Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu 3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018 (Trang 27)

Như vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau về chủ đề phát triển cơng nghiệp nói chung, phát triển cơng nghiệp ở một địa phương nói riêng. Có thể khái quát các hướng nghiên cứu chính bao gồm:

Một là, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng, xu hướng

vận động, phát triển của công nghiệp Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện chính sách phát triển cơng nghiệp của cả nước; phân tích mối quan hệ giữa phát triển cơng nghiệp với phát triển nông nghiệp,dịch vụ. Đây là hướng nghiên cứu chung, đề xuất những gợi ý chính sách ở tầm quốc gia.

Hai là, hướng phân tích một ngành, một lĩnh vực nhất định ở phạm vi

quốc gia như cơng nghiệp chế biến, cơng nghiệp khai khống.... hoặc nghiên cứu công nghiệp ở một địa phương nào đó. Hướng nghiên cứu này thường là các cơng trình dưới dạng luận văn, luận án hoặc đề tài khoa học của các địa phương, và thu hút được những nhà nghiên cứu am hiểu thực tiễn. Trên cơ sở khung lý thuyết chung, cơng trình trong hướng này sẽ vận dụng vào điều kiện ở địa phương mình, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơng nghiệp ở địa phương và tìm kiếm những giải pháp khả thi.

Ba là, hướng tiếp cận phát triển cơng nghiệp từ góc nhìn quản lý nhà nước

hoặc mang tính đột phá về phát triển công nghiệp như công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp chủ lực, cơng nghiệp cơng nghệ cao.... Các cơng trình nghiên cứu hướng này tập trung nhấn mạnh vai trò của Nhà nước hoặc tầm quan trọng của một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp mũi nhọn dựa trên thế mạnh về nguồn lực hoặc điều kiện tự nhiên của địa phương nghiên cứu.

Bốn là, hướng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số

quốc gia trên thế giới, qua đó, xác định nội dung phát triển cơng nghiệp, các bước cần tiến hành trong phát triển công nghiệp tùy thuộc cấp độ và phạm vi nghiên cứu. Các nghiên cứu hướng này cũng hướng tới những gợi ý về khai thác và sử dụng các nguồn lực: vốn, lao động, kỹ thuật - công nghệ - kỹ năng quản lý

trong các giai đoạn khác nhau nhằm phát triển công nghiệp theo cấp độ quốc gia – vùng – địa phương; Khái quát hóa các mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm của những nước đi trước và khả năng áp dụng đối với Việt Nam.

Năm là, hướng nghiên cứu lý thuyết về phát triển công nghiệp. Hướng

nghiên cứu này tập trung giải quyết những nội dung chính nhằm phác thảo khung lý thuyết tổng quát để các quốc gia dựa trên những lý thuyết đó xác định chính sách, con đường, bước đi trong phát triển công nghiệp.

Sáu là, hướng nghiên cứu về chiến lược phát triển công nghiệp. Qua

thực tiễn phát triển công nghiệp và CNH của một số quốc gia trên thế giới, hướng nghiên cứu này phân nhóm thành chiến lược phát triển công nghiệp, CNH hướng về xuất khẩu; thay thế nhập khẩu và hỗn hợp. Mỗi chiến lược có những ưu điểm và hạn chế nhất định, đòi hỏi các quốc gia cần linh hoạt khi vận dụng những mơ hình này.

Như vậy, có thể nói đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về phát triển công nghiệp và hầu hết các nội dung đã được đề cập nghiên cứu. Tuy vậy, liên quan đến chủ đề phát triển công nghiệp, một số nội dung vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm:

Một là, lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia và địa

phương, những ngành công nghiệp nào cần ưu tiên, những ngành công nghiệp nào cần hỗ trợ phát triển. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề này, nhưng trên nhiều khía cạnh vẫn cịn sự tranh luận và vận dụng trong thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu.

Hai là, phát triển công nghiệp của các địa phương. Hiện nay đã có

nghiên cứu về phát triển cơng nghiệp của một số địa phương nhưng chưa đầy đủ, một số địa phương chưa có nghiên cứu bài bản.

Ba là, tác động của cách mạng cơng nghiệp 4.0 trong phát triển cơng

Ngồi ra, nhiều vấn đề khác liên quan đến phát triển cơng nghiệp vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, cập nhật tình hình mới, điều kiện mới.

