PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của chế phẩm angiohibin trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn I (Trang 30 - 73)

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu trên lâm sàng:

Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng mở có so sánh trước sau điều trị và và so sánh với nhóm đối chứng

- Nhóm nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân: Dùng Natrilix SR ngày 1 viên vào buổi sáng kết hợp với sử dụng chế phẩm Angiohibin ngày dùng 2 gói chia 2 lần, vào sáng và chiều sau ăn 30 phút.

- Nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân: Dùng Natrilix SR ngày 1 viên vào buổi sáng.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu sau:

p: tỷ lệ mắc bệnh n: cỡ mẫu nghiên cứu

ε: giá trị tương đối

p = 0,23 (kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải 2002) Z1-α/2 = 1,96 α = 0,05 ε = 0,48

Thay vào công thức ta được n = 56 .Trong thực tế chúng tôi sẽ lấy số lượng bệnh nhân nghiên cứu nhiều hơn để loại trừ những đối tượng không thực hiện đúng theo yêu cầu của nghiên cứu.Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 60 bệnh nhân.

2.4.3. Cách thức tiến hành nghiên cứu:

2.4.3.1 Tuyển chọn bệnh nhân và chia nhóm

- Bệnh nhân được khám lâm sàng toàn diện và chẩn đoán xác định THA nguyờn phỏt độ I theo đúng các tiêu chuẩn đã đề ra.

- Xác định chẩn đoán bằng cách đo HA liên tục trong 5 ngày liền vào một giờ nhất định (9-10 giờ).

- Loại trừ những BN có THA giả tạo, từ đó xác định HA chính thống của BN nhân bằng cách lấy trung bình cộng HA trong 5 ngày đó.

- Đồng thời BN được hướng dẫn chế độ uống, sinh hoạt: Giảm muối, kiêng rượu, cà phê, thuốc lá, tránh căng thẳng thần kinh, không làm việc nặng,thể dục, thể thao nhẹ nhàng.

- Lập hồ sơ theo dõi và tiến hành nghiên cứu theo mẫu thống nhất.

- Các xét nghiệm cận lâm sàng được được làm tại khoa xét nghiệm Bệnh viện YHCT Hà Đông

+/ Xét nghiệm huyết học: Số lượng hồng cầu (HC), bạch cầu (BC), hemoglobin (HGB), Hematocrit (HCT), tiểu cầu (TC),

+/ Xét nghiệm sinh hóa mỏu: aspartate aminotransferrase (AST), alanin aminotransferase (ALT), cholesterol (CT) toàn phần, cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL- C), cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL- C), triglycerit (TG), đường máu, ure máu, creatinin máu.

+/ Xét nghiệm nước tiểu toàn phần

- Làm siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ để loại trừ

2.4.3.2 Cách điều trị

Chọn những BN đủ điều kiện nghiên cứu được nhập viện, điều trị nội và ngoại trú, thời gian điều trị là 30 ngày .

- Nhóm nghiên cứu : Dùng Natrilix SR ngày 1 viên vào buổi sáng kết hợp với sử dụng chế phẩm Angiohibin ngày 2 gói chia 2 lần, vào sáng và chiều, sau ăn 30 phút. Mỗi gói thuốc được hòa tan với 150ml nước ấm rồi uống 1 lần.

- Nhóm chứng : Chỉ dùng Natrilix SR ngày 1 viên vào buổi sáng.

Trong thời gian điều trị BN không được dùng bất cứ một loại thuốc hạ HA nào khác. Trong trường hợp bắt buộc phải dừng coi như loại khỏi nghiên cứu.

- Bệnh nhân nghiên cứu được xây dựng theo mẫu bệnh án thống nhất Bệnh nhân được làm bệnh án, theo dõi hàng ngày, ghi đầy đủ tiền sử, bệnh sử, các kết quả của đo huyết áp, xét nghiệm

- Dù bệnh nhân điều trị nội trú hay ngoại trú đều được theo dõi chặt chẽ diễn biến của huyết áp. Bác sĩ điều trị phải kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong suốt 30 ngày điều trị.

2.4.5 Các chỉ tiêu theo dõi

2.4.5.1 Theo dõi huyết áp

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất nên chúng tôi phải tuân thủ cách đo huyết áp cho chính xác

•Máy đo: dùng máy đo HA thủy ngân cố định trong suốt quá trình nghiên cứu, máy đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

•Phương pháp đo HA:

- Bệnh nhân được nghỉ ngơi ít nhất 5phút, trước đó không dùng chất kích thích (rượu, thuốc lá, cà phê. . .)

