Giới thiệu về máy biến áp (mba) 2000kva

Một phần của tài liệu ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công ty vinataba (Trang 26 - 31)

a. Nhiệm vụ: Máy biến áp dầu là thiết bị quan trọng được sử dụng trong tất cả hệ thống truyền tải và phân phối điện. Hiện tại Nhà máy BAT – VINATABA đang sử dụng 02 MBA 2000KVA để đảm bảo nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ổn định và an toàn.

Máy biến áp được xem là loại thiết bị có độ tin cậy cao. Tuy nhiên do sự tăng trưởng trong sản xuất buộc MBA thường xuyên phải mang tải cao hơn làm tăng rủi ro sự cố.

Các sự cố và hư hỏng trong các máy biến áp dầu có tác động trực tiếp đến độ ổn định của hệ thống điện, đặc biệt là các sự cố điện và nhiệt.

2.2.2 Kế hoạch bảo dưỡng máy biến áp 2000 kva

Bảo dưỡng định kỳ

Việc bảo dưỡng định kỳ theo quy định của nhà sản xuất được thực hiện 03 tháng 01 lần, sau khi kiểm tra phải ghi vào sổ kết quả kiểm tra vận hành.

Nội dung bảo dưỡng

- Xem sứ cách điện có rạn nứt không. Rồi làm sạch sứ cách điện và các đầu cốt. - Kiểm tra mức dầu. Nếu mức dầu quá thấp, kiểm tra xem có hiện tượng rò rĩ dầu

hay không.

- Đảm bảo các thiết bị bảo vệ gắn trên máy làm việc tốt (chỉ thị mức dầu, rơle hơi…).

- Không cần sự bảo dưỡng đối với điều chỉnh và van giảm áp.

- Đối với điều kiện hoạt động bình thường, không cần thiết phải kiểm tra dầu.

Thực tế bảo trì

Do đặc tính MBA có độ tin cậy rất cao (R = 95%), hiếm khi xảy ra sự cố dẫn đến phải bảo trì sữa chữa.

Do đó công việc bảo trì MBA đã không được coi là quan trọng. Thực tế, Nhà máy VINATABA đã không thực hiện bảo dưỡng định kỳ 03 tháng một lần như yêu cầu của nhà sản xuất mà chỉ khi nào có sự cố MBA mới được bảo trì sửa chữa.

Trách nhiệm công nhân vận hành

Vì sự ổn định của máy biến áp, do đó máy biến áp hoạt động thường xuyên trên lưới điện cho nên công nhân nhà máy không thể tự kiểm tra trực tiếp theo tiêu chuẩn bảo dưỡng định kỳ.

Không phải kỹ thuật viên chuyên nghiệp về MBA thì chỉ có những quan sát bên ngoài như nhìn xem có dấu hiệu bất thường nào như rạn nứt sứ cách điện, rò dầu, … các vết bẩn bất thường hay nghe tiếng kêu lạ … Nếu thấy bất thường mới đề xuất sửa chữa.

2.2.3 Phân tích đánh giá phương án bảo trì

Trong khoảng thời gian hoạt động 10 năm qua kể từ khi máy biến áp được lắp đặt đã có 2 lần bảo trì sửa chữa chi phí trung bình cho mỗi lần sửa chữa là 25tr.

Phòng kế hoạch đã thống kê được mỗi lần có sự cố MBA Nhà máy VINATABA tổn thất trong sản xuất trung bình là 100tr. (Máy sấy sợi thuốc lá ngừng hoạt động trong quá trình sấy, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm, tốn chi phí để xử lý theo quy trình khác…)

Công ty VINATABA đã chào giá bảo trì định kỳ 03 tháng một lần theo quy định nhà sản xuất với chi phí một lần là 5tr và đảm bảo khả năng sảy ra sự cố chỉ một lần trong 10 năm.

Theo đánh giá của phòng kế hoạch, trong 10 năm sử dụng tiếp theo tăng 01 lần sự cố MBA khi không có bảo trì phòng ngừa vì MBA thường xuyên chịu quá tải do tình hình sản xuất tăng, máy đã có tuổi thọ 10 năm.

PA1: Không có hợp đồng bảo trì phòng ngừa:

- Chi phí sửa chữa: 2 x 25tr = 50tr

- Tổn thất trong sản xuất : 2 x 100tr = 200tr - Tổng chi phí bảo trì: 50tr + 200tr = 250tr

PA2: Có hợp đồng bảo trì phòng ngừa:

- Chi phí hư hỏng kỳ vọng: 25tr + 100tr = 125tr

- Chi phí hợp đồng bảo trì phòng ngừa: 5tr x 4 x 10 = 200tr - Tổng chi phí bảo trì : 125tr + 200tr = 325tr

 Bảng so sánh chi phí 2 phương án:

Nội Dung PA1 (trđ) PA2 (trđ)

Chi phí bảo trì phòng ngừa 0 200

Chi phí bảo trì hư hỏng 50 25

Chi phí tổn thất do ngừng hoạt động 200 100

TỔNG CHI PHÍ BẢO TRÌ 250 325

Kết luận : Chọn PA1 là hợp lý.