Trong khoảng trống nghiên cứu hiện nay, tác giả nhận thấy cịn thiếu vắng một cơng trình nghiên cứu hệ thống, tồn diện về phát triển cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm giúp đề xuất giải pháp cho tỉnh phát triển công nghiệp thành công. Qua khảo sát của tác giả, thực tiễn phát triển công nghiệp ở Quảng Nam thời gian qua cho thấy, cần thay đổi nội dung và cách tiếp cận phát triển công nghiệp, phù hợp với đặc thù, thế mạnh của địa phương, của Vùng Duyên hải Nam trung Bộ, vừa khai thác được thế mạnh của Vùng, của địa phương, vừa phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp cấp quốc gia. Những thành công trong phát triển công nghiệp Quảng Nam thời gian qua đã được khẳng định qua những chỉ số phát triển cơng nghiệp, qua sự đóng góp của ngành này vào tăng trưởng và phát triển của Quảng Nam, đồng thời, công nghiệp Quảng Nam cũng bộc lộ những bất cập, nếu khơng có giải pháp tích cực và kịp thời, sẽ khó có thể khắc phục trong dài hạn, như tình trạng ơ nhiễm mơi trường do cơng nghệ lạc hậu, tình trạng mất cân đối giữa nội bộ ngành công nghiệp trong tương quan so sánh với một cơ cấu công nghiệp hiện đại, sự bất cập trong liên kết vùng, sự mất cân đối giữa các vùng, giữa cơ cấu nội bộ ngành trong tỉnh…. Tất cả những yếu tố đó địi hỏi cần có những phân tích, đánh giá

sát thực, phù hợp.

Mặc dù chủ đề phát triển công nghiệp đã được nhiều nhà khoa học cả trong và ngồi nước nghiên cứu, nhưng đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống chủ đề phát triển công nghiệp ở Quảng Nam, phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của địa phương, với chiến lược phát triển của vùng, của quốc gia. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA BÀN TỈNH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA BÀN TỈNH 2.1.1. Khái niệm công nghiệp và phát triển công nghiệp

2.1.1.1. Khái niệm công nghiệp

Theo Từ điển bách khoa tồn thư:

cơng nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật [112]. Theo Từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Văn Đạm: công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, hoặc thực vật hay khống vật thành sản phẩm [28].

Giáo trình kinh tế và quản lý cơng nghiệp của các tác giả Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn định nghĩa “cơng nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất – một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội” [66. Tr7].

Như vậy, có thể thấy cơng nghiệp là một ngành kinh tế sản xuất vật chất gắn với việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, chế biến, chế tạo các nguyên liệu khoáng vật, động vật, thực vật thành các sản phẩm đầu ra.

Theo Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn [66], cơng nghiệp gồm 3 hoạt động chủ yếu:

- Khai thác tài nguyên khoáng sản

lâm, ngư nghiệp thành các loại sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu xã hội. - Sửa chữa các sản phẩm cơng nghiệp, máy móc nhằm khơi phục giá trị sử dụng của chúng

So với nông nghiệp và dịch vụ, công nghiệp có những đặc điểm khác biệt. - Khác với nơng nghiệp, công nghiệp chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ học, vật lý, hóa học hoặc q trình sinh học làm thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất của ngun liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt. Nông nghiệp, trái lại, sử dụng các phương pháp tác động vào cây trồng, vật nuôi để nâng cao năng suất, nâng cao sức chống chịu, rút ngắn chu kỳ sản xuất. Cơng nghiệp ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên hơn so với nông nghiệp. So với nơng nghiệp, cơng nghiệp có trình độ xã hội hóa, phân công lao động, quản lý sản xuất cao hơn.

- Khác với dịch vụ, công nghiệp là ngành sản xuất vật chất. Sản phẩm của công nghiệp là các sản phẩm hữu hình, có giá trị sử dụng

- Cơng nghiệp sử dụng khối lượng lớn nguyên liệu đầu vào để sản xuất tập trung trong phạm vi các nhà máy, xí nghiệp. Do đó, sản xuất cơng nghiệp tiêu tốn nhiều tài nguyên, đồng thời cũng thường thải ra nhiều chất thải công nghiệp, nếu không xử lý tốt sẽ dễ gây ô nhiễm mơi trường.

- Cơng nghiệp sử dụng nhiều máy móc, thiết bị nên vốn đầu tư ban đầu thường lớn hơn so với nông nghiệp và dịch vụ.

2.1.1.2. Khái niệm phát triển công nghiệp

Theo từ điển của Nguyễn Lân, phát triển là mở mang rộng rãi, làm cho tốt hơn lên. Theo từ điển Cambridge, phát triển là q trình ai đó hoặc cái gì đó tăng trưởng hoặc thay đổi và trở nên tiến bộ hơn [51].