- Giữ cánh tay bệnh nhân ngang tầm với tim.

- Băng quấn ở cánh tay, ống nghe được đặt ỏp lờn ĐM cánh tay.

- Con số HATT tương ứng với thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên vàHATTr tính vào lúc mất tiếng đập.

- Nên đo HA cả 2 tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn.

- Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút và con số cuối cùng là trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5mmHg.

Bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi các chỉ số sau trong thời gian điều trị:

- Theo dõi các triệu chứng: ăn uống, ngủ, đại tiểu tiện và các biểu hiện khác qua hỏi cảm giác chủ quan của BN được ghi đầy đủ vào phiếu nghiên cứu và bệnh án.

- Theo dõi các triệu chứng theo YHCT: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê mỏi đầu chi, cơn bốc hỏa, đại tiểu tiện và các biểu hiện khác.

- Theo dõi tác dụng không mong muốn của chế phẩm

+/ Theo dõi các phản ứng dị ứng: phát ban, nổi mẩn ngứa, vàng da, phự…

+/ Theo dõi các biểu hiện về tiêu hóa như: đại tiện lỏng, đau bụng, đầy bụng

+/ Theo dõi các biểu hiện bất thường khác.

2.4.5.3 Theo dõi một số chỉ số trên cận lâm sàng

- Huyết học: Số lượng hồng cầu (HC), bạch cầu (BC), hemoglobin (HGB), Hematocrit (HCT), tiểu cầu (TC),

- Sinh hóa mỏu: aspartate aminotransferrase (AST), alanin aminotransferase (ALT), cholesterol (CT) toàn phần, cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL- C), cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL- C), triglycerit (TG), đường máu, ure máu, creatinin máu.

Các chỉ số cận lâm sàng được theo dõi vào 2 thời điểm: Trước, sau 30 ngày điều trị.

2.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Đánh giá mức độ thay đổi HA của BN trong quá trình điều trị bằng cách so sánh HA giữa các thời điểm với HA chính thống của BN về các trị số: HATT, HATTr, HATB.

Gọi HA chính thống của BN là T0 (huyết áp thời điểm trước khi điều trị), cứ sau 10 ngày điều trị lại lấy trung bình cộng của trị số HA ta sẽ cú cỏc thời điểm đó là:

+ T1 là số trung bình cộng HA từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10 + T2 là số trung bình cộng HA từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20 + T3 là số trung bình cộng HA từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 30 + Đặc biệt so sánh HA sau điều trị (T3) với HA chính thống (T0).

+ Dựa vào hiệu số T0 - T3 của HATB để xếp loại kết quả theo các mức độ sau:

Mức độ 1: Hiệu quả tốt: HA giảm trên 15 mmHg (Bao gồm cả BN có trị số HA trở về bình thường).

Mức độ 2: Khá: HA giảm từ 10- 14 mmHg Mức độ 3: Trung bình: HA giảm từ 5- 9 mmHg

Mức độ 4: Kém: HA giảm dưới 5 mmHg hoặc không giảm hoặc tăng lên.

2.5.2. Đánh giá các biến đổi của triệu chứng lâm sàng.

Đánh giá và so sánh các triệu chứng trước và sau trên cùng một bệnh nhân gồm cả triệu chứng chủ quan và khách quan nhưng các triệu chứng khách quan là quyết định và được đánh giá cao.

Các triệu chứng lâm sàng như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê mỏi đầu chi, bốc hỏa, ngủ kém, cân nặng được so sánh trước và sau điều trị.

So sánh sự biến đổi trước và sau điều trị của: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, tiểu cầu, AST, ALT, cholesterol toàn phần, HDL- C, LDL- C, triglycerit, đường máu, creatinin máu, ure máu, nước tiểu toàn phần.

2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương pháp xác suất thống kê y sinh học, theo chương trình EPI-INFO 6.04

Sử dụng các thuật toán: - Tính tỷ lệ phần trăm (%). - Tính số trung bình X . - Tính độ lệch chuẩn (SD). - Test χ²: So sánh 2 tỉ lệ.

- Test t - student: So sánh 2 giá trị trung bình của 2 nhóm.

- Test t - student ghép cặp: So sánh 2 giá trị trung bình trong mỗi nhóm trước và sau điều trị.

- Với p > 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. - Với p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.

- Đề tài nghiên cứu được sự nhất trí của Khoa sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông.

