Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực chất lƣợng cao Lào

Một phần của tài liệu NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY (Trang 100 - 196)

phải vào bệnh viện (Xem bảng 3.5). Điều này cũng phù hợp với trình độ học vấn và đặc trƣng của cơng việc.

Bảng 3.5: Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực chất lƣợng cao LàoThỉnh thoảng Thỉnh thoảng Tốt, ắt ốm Chỉ ốm vặt Có bệnh nhẹ vào viện Cán bộ 50.5% 34.0% 6.2% 9.3% Trắ thức 42.9% 39.3% 10.7% 7.1% Công nhân 51.0% 18.4% 20.4% 10.2% Nông dân 38.5% 22.9% 23.9% 14.7%

Nguồn: Khảo sát của đề tài luận án, 2017 [Phụ lục 10]

Chiều cao trung bình của cả nam và nữ trong nhóm này cũng hạn chế hơn mức trung bình của dân số Lào: Nam 1,68m và nữ là 1,59m.

Trên đây là thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Lào mà đề tài đã nghiên cứu khảo sát ở 04 nhóm tiêu biểu gồm: đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ trắ thức; đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và đội ngũ nơng dân chất lƣợng cao. Đây là những nhóm tiêu biểu nhất trong NNLCLC của Lào hiện nay cần phải đƣợc quan tâm nghiên cứu.

3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƢỢNG CAO Ở NƢỚC CỘNG HạA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

Từ việc phân tắch thực trạng trên cho thấy: Nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay đang đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết, từ việc thiếu về số lƣợng, chất lƣợng, thiếu điều kiện và môi trƣờng để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đến sự mất cân đối trong cơ cấu và bất hợp lý trong phân bố nguồn nhân lực và mâu thuẫn giữa nhu cầu phải phát triển nhanh NNLCLC với những rào cản trong tƣ duy, trong cơ chế, chắnh sách.

3.2.1. Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao chƣa đáp ứng với nhu cầu phát triển của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nhƣ phần trên đã phân tắch, nhu cầu sử dụng nhân lực của Lào trong những năm gần đây đều vƣợt quá khả năng cung ứng của thị trƣờng lao động trong nƣớc. Theo thống kê của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào, năm 2010 nhu cầu lao động lên tới 51 ngàn ngƣời, năm 2011 cần thêm 71 ngàn ngƣời, năm 2012 cần thêm 49 ngàn ngƣời, năm 2016 cần thêm 48.644 ngƣời (Biểu đồ 3.5).

Biểu đồ 3.5: Nhu cầu của thị trƣờng lao động ở Lào n m 2010-2016

Trong khi đó, lao động đƣợc đào tạo về chun mơn kỹ thuật so với yêu cầu của Lào cịn rất hạn chế: Ngƣời có trình độ cử nhân mới chiếm trên 16%. Hiện nay NNLCLC còn rất thiếu trong các ngành, lĩnh vực quan trọng nhƣ: chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu hoạch định chắnh sách, giảng viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng; chuyên gia cao cấp về kỹ thuật nông - lâm, cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thƣơng mại quốc tế; công nghệ thơng tin, tự động hóaẦ

Chất lƣợng lao động của đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên ở các cơ sở đào tạo nhiều nơi trên cả nƣớc so với yêu cầu công việc chƣa đáp ứng. Kết quả khảo sát về tỷ lệ ngƣời có bằng cấp tuy tƣơng đối cao nhƣng thực tế mức độ hiệu quả cơng việc chun mơn cịn hạn chế. Đây là thách thức rất đáng kể đối với đội ngũ này trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế và yêu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào trong sản xuất hiện nay. Bên cạnh đó, kỷ luật lao động, nhất là tác phong lao động công nghiệp của ngƣời lao động của Lào chƣa đáp ứng yêu cầu.