Trong 10 năm tiếp theo:

PA1: Không có hợp đồng bảo trì phòng ngừa:

- Chi phí sửa chữa: 3 x 25tr = 75tr

- Tổn thất trong sản xuất : 3 x 100tr = 300tr - Tổng chi phí bảo trì: 75tr + 300tr = 375tr

PA2: Có hợp đồng bảo trì phòng ngừa:

- Chi phí hư hỏng kỳ vọng: 25tr + 100tr = 125tr

- Chi phí hợp đồng bảo trì phòng ngừa: 5tr x 4 x 10 = 200tr - Tổng chi phí bảo trì : 125tr + 200tr = 325tr

 Bảng so sánh chi phí 2 phương án dự tính trong 10 năm tới:

Nội Dung PA1 (trđ) PA2 (trđ)

Chi phí bảo trì phòng ngừa 0 200

Chi phí bảo trì hư hỏng 75 25

TỔNG CHI PHÍ BẢO TRÌ 375 325

Kết luận: Chọn PA2 là hợp lý. Trong những năm tới nên ký hợp đồng bảo trì phòng ngừa vì độ tin cậy của MBA giảm.

Kết luận:

 Trong 10 năm đầu: Chọn PA1 là hợp lý

 Trong 10 năm tiếp theo: Chọn PA2 là hợp lý, nên ký hợp đồng bảo trì phòng ngừa vì độ tin cậy của MBA giảm trong giai đoạn này.

2.2.4 Biện pháp làm tăng độ tin cậy

Dự phòng vật tư phụ

 Các phụ tùng dự phòng đủ để bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng cấp tiểu tu

 Các danh mục linh hoạt: Các phụ tùng phổ biến không nên dự phòng. Khi nào cần thiết thì mua sử dụng.

Tăng kỹ năng vận hành của nhân viên tác nghiệp

 Tăng sự hiểu biết về tính năng kỹ thuật của hệ thống

 Nâng cao trình độ sử dụng và bão dưỡng hệ thống

Tăng năng lực của hệ thống bảo dưỡng

 Khi máy chưa đưa vào sử dụng phải để nơi kho ráo. Cần bảo vệ các cụm sứ, tránh để bể, mẻ, nứt. Tốt nhất là để trong kho có mái che.

 Các máy biến áp không được đặt quá gần nhau, để tránh làm hư hỏng các bộ phận tản nhiệt, các thiết bị kèm theo khác.

KẾT LUẬN

mặt cả về số lượng và chất lượng các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Hàng loạt các phát minh mới, kỹ thuật sản xuất mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất nhờ đó thế giới có được nền công nghiệp hiện đại như hiện nay. Để tạo ra được các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống chúng ta phải nhờ đến các loại máy móc. Thực tế các loại máy móc dù có hiện đại đến đâu thì cũng sẽ bị hao mòn và giảm chất lượng theo thời gian.

Các doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường thì phải sản xuất ra được các sản phẩm có chất lượng tốt, số lượng nhiều, nhanh chóng và giá thành phải đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh với mình. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng làm việc của máy móc thiết bị bởi vì chất lượng của máy luôn đi kèm với chất lượng của sản phẩm. Khi máy móc còn mới, chất lượng còn tốt thì sản phẩm đạt yêu cầu nhưng sau một thời gian làm việc máy sẽ bị hao mòn chất lượng, thậm chí có thể xuất hiện sự cố làm cho máy móc thiết bị mất khả năng làm việc và hậu quả là ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vấn đề này làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp “nên thay mới máy móc hay cứ tiếp tục sản xuất?”. Nếu thay mới thì sẽ rất tốn kém mà cứ nếu tiếp tục sản xuất thì doanh nghiệp sẽ không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Một giải pháp hữu hiệu nhất đó là thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa máy móc kịp thời và hợp lý.

Công ty Vinataba hiện thời cũng đang áp dụng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục của toàn bộ hệ thống sản xuất.Việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí vì vậy công ty phải tính toán, lựa chọn phương án bảo trì, bảo dưỡng sao cho hợp lý nhất. Việc thực hiện tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng sẽ giúp cho máy móc thiết bị được hoạt động một cách liên tục đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của toàn bộ công ty.

Một phần của tài liệu ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công ty vinataba (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w