vi khuẩn
Chọn khuẩn lạc và thử sinh hóa Kháng sinh đồ (nếu khẩn cấp)
Cầu khuẩn G (+) Trực khuẩn G (-) Kháng sinh đồ
Sơđồ 3.1. Sơđồ phân lập vi khuẩn
( Nguồn: Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị)
Định danh vi khuẩn
Cầu khuẩn Gram dương
Catalase (+) Catalase (-)
Staphylococcus, Micrococcus Streptococcus
Oxidase Oxidase (-) Oxidase (+) Staphylococcus Micrococcus Dung huyết β Coagulase (+) Mannitol (+) Staphylococcus aureus
Sơđồ 3.2. Sơđồđịnh danh cầu khuẩn Gram (+)
(Nguồn: Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị)
Trực khuẩn Gram (-)
Vi khuẩn đường ruột Vi khuẩn khác
Mac Conkey Agar
Lactose (+) Lactose (-)
(Khuẩn lạc có màu đỏ hay hồng) (Khuẩn lạc không có màu đỏ hay hồng) Kiểm tra E. coli
IMViC
Vi khuẩn đường ruột khác
(I+M+Vi-C-) không phải (I+M+Vi-C-)
Kết luận tên vi khuẩn
Sơđồ 3.3. Sơđồđịnh danh vi khuẩn Gram (-)
(Nguồn: Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị)
3.4.3.3. Thử kháng sinh đồ
Chúng tôi sử dụng đĩa giấy tẩm kháng sinh do trường Đại Học Y Dược sản xuất, dựa trên nguyên tắc kháng sinh từ đĩa giấy sẽ khuếch tán làm ức chế vi sinh vật kiểm nghiệm, tạo nên vòng vô khuẩn quanh đĩa giấy.
Pha loãng vi khuẩn
Chọn khuẩn lạc điển hình trên môi tường nuôi cấy phân lập, dùng que cấy lấy khuẩn lạc đó cho vào ống nghiệm chứa nước muối sinh lý 0,85%.
Chuẩn độ đục của vi khuẩn bằng cách so sánh với ống dung dịch độ đục chuẩn tương đương 108 vi khuẩn/ml.
Phương pháp làm kháng sinh đồ
Dùng tăm bông vô trùng nhúng vào ống nghiệm chứa huyễn dịch vi khuẩn đã chuẩn độ đục, ép bớt nước trên thành ống nghiệm, dàn đều vi khuẩn trên mặt thạch MHA. Dùng kẹp vô trùng lấy đĩa giấy tẩm kháng sinh đặt lên mặt thạch. Đặt đĩa giấy sao cho chúng cách nhau 2,5 - 3cm và cách rìa đĩa thạch 2 - 2,5 cm. Một đĩa thạch đường kính 9 cm sẽ đặt 7 đĩa giấy kháng sinh. Ghi tên chủng vi khuẩn, ngày làm kháng sinh đồ. Sau
đó ủ đĩa thạch ở 37 0C, đọc kết quả sau 18 - 24 giờ. Kết quả được tính bằng cách đo
đường kính vòng vô khuẩn rồi so với bảng tiêu chuẩn (xem phần phụ lục).
Dựa vào bệnh án của thú nhằm theo dõi về thời gian được điều trị và sự thay đổi biểu hiện lâm sàng, để đánh giá mức độ hồi phục bệnh, xem thú có trở về trạng thái ban
đầu hay không.
Những ca ngưng điều trị sau một thời gian mà chưa có kết luận, chúng tôi tiến hành liên lạc với chủ nuôi để biết sự diễn tiến của bệnh, đánh giá mức độ hồi phục của thú.
3.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
- Tỉ lệ chó bị bệnh đường hô hấp trên số chó khảo sát. Công thức tính:
Số chó bị bệnh đường hô hấp
Tỉ lệ (%) = x 100 Số chó khảo sát
- Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính. Công thức tính:
Tổng số chó bệnh hô hấp theo giống, tuổi, giới tính
Tỉ lệ (%) = x 100
Tổng số chó đến khám theo giống, tuổi, giới tính
- Ghi nhận một số triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện trên chó bệnh.
