- Quản lý chất lượng sản phẩm
Sản phẩm đầu vào là yếu tố rất quan trọng để cơng ty có thể trúng được những gói thầu hay kí kết được các hợp đồng. Sản phẩm đầu vào của công ty được nhập từ khắp mọi nơi trên thế giới, đến từ nhiều hãng khác nhau đòi hỏi người đánh giá chất lượng phải có nhiều kiến thức về thương mại cũng như kiến thức chuyên môn về kỹ thuật. Tất cả các sản phẩm cơng ty nhập vào đều phải có giấy chứng nhận xuất sứ (Certificate of Origin / CO) và giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality / CQ) Sản phẩm nhập về cũng sẽ được kiểm tra kĩ càng sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của hợp đồng kinh doanh trước khi thực hiện thi công.
Mọi tài sản bất kỳ hình thành từ nguồn vốn nào cũng phải được khấu hao, hoặc phẩn bổ theo quy định của nhà nước đối với từng loại. Người sử dụng máy móc thiết bị phải có bằng hoặc được huấn luyện hướng dẫn về kỹ thuật, an tồn lao động. Trước khi vận hành thì phải kiểm tra cẩn thận để đảm bảo an toàn. Người sử dụng máy móc thiết bị cũng cần lập một lý lịch theo dõi quá trình sử dụng, thay thế bảo quản, khấu hao. Giao trách nhiệm cho từng cá nhân tự bảo quản thiết bị, máy móc. Nếu cá nhân do thiếu trách nhiệm trong vận hành gây nguy hiểm phải chịu phạt và bồi thường những thiệt hại gây ra. Trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị cần có trách nhiệm sử dụng đảm bảo hiệu quả, giữ tốt dùng bền, an tồn, tiết kiệm.
- Quản lý chất lượng cơng việc
Trong công ty, mọi nhân sự được đánh giá hiệu quả công việc theo báo cáo ngày, báo cáo tuần, theo tháng và năm để Ban Giám đốc nắm bắt được công việc của nhân viên cũng như có kế hoạch điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu của công ty. Tuy nhiên, sự đánh giá này chưa được chi tiết, chất lượng công việc đến từ sự tự giác của nhân viên cũng như kết hợp với quản lý của lãnh đạo cấp trên.
KẾT LUẬN
Như vậy, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần phát triển Dịch vụ và Công nghệ Vạn Phúc, em đã tiếp cận được với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào hoạt động của công ty. Kết hợp với kiến thức em được học tại trường cũng như kiến thức xã hội và tích lũy khi thực tập trực tiếp tại cơng ty, em rút ra được một số điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty như sau.
Về cơ hội, Việt Nam đang là một nước có nền kinh tế trẻ, đang dần phát triển qua thời gian, vì vậy sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp. Nhu cầu về các sản phẩm cho ngành công nghiệp ngày càng tăng dẫn đến sự ra đời của các nhà máy, cở sở hoạt động phục vụ cho nhu cầu này. Trong đó, việc thay thế, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị là vấn đề của mọi cơ sở, nhà máy và đó chính là cơ hội lớn cho Cơng ty VAFUCO thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam hứa hẹn tạo ra mơi trường và sân chơi mà cơng ty có thể tham gia, mơi trường này sẽ còn tăng trưởng nhiều hơn trong tương lai, có thể đem về cho cơng ty những khoản lợi nhuận lớn.
Về thách thức, sự phát triển về kinh tế của đất nước cũng đem lại nhiều thách thức cho VAFUCO khi có nhiều ngành mới, nhiều nhu cầu về các thiết bị mới địi hỏi cơng ty phải cập nhật liên tục cũng như lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu để kinh doanh hiệu quả nhất, tránh tràn lan gây lãng phí và chất lượng cung cấp dịch vụ cũng không cao. Thách thức tiếp theo đến từ các đối thủ cạnh tranh. Vì là một doanh nghiệp cịn khá trẻ và chưa có nhiều chỗ đứng, vậy nên việc cạnh tranh đối với các công ty khác lớn hơn, mạnh hơn cả về kinh nghiệm lẫn quy mô sẽ là thách thức không hề nhỏ đối với VAFUCO. Điều này địi hỏi cơng ty khơng ngừng xây dựng hình ảnh, uy tín của mình, chắt chiu từng dự án nhỏ đến lớn, tạo dựng thương hiệu, chiếm được chỗ đứng trong lĩnh vực của mình.