Do vậy, mặc dù sử dụng lao động nƣớc ngồi địi hỏi chi phắ cao hơn nhiều lần so với lao động trong nƣớc và hiện tại Lào vẫn còn nhiều lao động thất nghiệp và có nhu cầu việc làm (năm 2015, Lào có 73.270 ngƣời thất nghiệp), nhƣng trong những năm gần đây, số lƣợng lao động nƣớc ngoài tại Lào làm việc trong các lĩnh vực kinh tế tăng lên nhiều so với trƣớc đây. Năm 2012, lao động nƣớc ngoài tại Lào là 21 ngàn ngƣời, năm 2014 là 50 ngàn ngƣời, năm 2016 là 38.257 ngƣời làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ [Xem phụ lục 8].

Điều này có nguyên nhân một phần là do chất lƣợng của nguồn nhân lực ở Lào cịn hạn chế. Do đó, gây ra tình trạng thiếu việc làm vì khơng đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao, nhất là cơng nhân kỹ thuật lành nghề. Vì vậy, các doanh nghiệp đã phải nhập lao động từ nƣớc ngoài, trong khi ngƣời lao động Lào phải đi xuất

khẩu lao động với tiền công rẻ ở những nơi khác, nhất là Thái Lan đang cần lao động giá rẻ.

Bên cạnh đó, tác phong lao động của nguồn nhân lực chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Nhiều ngƣời sống khơng có hồi bão, lý tƣởng, khơng chịu học tập, trau dồi về trình độ chun mơn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà sa đà vào các tệ nạn xã hội nhƣ nghiện hút, rƣợu chè, cờ bạcẦ để rồi tự đánh mất bản thân mình và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thực tế đó cho thấy Lào đang thiếu trầm trọng nhân lực chất lƣợng cao, có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng gia tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

3.2.2. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phải phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao với tình trạng thiếu hụt các điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực này

Sự nghiệp CNH, HĐH ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay rất cần phát triển nhanh NNLCLC ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Sự nghiệp đó cần phải có một đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao đủ số lƣợng cần thiết, cơ cấu hợp lý, thực sự là những cơng dân u nƣớc, có lý tƣởng phấn đấu và sức khỏe tốt để phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Trong khi đó, mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục có bƣớc phát triển nhƣng nhìn chung cịn đang yếu kém nhiều mặt, chƣa đáp ứng đƣợc những điều kiện và môi trƣờng cần thiết cho sự phát triển nhanh NNLCLC cả về mặt vật chất và tinh thần. Đây chắnh là một trong những rào cản cơ bản cho chiến lƣợc phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc hiện nay.

Về kinh tế. Trong những năm gần đây, Lào đã có bƣớc tăng trƣởng cao,

nhƣng chƣa thực sự vững chắc. Những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển chậm, các ngành cơng nghiệp có hàm lƣợng cơng nghệ cao chƣa phát triển,

chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp nhƣ thủy điện, khai thác tài nguyên,... xuất khẩu nơng nghiệp chủ yếu những sản phẩm có giá trị kinh tế thấp. Kết cấu hạ tầng, mặc dù đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, nhƣng chƣa ổn định nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển. Các thành phần kinh tế mặc dù có nhiều đổi mới nhƣng nhìn chung hiệu quả chƣa cao, vẫn cịn mang nặng tắnh tự cấp, tự túc của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. So với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì năng suất lao động chƣa cao, thu nhập của ngƣời lao động còn ở mức hạn chế. Tóm lại, cơ sở vật chất, mơi trƣờng, điều kiện để đầu tƣ cho phát triển NNLCLC còn nhiều hạn chế và tiền công chi trả cho lao động chất lƣợng cao trong nƣớc còn ở mức hạn chế.

