Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 Tài sản lưu động Ngàn đồng 1.652.852 2.191.747 2.130.437 Nợ ngắn hạn Ngàn đồng 95.584 88.501 31.150 Giá trị hàng tồn kho Ngàn đồng 9.121 752.902 1.114.510 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 17,29 24,77 68,39 Hệ số thanh tốn nhanh Lần 17,20 16,26 32,61
(Nguồn: Phịng kế tốn )
4.4.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn.
Các chỉ số tài chính có thể nhận định tốt về khả năng trả nợ của cơng t y. Hệ số thanh tốn ngắn hạn là một chỉ số hữu ích. Nó bằng tài sản lưu động chia cho tổng nợ ngắn hạn. Nó cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản lưu động bảo đảm chi trả.
Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp được xem là có nhiều khả năng thanh tốn nghĩa vụ nợ và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 muốn ám chỉ rằng doanh nghiệp sẽ không đủ sức để trả nợ.
Qua bảng trên ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty là rất tốt, tức là khả năng sử dụng tài sản lưu động để chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ này là rất tốt. Cụ thể năm 2006 hệ số này là 17,29 tức 1 đồng nợ
2007 hệ số này tăng lên 24,77 hay tăng 7,48 đồng. Năm 2008 hệ số này tiếp tục tăng lên là 68,39 đồng tức tăng 43,62 đồng so với năm 2007, trong khi đó hệ số thanh tốn ngắn hạn của tồn ngành xây dựng năm 2008 là 1,26. Như vậy hệ số thanh tốn ngắn hạn của Cơng ty lớn hơn rất nhiều so với cả ngành xây dựng. Điều này cho thấy khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty ln được đảm bảo.
4.4.1.2. Hệ số thanh toán nhanh.
Nếu muốn đo lường khả năng thanh khoản tốt hơn của các tài sản lưu động, ta có thể dùng hệ số thanh tốn nhanh bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho chia cho tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của các vốn lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà khơng dựa vào việc bán các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ và vật tư.
Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số thanh tốn nhanh của Cơng ty khơng đều qua các năm nhưng đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn bằng tiền và các khoản khác tương đương tiền khả quan. Cụ thể, năm 2006 hệ số này là 17,20 (lần) tức là một đồng nợ ngắn hạn của công ty được bảo đảm bằng 17,20 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, tức là tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho. Đến năm 2007 hệ số này giảm xuống còn 16,26 (lần) tức giảm 0,94 (lần). Nhưng đến năm 2008 hệ số này lại tăng lên và đạt 32,61 (lần) tăng 16,35 (lần) so với năm 2007.
Nhìn chung các hệ số thanh tốn của Công ty là rất cao, nhất là hệ số thanh tốn ngắn hạn, hệ số này có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đảm bảo cho khả năng thanh toán của công ty tốt hơn.
4.4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
Đây là nhóm các tỷ số được các nhà quản trị cũng như chủ sở hữu quan tâm hàng đầu, nó phản ánh hiệu quả quản lí các loại tài sản của cơng ty. Thơng qua các chỉ số này người ta có thể đo lường được hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vịng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT Bảng 3.8: CÁC TỶ SỐ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 GVHB Ngàn đồng 1.511.533 1.220.226 858.822 HTK bình quân Ngàn đồng 7.371 381.012 933.706 Doanh thu thuần Ngàn đồng 2.309.981 2.485.651 1.799.468 VLĐ bình quân Ngàn đồng 1.316.065 1.922.299 2.161.092 TSCĐ bình quân Ngàn đồng 8.458 11.075 13.692 Tổng tài sản bình quân Ngàn đồng 1.324.524 1.933.374 2.174.784 Tỷ số vòng quay HTK Vòng 205,06 3,20 0,92 Vòng quay VLĐ Vòng 1,76 1,29 0,83 Vòng quay TSCĐ Vòng 273,11 224,44 131,42 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,74 1,29 0,83 Số ngày của 1 vòng quay HTK Ngày 1,78 113,97 396,83 Số ngày của 1 vòng quay VLĐ Ngày 207,95 282,28 438,35
(Nguồn: Phịng kế tốn )
4.4.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho.