Trong suốt 9 năm hoạt động của mình, VAFUCO đã chứng tỏ năng lực của mình bằng những điểm mạnh nhất định. Đó là đội ngũ kĩ sư giàu nhiệt huyết, trình độ và kinh nghiêm, nhân sự trẻ với khát khao cống hiến cao nhất sẽ đem lại được thành cơng trong tương lai của doanh nghiệp. Đó là sự hiệu quả trong các dự án cơng trình mà VAFUCO đã thực hiện trong suốt thời gian qua, đem lại phần nào hình ảnh uy tín của cơng ty trong mắt các đối tác cũng như lợi nhuận để cơng ty có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. Đó là mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp đã từng hợp tác với công ty.
Bên cạnh những điểm mạnh nổi bật kể trên là những nhược điểm mà cơng ty đang gặp phải. Thứ nhất là về chính thương hiệu của mình, VAFUCO chưa phải là một thương hiệu đứng top đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị công nghiệp và xây lắp cơ điện, điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng cạnh tranh trong các gói thầu mà công ty tham gia. Thứ hai là về vốn, lượng vốn hiện tại của cơng ty vẫn cịn khá nhỏ, chưa thể thực hiện được những dự án quy mô lớn hơn, đem lại lợi nhuận cao. Thứ ba, mạng lưới nhà cung cấp của công ty tuy rộng nhưng chưa đủ lớn để VAFUCO có thể thực hiện bất cứ dự án nào. Cuối cùng là về kênh phân phối, kho bãi khi cơng ty chỉ có 2 kho lưu trữ vật phẩm nên những dự án công ty thường nhập khẩu sản phẩm về và đưa ngay tới địa điểm thi cơng. Vì khơng có nhiều hàng dự trữ nên cơng ty khó có thể nắm bắt cơ hội từ những dự án có thời gian chuẩn bị gấp rút.
Chính vì vậy, em xin được đề xuất 2 đề tài cho chuyên đề thực tập làm với mục đích là giải pháp để cơng ty hoạt động hiệu quả hơn.
Đề tài 1: Giải pháp nâng cao khả năng trúng thầu trong đấu thầu các thiết bị thủy – nhiệt điện của CTCP phát triển Dịch vụ và Công nghệ Vạn Phúc.
Đề tài 2: Giải pháp cải thiện quản trị hậu cần nâng cao hiệu quả hoạt động của CTCP phát triển Dịch vụ và Công nghệ Vạn Phúc.
Em mong muốn sau khi kết thúc chun đề thực tập của mình, em có thể dùng kiến thức của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu để cải thiện tình hình hoạt động của cơng ty, đưa ra những giải pháp hợp lý nhất để công ty thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012. 2. Giáo trình Quản trị tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2020.
3. Báo cáo tài chính CTCP phát triển Cơng nghệ và Dịch vụ Vạn Phúc năm 2018. 4. Báo cáo tài chính CTCP phát triển Cơng nghệ và Dịch vụ Vạn Phúc năm 2019. 5. Báo cáo tài chính CTCP phát triển Cơng nghệ và Dịch vụ Vạn Phúc năm 2020. 6. Website CTCP phát triển Công nghệ và Dịch vụ Vạn Phúc: www.vafuco.com.vn 7. Viện nghiên cứu kinh tế quản lý trung ương – CIEM: http://ciem.org.vn/
8. Các tài liệu khác của công ty. 9. Luật Thương mại 2005. 10. Một số tài liệu khác.