Hiện nay, việc phát triển NNLCLC ở nông thôn vẫn đang cịn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế khó khăn khiến việc thu học phắ ở cấp trung học, cao đẳng và đại học đã làm cho khơng ắt con em các gia đình cán bộ cơng nhân viên nhà nƣớc có mức lƣơng thấp, con em các hộ nông dân nghèo, đồng bào nhân dân các bộ tộc ở vùng sâu xa, vùng có đời sống khó khăn khơng thể theo học đƣợc, buộc phải thơi học hoặc đi làm th với trình độ thấp, khơng đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Ngay trong số cán bộ trẻ đang công tác tại cơ quan, trƣờng họcẦ muốn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, mở rộng kiến thức cũng khơng đủ điều kiện để học tập.

Về văn hóa, xã hội. Sau 30 năm đổi mới, mặc dù bộ mặt văn hóa, xã hội

của Lào đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, ngày càng đƣợc thế giới biết đến với hình ảnh đất nƣớc có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nhƣng bên cạnh đó, nền văn hóa - xã hội Lào cũng còn nhiều vấn đề yếu kém, nhất là về y tế, chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo... Nhu cầu khám chữa bệnh, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế; đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân các bộ tộc Lào chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ; tỷ lệ nghèo ở nông thôn rất cao, thể lực yếu và phát sinh nhiều bệnh tật. Các tệ nạn xã hội vẫn đang cịn xảy ra, thậm chắ có xu hƣớng gia tăng.

Về giáo dục. Trong những năm gần đây, với quyết tâm của Đảng và

Chắnh phủ Lào, giáo dục đã có những bƣớc khởi sắc từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học, trên đại học và giáo dục - đào tạo nghề. Lào đã trải qua cải cách giáo dục - đào tạo (từ 2011) bằng cách tăng thêm thời gian học cho cấp trung học cơ sở từ 3 năm lên 4 năm và giảm bớt 1 năm trong tổng số thời gian học ở các trƣờng trung cấp, cao đẳng và đại học; tăng cƣờng thay đổi các chƣơng trình giảng dạy, nội dung các bộ mơn từ cấp mẫu giáo, tiểu học, phổ thông đến đại học và sau đại học.

Tuy nhiên, nền giáo dục Lào đang còn nhiều vấn đề yếu kém nhƣ: cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo cịn thiếu thốn, đội ngũ giáo viên, giảng viên có chất lƣợng cao, chuyên tâm với nghề cịn ắt, các phó giáo sƣ, giáo sƣ đầu ngành hoạt động trong ngành giáo dục còn quá ắt. Chất lƣợng đào tạo chậm đƣợc cải thiện do đội ngũ giảng viên thiếu về số lƣợng, yếu về trình độ và khơng hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Từ nhiều năm nay, việc biên soạn giáo trình các mơn khoa học vẫn cịn nhiều hạn chế, chƣa đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa học và hành hay giữa lý luận và thực tiễn, còn lạc hậu chƣa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, của khoa học hiện đại. Trong khi tài liệu cho giảng dạy chủ yếu là tham khảo và sử dụng của nƣớc ngoài nhƣng trình độ ngoại ngữ của hầu hết giáo viên chƣa thành thạo. Điều này dẫn đến chất lƣợng đào nguồn nhân lực trình độ cao chƣa đáp ứng với yêu cầu của thực tế.

Trong những năm gần đây, các trƣờng học ở các cấp từ phổ thông đến đại học, trƣờng đào tạo nghề đã đƣợc thành lập thêm nhiều về số lƣợng cả trong khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân nhƣng còn thiếu kinh nghiệm đào tạo, chất lƣợng chƣa cao. Ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nƣớc, mạng lƣới trƣờng học phổ thơng cịn phân tán, chật hẹp, lạc hậu, xuống cấp nên ảnh hƣởng đáng kể đến việc tạo điều kiện cho mọi đối tƣợng tham gia học tập. Bên cạnh đó, tiền lƣơng giáo viên và những ngƣời làm cơng tác đào tạo chƣa đủ hấp dẫn nhƣ đối với đội ngũ cơng chức nhà nƣớc nên rất khó thu hút những ngƣời có trình độ,

có tài vào các cơ sở đào tạo. Đào tạo nghề còn mỏng, phân tán và chƣa kịp cập nhật với tiến bộ công nghệ. Những bất cập đó khiến cho cơng tác đào tạo, phát triển NNLCLC của Lào trong nhiều năm qua rất hạn chế và chƣa đảm bảo về chất lƣợng; đồng thời đã dẫn đến số lƣợng đào tạo chuyên môn kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc có xu hƣớng ngày càng giảm, nhất là những ngành mà hiện nay nhu cầu của Lào đang rất cao nhƣ các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ caoẦ.

