Áp lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu file_goc_777999 (Trang 45 - 49)

2.2 Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua

2.2.1.6 Áp lực cạnh tranh

Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, nhất là trong tình hình kinh tế như hiện nay, các chiến lược tiếp thị và nâng cao dịch vụ ngày càng được nâng lên một tầm cao hơn, quy mơ hơn. Trong khi đĩ, khả năng cạnh tranh của Việt nam, trong đĩ cĩ Thừa Thiên Huế cịn rất hạn chế.

Đối với trong nước, sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các điểm đến cĩ khả năng cạnh tranh cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Quãng Nam, Bình Thuận …với những sản phẩm du lịch đa dạng, cĩ chất lượng cao hấp dẫn đối với khách du lịch Quốc tế là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Huế. Cụ thể:

a) Thành phố Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng GDP của Thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ đơng sang tây, là tâm điểm của khu vực Đơng Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đơng 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thơng nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Thành phố cĩ nhiều danh lam thắng cảnh, địa danh - di tích lịch sử - văn hĩa như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hồ, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng,

địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đơng, 18 thơn Vườn Trầu, Hĩc Mơn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cị, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái cĩ nhiều chủng loại động thực vật.

Trong năm 2008, ngành du lịch TPHCM đĩn được 2,8 triệu lượt khách, tăng 3,7% so với năm 2007, nhưng chỉ đạt 93% kế hoạch năm.

Với sự quan tâm của chính quyền Thành phố trong việc phát triển du lịch, ngành du lịch Thành phố đã chủ động tìm kiếm thị trường, xây dựng - làm mới thêm nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngồi nước. Các doanh nghiệp ngày càng thể hiện vai trị, sự năng động của mình; xu hướng liên kết doanh nghiệp trong ngành để cộng đồng sức mạnh, phát huy lợi thế cạnh tranh đang phát triển mạnh khơng chỉ giữa các doanh nghiệp lớn mà cịn khá phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp du lịch cịn chủ động bắt tay liên kết với các tập đồn doanh nghiệp lớn, cĩ thương hiệu mạnh như trên thế giới để hỗ trợ nhau phát triển, khai thác thị trường hai bên, tạo nguồn khách ổn định.

Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong cả nước, trong đĩ các khách sạn từ 3 đến 5 sao cĩ khả năng cạnh tranh được với khách sạn các nước trong khu vực về giá cả và chất lượng. Tồn ngành du lịch thành phố cĩ 452 doanh nghiệp lữ hành (215 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 237 doanh nghiệp lữ hành nội địa); 171 khách sạn với 11.028 phịng được xếp hạng 1 – 5 sao (riêng từ 3-5 sao cĩ 38 khách sạn với 6.447 phịng); 630 cơ sở lưu trú với 9.954 phịng được cơng nhận đạt tiêu chuẩn tối thiểu của ngành.

Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh việc quảng bá chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên tạp chí Heritage (VietNam Airlines), xuất bản bản đồ mua sắm đạt chuẩn, đăng định kỳ trên Tạp chí Du lịch, báo Sài Gịn Giải Phĩng (báo viết và trang online) những điểm mua sắm đạt chuẩn cũng như các

chương trình khuyến mãi của thành phố. Đến nay đã cĩ 50 điểm mua sắm và 13 điểm ăn uống đạt chuẩn du lịch trên địa bàn thành phố. Ngồi ra, để thu hút khách du lịch, Sở Du lịch đã phối hợp với Sở Thương Mại cùng các ngành liên quan thực hiện các tháng bán hàng khuyến mại.

b) Quãng Nam:

Là tỉnh cĩ nhiều lợi thế về du lịch, nhất là việc sở hữu hai di sản văn hố thế giới là Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam đã trở thành cái tên khá quen thuộc với nhiều du khách quốc tế. Với 125km bờ biển sạch đẹp, hoang sơ và một tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng, phong phú trải đều ở các địa phương là những thế mạnh của Quảng Nam. Bên cạnh đĩ, Quảng Nam cịn cĩ những điểm nhấn nổi bật hấp dẫn du khách đến là đảo Cù Lao Chàm, khu bảo tồn thiên nhiên Sơng Thanh, thác Grăng, suối nước Lang.