- Người tham gia nghiên cứu được giải thớch rừ về mục đích nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu (có đơn tình nguyện)

Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, ngoài ra không có mục đích nào khác.

Trong thời gian nghiên cứu nếu bệnh nhân không muốn hoặc có biểu hiện tác dụng không mong muốn sẽ chuyển sang điều trị theo phương pháp khác.

Kết quả của nghiên cứu được công bố cho bệnh nhân biết. - Theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình điều trị .

QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bn THA

Khám LS

THA nguyên phát độ I

Sơ đồ 2.1: Qui trình nghiên cứu Nhóm chứng n=30 Nhóm NC n=30 Natrilix Natrilix + Angiohibin Phân tích số liệu Đánh giá kết quả

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lựa chọn được 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm như sau:

- Nhóm nghiên cứu: Dùng Natrilix SR ngày 1 viên vào buổi sáng kết hợp với sử dụng chế phẩm Angiohibin ngày dùng 2 gói chia 2 lần, vào sáng và chiều (30 bệnh nhân).

- Nhúm chứng : Dùng Natrilix SR ngày 1 viên vào buổi sáng (30

bệnh nhân).

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHểM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨUBảng 3.1. Phân bố theo tuổi Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi

Tuổi Nhóm ≤ 50 51- 59 60- 69 ≥ 70 Nhóm chứng (n=30) Số lượng 8 5 9 8 Tỷ lệ % 26,7 16,6 30 26,7 Nhóm NC (n=30) Số lượng 4 8 7 11 Tỷ lệ % 13,3 26,7 23,3 36,7 Tổng số Số lượng 12 13 16 19 Tỷ lệ % 20 21,6 26,7 31,7 Pchứng-NC > 0,05

Nhận xét: Phân bố tuổi giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p>0,05

Chỉ số Nhóm Tuổi ( SD) Chiều cao ( SD) Cân nặng ( SD) Nhóm chứng 59,67 ± 11,62 161,27 ± 7,19 57,00 ± 7,47 Nhóm NC 62,27 ± 9,42 160,90 ± 7,79 57,33 ± 6,83 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 > 0,05

Biểu đồ 3.1: So sánh về tuổi, chiều cao, cân nặng nhóm chứng và nhóm nghiên cứu

Nhận xét :Tuổi, chiều cao, cân nặng giữa 2 nhóm không có sự khác biệt

với p > 0,05.

Bảng 3.3. Phân bố theo giới Giới tính

Nhóm Nhóm chứng (n=30) Số lượng 17 13 Tỷ lệ % 56,7 43,3 Nhóm NC (n=30) Số lượng 14 16 Tỷ lệ % 46,7 53,3 Tổng số Số lượng 31 29 Tỷ lệ % 51,7 48,3 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05

Biểu đồ 3.2: So sánh giới tính nhóm chứng và nhóm nghiên cứu Nhận xét: Tỷ lệ nam và nữ giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p >

0,05. Trong nghiên cứu nam chiếm 51,7%; nữ chiếm 48,3%.

Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu Nhóm Thời gian (năm) Nhóm chứng (n=30) Nhóm NC (n=30) Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % < 1 0 0 0 0 1- 5 21 70 22 73,3

>5 9 30 8 26,7

Pchứng-NC >0,05

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh tập trung chủ yếu trong vòng 1-5 năm,

không có bệnh nhân nào mắc bệnh dưới 1 năm. Phân bố theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05.

Bảng 3.5. Liên quan giữa đối tượng nghiên cứu và yếu tố gia đình Yếu tố gia đình Nhóm ĐVT (người) Gia đình có người bị THA Gia đình không có người bị THA Nhóm chứng (n=30) Số lượng 18 12 Tỷ lệ % 60 40 Nhóm NC (n=30) Số lượng 13 17 Tỷ lệ % 43,3 56,7 Tổng số Số lượng 31 29 Tỷ lệ % 51,7 48,3

Nhận xét: Tỷ lệ gia đình có người tăng huyết áp và gia đình không có

người tăng huyết áp tương đương như nhau.