- Tỉ lệ chó biểu hiện triệu chứng đường hô hấp đi kèm với những triệu chứng khác. Công thức tính:
Tổng số chó theo từng triệu chứng bệnh ghép
Tỉ lệ (%) = x 100
Tổng số chó bệnh đường hô hấp
- Kết quả thử kháng sinh đồđối với những vi khuẩn phân lập được. - Ghi nhận hiệu quảđiều trị. 3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU So sánh các tỉ lệ bằng trắc nghiệm χ2, dùng phần mềm MINITAB. PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHÓ CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP 4.1.1. Tỉ lệ chó có biểu hiện triệu chứng bệnh đường hô hấp 4.1.1. Tỉ lệ chó có biểu hiện triệu chứng bệnh đường hô hấp
Trong thời gian thực tập, chúng tôi ghi nhận tình hình chó bệnh có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp, đến khám và điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh, kết quảđược trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỉ lệ chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp
Chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp Chó bệnh có triệu chứng khác Tổng Số ca 494 1621 2115 Tỉ lệ (%) 23,36 76,64 100
Bảng 4.1 cho thấy có 494 chó có biểu hiện triệu chứng bệnh đường hô hấp, chiếm tỉ lệ 23,36%. Kết quả này tương đương với kết quả khảo sát của Lâm Thị Hưng Quốc vào năm 2001 tại cùng địa điểm (23,18%). Điều này cho thấy bệnh đường hô hấp chiếm một tỉ lệ khá cao và không có chiều hướng giảm theo thời gian. Tuy nhiên kết quả chúng tôi lại cao hơn so với kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Nghĩa (1999) tại Bệnh Xá Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là 3,61% và thấp hơn kết quả khảo sát của Giang Thị Tuyết Linh (2002) tại Trạm Thú Y Quận Gò Vấp là 30,6%.
4.1.2. Tỉ lệ chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính
Kết quả khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó theo giống, tuổi, giới tính được trình bày qua bảng 4.2.
32
Bảng 4.2: Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính
Nhóm tuổi Nhỏ hơn 2 tháng Từ 2 tháng đến dưới 6 Từ 6 đến 12 tháng Trên 12 tháng Tổng Giống Gitính ới N n T(%) ỉ lệ N n T(%) ỉ lệ N n T (%) ỉ lệ N n T (%) ỉ lệ N n T (%) ỉ lệ Đực 29 4 13,79 73 28 38,36 98 22 22,45 184 25 13,59 384 79 20,57 Cái 26 7 26,92 82 26 31,71 149 29 19,46 201 33 16,42 458 95 20,74 Chó ta Tổng 55 11 20,00 155 54 34,84 247 51 20,65 385 58 15,06 842 174 20,67 Đực 66 18 27,27 109 50 45,87 177 53 29,94 308 38 12,34 660 159 24,09 Cái 51 13 25,49 147 43 29,25 198 40 20,20 217 65 29,95 613 161 26,26 Chó ngoại Tổng 117 31 26,50 256 93 36,33 375 93 24,80 525 103 19,62 1273 320 25,14 Đực 95 22 23,16 182 78 42,86 275 75 27,27 492 63 12,80 1044 238 22,80 Cái 77 20 25,97 229 69 30,13 347 69 19,88 418 98 23,44 1071 256 23,90 Tổng Tổng 172 42 24,42 411 147 35,77 622 144 23,15 910 161 17,69 2115 494 23,36 N: số chó khảo sát n: số chó bệnh đường hô hấp
20,67% 25,14% 0% 5% 10% 15% 20% 25% Chó ta Chó ngoại
4.1.2.1. Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống.
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy tỉ lệ bệnh đường hô hấp trên chó ngoại cao hơn chó ta. Tỉ lệ bệnh ở chó ngoại là 25,14%, tỉ lệ bệnh ở chó ta là 20,67% trên tổng số
chó khảo sát. Kết quả sử lý thống kê cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa, với P = 0,017. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả khảo sát của Mai Khắc Trung Trực (2005) tại Trạm Thú Y Quận 4, nhưng nhận định này khác với Lý Thị Thanh Trân (2002) và Hồ Thị