Về cơ sở hạ tầng, Quảng Nam cĩ hệ thống cơ sở lưu trú tương đối hồn chỉnh với 3.500 phịng đạt tiêu chuẩn quốc tế, 24 khu du lịch cao cấp dọc tuyến đường ven biển từ khu cơng nghiệp Điện Ngọc đến khu kinh tế mở Chu Lai đang được triển khai xây dựng.

Trong những năm gần đây, một trong những việc làm nổi bật của ngành du lịch Quảng Nam là đã thực hiện quảng bá, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương cũng như đẩy mạnh du lịch văn hĩa, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống của mình đến khách du lịch, thu hút khá nhiều khách du lịch tìm đến với Quảng Nam. Và, Quảng Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn với việc tổ chức thành cơng nhiều sự kiện du lịch lớn như Lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản, Năm du lịch Quảng Nam…Kết quả là, ngành du lịch Quảng Nam những năm gần đây luơn đạt mức tăng trưởng đáng kể về lượng khách đến cũng như thu nhập xã hội từ du lịch.

Ngày 2/4/2008, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đĩ, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020

ngành Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển nhanh và bền vững, gĩp phần tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăng tiềm lực kinh tế - quốc phịng - an ninh của tỉnh, gĩp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển. Đồng thời, phát triển du lịch gĩp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hĩa, cải tạo cảnh quan mơi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ trở thành "đầu tàu" lơi kéo nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo việc làm, gĩp phần xĩa đĩi giảm nghèo ở các vùng cịn nhiều khĩ khăn.

Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến du lịch Quảng Nam, năm 2008 tỉnh đã đĩn 2,3 triệu lượt khách tham quan và lưu trú, tăng 7,9 % so với năm 2007 và vượt 8% so với kế hoạch. Doanh thu đạt 769 tỷ, tăng 28,4% so với năm 2007 và vượt 45% kế hoạch 8.

c) Đà Nẵng:

Đà Nẵng với thế mạnh của bờ biển dài hàng chục cây số, thắng cảnh Bà Nà với bốn mùa trong ngày, Ngũ Hành Sơn huyền bí... đã được nhiều du khách biết đến. Hơn nữa, với hai resort đạt tiêu chuẩn quốc tế là Furama Đà Nẵng Resort và Sandy Beach Resort càng làm tăng thêm vẻ quyến rũ, hấp dẫn của du lịch nghĩ dưỡng biển tại đây.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều khách du lịch cũng như nhà nghiên cứu thì Đà Nẵng chưa khai thác hết lợi thế mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mình mà chỉ mới đĩng vai trị là trạm trung chuyển du lịch giữa Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, là trạm dừng chân của du khách trong hành trình tham quan hai địa phương nĩi trên.

Theo số liệu của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng cả năm 2008 đạt 1.2 triệu khách, tăng 18% so với năm 2007. Trong đĩ số lượng khách quốc tế tăng 40%, khách nội địa tăng 9%; tổng doanh thu

chuyên ngành du lịch đạt 810.9 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2007 và vượt 8% kế hoạch 2008.9

Trong những năm qua, tuy mức độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì nhiều nhưng Đà Nẵng lại đang rất nghèo các sản phẩm du lịch. Từ hơn mười năm qua, Đà Nẵng cũng chỉ quanh quẩn với các sản phẩm du lịch như Bảo tàng Chăm, Ngũ Hành Sơn, Khu du lịch Bà Nà mà chưa khai thác hết lợi thế về du lịch biển nơi đây. Du lịch Đà Nẵng đang sống chủ yếu dựa vào sản phẩm du lịch của các địa phương lân cận như Quảng Nam (Hội An, Mỹ Sơn), Huế, Quảng Trị (Vịnh Mốc), Quảng Bình (Động Phong Nha), cịn sản phẩm du lịch tại địa phương chưa được đầu tư nghiên cứu để xây dựng phát triển.

Do sản phẩm du lịch của Tỉnh chưa phong phú, đa dạng nên chính quyền cũng như ngành Du lịch Đà Nẵng cũng chưa thực hiện những chương trình quảng bá du lịch rộng rãi để thu hút du khách từ các nơi, đặc biệt là du khách quốc tế Nhìn chung, mỗi tỉnh một đặc thù riêng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mình. Vì vậy, sự phát triển của tỉnh này là áp lực cạnh tranh đối với các tỉnh cịn lại nĩi chung mà khơng phải riêng gì của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu file_goc_777999 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w