Qua bảng trên ta thấy rằng các tỷ số hiệu quả sử dụng vốn của công ty khá cao. Năm 2006 tỷ số vòng quay hàng tồn kho là 205,06 vịng. Đến năm 2007 thì tỷ số này là 3,2 vòng giảm 201,86 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ số này chỉ còn 0,92 vòng giảm 2,28 vòng so với năm 2007. Như vậy tỷ số này có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Điều đó cho thấy tình hình xây dựng các cơng trình của Cơng ty khơng được tốt, làm tăng chi phí tồn trữ, hao hụt và nhiều cơng trình dở dang chưa hồn thành. Hiệu quả quản lí hàng tồn kho của Cơng ty có xu hướng xấu đi, hàng tồn kho quay vịng chậm, cụ thể năm 2006 số ngày của 1 vòng quay là 1,78 ngày, sang năm 2007 thì số ngày của 1 vịng quay tăng lên tới 113,97 ngày, đến năm 2008 số ngày của 1 vòng quay tiếp tục tăng lên và là 396,83 ngày tăng gấp 3 lần năm 2007. Nhìn chung tốc độ quay vòng của hàng tồn kho thấp, đặc biệt là năm 2008 nguyên nhân là do năm 2007 nhiều hợp đồng chưa được thanh lý nên chi phí chưa được quyết tốn cộng dồn sang năm 2008 vì vậy hàng tồn kho quá lớn ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Do đó, Cơng ty cần phải có chính sách điều chỉnh mức tồn kho hợp lý để đảm bảo không
quá dư mà cũng khơng q thiếu.
4.4.2.2. Vịng quay vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển vốn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng số vòng quay vốn lưu động.
Vốn lưu động cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Ngồi ra ta cịn dùng chỉ tiêu số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động.
Từ kết quả trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2006 là 1,76 vòng đến năm 2007 tỷ số này giảm xuống còn 1,29 vòng giảm 0,47 vòng so với năm 2006. Năm 2008 tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 0,83 vòng giảm 0,46 vòng so với năm 2007, giảm 0,93 vòng so với năm 2006. Điều này cho thấy Công ty quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa tốt.
Để thấy rõ hơn ta đi sâu vào phân tích số ngày của 1 vịng quay vốn lưu động. Ta thấy năm 2006 số vòng quay vốn lưu động là 1,76 vòng tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 1,76 đồng doanh thu và 1 vòng quay sẽ mất 207 ngày. Sang năm 2007 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra Công ty thu được 1,29 đồng doanh thu nhưng 1 vòng quay lại mất tới 282 ngày. Đến năm 2008 thì hiệu quả sử dụng vốn giảm cứ 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo được 0,83 đồng doanh thu và 1 vịng quay phải mất 439 ngày. Qua đó, Cơng ty đã sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả.
4.4.2.3. Vịng quay tài sản cố định.
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy vịng quay tài sản cố định của công ty là rất cao và giảm dần qua các năm. Năm 2006 vịng quay này là 273,11 vịng tức là bình quân trong một năm 1 đồng tài sản cố định tạo ra 273,11 đồng doanh thu thuần. Năm 2007 vòng quay này là 224,44 vịng tức là bình qn 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 224,44 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 2006 là 48,67 đồng. Đến năm 2008 vòng quay này chỉ còn 131,42 vòng tức là bình quân 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 131,42 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 2007 là 93 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là rất thấp, ngày càng giảm, công ty cần khắc phục vấn đề này.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Cơng ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT
4.4.2.4. Vòng quay tổng tài sản.
Ở năm 2006 vòng quay tổng tài sản là 1,74 vòng tức là trong năm 1 đồng trong tổng tài sản tạo ra được 1,74 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2007 con số này là 1,29 vòng giảm 0,45 vòng so với năm 2006. Sang năm 2008 vòng quay này lại giảm xuống còn 0,83 vòng giảm 0,46 vòng so với năm 2007. Đây là con số rất thấp nhưng lại cao hơn vịng quay tổng tài sản của tồn ngành năm 2008 (0,6 vịng), chứng tỏ cơng ty quản lý và sử dụng tổng tài sản chưa có hiệu quả nhưng nếu so với tồn ngành thì lại tốt hơn. Nhìn chung các tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa tốt. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho rất nhỏ, chứng tỏ việc quản lí hàng tồn kho chưa hiệu quả, tăng chi phí tồn trữ, bảo quản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơng ty. Vịng quay vốn lưu động, vòng quay tổng tài sản đều thấp, vòng quay tài sản cố định tuy rất cao nhưng lại có xu hướng giảm mạnh. Tất cả những điều đó cho thấy cơng ty quản lý và sử dụng vốn lưu động cũng như tài sản cố định và tổng tài sản là chưa tốt và chưa có hiệu quả.
4.4.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận.
Các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong q trình hoạt động kinh doanh, nó là thước đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Nó là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó phán ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty và từ kết quả đó đưa ra kế hoạch hoạt động trong tương lai hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi các chỉ tiêu này khơng tốt.