Phát triển công nghiệp là q trình làm cho ngành cơng nghiệp tăng trưởng về qui mơ, thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ, chất lượng và đóng góp của cơng nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội. Q trình phát triển cơng

nghiệp bắt nguồn từ sự phát triển của nền sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội lần thứ hai đã tách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và trở thành một ngành sản xuất độc lập, ban đầu là dưới hình thức sản xuất thủ cơng nhỏ. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp không ngừng phát triển, đi từ sản xuất nhỏ, thủ công thành một nền sản xuất hiện đại. Phát triển công nghiệp không chỉ bao hàm sự tăng lên về qui mơ mà cịn bao hàm sự thay đổi về chất của ngành công nghiệp theo hướng tiến bộ, từ thủ cơng sang tự động hóa, từ đơn giản lên tinh vi, từ trình độ thấp sang trình độ cao.

Xét trong phạm vi một tỉnh, dưới góc độ quản lý kinh tế, phát triển

công nghiệp trên địa bàn tỉnh là tổng thể tất cả các hoạt động mà chính quyền tỉnh thực hiện nhằm nâng cao cả về lượng và chất ngành công nghiệp trên địa bàn.

Hiểu đơn giản, phát triển cơng nghiệp thể hiện trên những khía cạnh sau: -Giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng. Điều này đạt được thông qua việc gia tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, mở rộng qui mơ sản xuất của các doanh nghiệp hiện có, thu hút thêm các doanh nghiệp mới, nâng cao giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp cơng nghiệp.

- Trình độ khoa học cơng nghệ, trình độ quản lý các doanh nghiệp được nâng cao. Điều này có được thơng qua q trình đầu tư, phát triển cơng nghệ, nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, cơng nghệ sản xuất mới, đào tạo nâng cao trình độ.

- Hiệu quả sản xuất tăng lên thể hiện ở các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, giá thành, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được cải thiện.

- Có nhiều chủ thể tham gia vào phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có các chủ thể cơ bản sau đây:

- Các doanh nghiệp: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là chủ thể quan trọng, trực tiếp thực

hiện các hoạt động để phát triển ngành công nghiệp cả về lượng và chất. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể bao gồm các doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý; các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; doanh nghiệp tư nhân có trụ sở trên địa bàn, chi nhánh trên địa bàn của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Phát triển cơng nghiệp chính là gia tăng số lượng, qui mô sản xuất của các doanh nghiệp cơng nghiệp, nâng cao trình độ cơng nghệ, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

- Nhà nước trung ương: Trung ương ban hành và thực thi luật pháp, chính sách phát triển cơng nghiệp trên phạm vi cả nước. Các chính sách này được thực hiện trên địa bàn tỉnh sẽ ảnh hưởng đến phát triển cơng nghiệp của tỉnh.

- Chính quyền tỉnh: Chính quyền địa phương có chức năng quản lý nhà nước về phát triển cơng nghiệp trên địa bàn. Một mặt, chính quyền có nhiệm vụ cụ thể hóa và thực thi pháp luật và chính sách chung do Trung ương ban hành, mặt khác chính quyền tỉnh ban hành những cơ chế, chính sách riêng, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, và thực thi chúng để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong phạm vi của luận án, phát triển công nghiệp được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành Quản lý kinh tế, nhấn mạnh quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh nhằm phát triển cơng nghiệp trên địa bàn.

2.1.2. Vai trị của cơng nghiệp và phát triển cơng nghiệp

Q trình phát triển của xã hội loài người từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản và sau này là xã hội xã hội chủ nghĩa gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất. Trừ một vài quốc gia có qui mơ nhỏ và có lợi thế về phát triển các ngành khác, cịn đối với đại đa số các quốc gia, cơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng, là nền tảng của sự phát triển kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của cơng nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển kinh tế của quốc gia. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp

phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế đi đơi với q trình giảm tỷ trọng nơng nghiệp. Mặc dù một số quốc gia đã chuyển từ trọng tâm công nghiệp sang dịch vụ, tỷ trọng cơng nghiệp đóng góp vào GDP đang có xu hướng giảm, đây vẫn là ngành quan trọng và là nền tảng cho sự phát triển các ngành khác trong xã hội, bao gồm cả nơng nghiệp và dịch vụ.

Vai trị của công nghiệp thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:

- Công nghiệp sản xuất ra khối lượng của cải vật chất lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của con người. Năng suất lao động trong công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác do việc áp dụng máy móc, dây chuyền sản xuất, tự động hóa ngày càng cao. Năng suất lao động cao cho phép sản xuất ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa trong một diện tích tập trung. Đồng thời, sự đa dạng của ngành công nghiệp cho phép sản xuất ra vô số sản phẩm hàng hóa khác nhau, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.

- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác. Cả nông nghiệp và dịch vụ đều cần phải dùng các máy móc, thiết bị do công nghiệp sản xuất ra. Các yếu tố đầu vào của sản xuất nơng nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu,… đều là sản phẩm của công nghiệp. Thu hoạch và chế biến sau thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu 3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w