3.2. TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM ANGIOHIBIN TRấN LÂM SÀNGVÀ CẬN LÂM SÀNG: VÀ CẬN LÂM SÀNG:

3.2.1. Tác dụng trên lâm sàng:

Bảng 3.6. Thay đổi HATT của BN sau điều trị Thời điểm nghiên

cứu Nhóm Trước điều trị T0 (1) Sau điều trị T1 (2) T2 (3) T3 (4) HATT mmHg Chứng (n=30) 152,12±3,05 148,11±3,25 141,87±4,21 134,30±3,86 Ptrước-sau P2-1 < 0,001 P3-1 < 0,001 P4-1 < 0,001 NC (n=30) 152,63±3,07 146,83±2,33 138,50±3,27 130,73±3,90 Ptrước-sau P2-1 < 0,001 P3-1< 0,001 P4-1 < 0,001

( SD) Pchứng-NC P > 0,05 P > 0,05 P < 0,05 P < 0,05

Biểu đồ 3.3: Sự thay đổi huyết áp tâm thu trước và sau điều trị

Nhận xét: Huyết áp tõm thu của mỗi nhúm đều giảm dần sau 10, 20, 30

ngày điều trị nhưng không có bệnh nhõn nào hạ HA quá mức. Sự khác biệt giữa các thời điểm T1, T2, T3 so với T0 của nhúm chứng và nhúm nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Trước điều trị HATT giữa 2 nhúm không có sự khác biệt với p > 0,05. Sau điều trị 10 ngày nhúm nghiên cứu huyết áp có xu hướng giảm tốt hơn nhúm đối chứng tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau điều trị 20, 30 ngày nhúm nghiên cứu huyết áp có xu hướng giảm tốt hơn nhúm đối chứng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.6. Thay đổi HATTr của BN sau điều trị Thời điểm nghiên cứu Nhóm Trước điều trị T0 (1) Sau điều trị T1 (2) T2 (3) T3 (4) Chứng (n=30) 92,17±2,52 89,08±2,49 83,40±2,58 79,75±2,63 Ptrước-sau P2-1 < 0,001 P3-1 < 0,001 P4-1 < 0,001

HATTr mmHg ( SD) NC (n=30) 92,39±3,28 87,42±2,25 81,20±2,67 77,17±3,73 Ptrước-sau P2-1 < 0,001 P3-1 < 0,001 P4-1 < 0,001 Pchứng- NC P > 0,05 P > 0,05 P < 0,05 P < 0,05

Biểu đồ 3.4: Sự thay đổi huyết áp tâm trương trước và sau điều trị Nhận xét: Huyết áp tõm trương của mỗi nhúm đều giảm dần sau 10, 20,

30 ngày điều trị nhưng không có bệnh nhõn nào hạ HA quá mức. Sự khác biệt giữa các thời điểm T1, T2, T3 so với T0 của nhúm chứng và nhúm nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Trước điều trị HATTr giữa 2 nhúm không có sự khác biệt với p>0,05. Sau điều trị 10 ngày nhúm nghiên cứu huyết áp có xu hướng giảm tốt hơn nhúm đối chứng tuy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau điều trị 20, 30 ngày nhúm nghiên cứu huyết áp có xu hướng giảm tốt hơn nhúm đối chứng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.7. Thay đổi HATB của BN sau điều trị

nghiên cứu Nhóm trị T0 (1) T1 (2) T2 (3) T3 (4) HATB mmHg ( SD) Chứng (n=30) 112,15±2,4 2 108,76±2,56 102,89±2,57 97,93±2,04 Ptrước-sau P2-1 < 0,001 P3-1 < 0,001 P4-1 < 0,001 NC (n=30) 112,47±3,2 8 107,19±1,98 100,30±2,35 95,02±2,77 Ptrước-sau P2-1 < 0,001 P3-1 < 0,001 P4-1 < 0,001 Pchứng-NC P > 0,05 P > 0,05 P < 0,05 P < 0,05

Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi huyết áp trung bình trước và sau điều trị

Nhận xét: Huyết áp trung bình của mỗi nhúm đều giảm dần sau 10, 20,

30 ngày điều trị nhưng không có bệnh nhõn nào hạ HA quá mức. Sự khác biệt giữa các thời điểm T1, T2, T3 so với T0 của nhúm chứng và nhúm nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Trước điều trị HATB giữa 2 nhúm không có sự khác biệt với p>0,05. Sau điều trị 10 ngày nhúm nghiên cứu huyết áp có xu hướng giảm tốt hơn

nhúm đối chứng tuy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau điều trị 20, 30 ngày nhúm nghiên cứu huyết áp có xu hướng giảm tốt hơn nhúm đối chứng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.8. Thay đổi HA theo tuổi trước và sau điều trị: Lứa tuổi (tuổi) Loại HA (mmHg) Nhóm n Trước điều trị

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của chế phẩm angiohibin trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn I (Trang 30 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w