Bảng 3.9: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006 2007 2008
Số tiền Số tiền Số tiền
Doanh thu thuần Ngàn đồng 2.309.981 2.485.651 1.799.468 Lợi nhuận sau thuế Ngàn đồng 74.605 610.055 13.308 Tổng tài sản Ngàn đồng 1.659.618 2.207.130 2.142.437 Vốn chủ sở hữu Ngàn đồng 1.564.034 2.118.629 2.111.287 Tỷ suất lợi nhuận /Doanh thu % 3,23 24,54 0,74 Tỷ suất lợi nhuận /Tổng tài sản % 4,50 27,64 0,62 Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở % 4,77 28,79 0,63 hữu
(Nguồn: Phịng kế tốn )
4.4.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu của công ty thay đổi không đồng đều qua các năm. Năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 3,23 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007 thì tỷ suất này tăng lên là 24,54% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 24,54 đồng lợi nhuận tăng 21,31 đồng so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 tỷ số này lại giảm xuống còn 0,74% điều này là do doanh thu năm 2008 giảm 27,61% trong khi đó chi phí tuy có giảm nhưng giảm rất chậm (4,92%) cho nên lợi nhuận giảm rất nhiều so với 2 năm trước. Qua đó thấy rằng chưa có sự hợp lí trong việc kiểm sốt và sử dụng chi phí của Cơng ty. Do đó, để nâng cao lợi nhuận trong những năm tiếp theo Công ty nên cố gắng tăng doanh thu và giảm bớt chi phí hơn nữa.
4.4.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản cao vào năm 2007, còn hai năm 2006 và 2008 thì rất thấp. Cụ thể năm 2006 tỷ suất này là 4,50% tức là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 4,50 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007 nó lại tăng lên đến 27,64% tức là 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 27,64 đồng lợi nhuận, hay tăng 23,14% so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ suất này chỉ còn 0,62% giảm đáng kể. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty ở năm 2007 là tốt nhất so với hai năm còn lại, riêng năm 2008 tỷ suất này quá nhỏ. Mặt khác, tỷ suất lợi
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Cơng ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT
nhuận trên tổng tài sản của toàn ngành năm 2008 là 3,08%, điều đó cho thấy tỷ suất này của cơng ty là khơng đáng kể so với tồn ngành. Vì vậy Cơng ty cần có sự thay đổi trong cách sắp xếp, bố trí và quản lý tài sản.
4.4.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Cũng như hai tỷ suất trên. Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu của công ty cũng không khả quan. Năm 2006 tỷ suất này là 4,77% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 4,77 đồng lợi nhuận. Năm 2007 tỷ số này tăng lên 28,79 % tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 28,79 đồng lợi nhuận, hay tăng 24,02% so với năm 2006. Sang năm 2008 tỷ suất này giảm xuống còn 0,63% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì chỉ tạo ra được 0,63 đồng lợi nhuận, trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của toàn ngành là 12,50% lớn rất nhiều lần so với Công ty, tỷ suất này chỉ chiếm một phần rất ít so với tồn ngành. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu khơng có hiệu quả.
Tóm lại trong cơ chế thị trường thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khơng phải lúc nào cũng thuận lợi, suông sẻ. Bên cạnh đó năm 2008 ngành xây dựng lại nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh, chi phí xây dựng tăng lên 40% so với năm 2007, thị trường bất động sản ảm đảm làm cho nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Cơng ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT cũng khơng ngoại lệ. Nhìn chung tất cả các tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp được phân tích ở trên khơng đều qua các năm. Đặc biệt là năm 2008 các tỷ suất này giảm mạnh và rất nhỏ so với tồn ngành. Vì vậy trong những năm tới Cơng ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này, phải đẩy mạnh chính sách tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí đặc biệt là chi phí quản lí doanh nghiệp để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
4.5. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động.
Qua q trình phân tích trên ta có thể thấy “bức tranh” tổng qt về tình hình hoạt động của Cơng ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT. Chi phí sản xuất cịn cao, trong khi doanh thu năm 2008 lại giảm gây nhiều trở ngại cho quá trình hoạt động. Cơng ty cần phát huy tác dụng của máy móc, thiết bị, tăng cường cơng tác quản trị sản xuất để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.
Các hệ số về khả năng thanh toán qua các năm tăng thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là rất cao. Công ty nên phát huy chỉ tiêu này hơn nữa để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa tốt. Công ty nên tăng cường quản trị sản xuất để cải thiện vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.
Tỷ suất sinh lời giảm, chứng tỏ sự yếu kém trong khả năng thu lợi từ tài sản, từ vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đem lợi nhuận về cho Công ty. Chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của Cơng ty, do đó nếu quá trình kinh doanh thuận lợi thì Cơng ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng các tỷ suất về lợi nhuận.
Tóm lại Cơng ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT đang gặp khó khăn