Ngoài ra, liên kết đào tạo và mức độ đa dạng hóa các hình thức đào tạo ở Lào cịn hết sức yếu kém, gây khó khăn trong việc cung ứng NNLCLC cho đất nƣớc. Bên cạnh đó, cơng tác giáo dục - đào tạo chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đồng bộ, từ đào tạo mầm non, đến các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cho tới đại học và sau đại học. Trong khi muốn phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là NNLCLC, nhƣng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề chƣa đƣợc quan tâm mở rộng, việc nâng cao chất lƣợng các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề cũng còn nhiều bất cập; chƣa gắn dạy nghề với định hƣớng và nhu cầu của thị trƣờng lao động, nhu cầu lao động của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cũng nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Vì vậy, vấn đề đặt ra trong những năm tới là nhà nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cần chú trọng hơn nữa việc phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, giáo dục để làm tiền đề, tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Lào.

3.2.3. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu và bất hợp lý trong phân bố nguồn nhân lực chất lƣợng cao đang diễn ra phổ biến ở Lào

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao của nƣớc CHDCND Lào xét dƣới góc độ số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nghề nghiệp đều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc đang phát triển. Hiện nay, Lào đang thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, tập trung chủ yếu vào phát triển các ngành xây dựng, dịch vụ, du lịch, các ngành địi hỏi phải có NNLCLC. Sự phát triển

nhanh, mạnh của một số ngành công nghiệp nhƣ thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng,... cũng đang địi hỏi phải có một lực lƣợng lao động chất lƣợng cao rất lớn. Chắnh vì sự phát triển với tốc độ nhanh trong những năm gần đây của kinh tế Lào trong một số lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực mới đã khiến cho việc cung ứng nguồn lao động chất lƣợng cao cho các lĩnh vực đó gặp khó khăn, hiện tại chƣa giải quyết đƣợc, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực. Biểu hiện cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, tỷ trọng lao động trình độ đại học trở lên trong những ngành

kinh tế mũi nhọn cịn rất thấp và có khoảng cách rất xa so với tiêu chắ đề ra trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng. Tồn bộ những ngƣời có trình độ đại học ở Lào chiếm 9,27% trong lực lƣợng lao động. Riêng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trƣởng trở lên vẫn cịn nhiều ngƣời chƣa có trình độ đại học (Bảng 3.2), chiếm tới 14,4%. Trong số những ngƣời đƣợc đào tạo đại học thì số đơng là đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài (do chất lƣợng đào tạo trong nƣớc còn hạn chế), chủ yếu là ở Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ cuối thế kỷ XX, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Nhiều ngƣời đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài từ những năm 80, 90 ở thế kỷ trƣớc nên kiến thức khơng cịn phù hợp với yêu cầu mới. Đến năm 2014, cả nƣớc chỉ có 47 kỹ sƣ cơng nghệ, cơng nhân đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, chiếm 3,8% dân số. Nhƣ vậy, tỷ trọng nhân lực chất lƣợng cao trong tổng số lực lƣợng lao động của Lào còn ở mức độ hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Nhƣ vậy, xét về cơ cấu trình độ chun mơn, hiện nguồn nhân lực Lào chƣa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế theo hƣớng hiện đại và hội nhập. Cơ cấu giữa trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ

Một phần của tài liệu NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY (Trang 100 - 196)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w