2. Xu hướng cải cách 1 Tài chính cơng
2.2.2. Tồn cầu hóa thị trường tài chính
Tồn cầu hóa thị trường tài chính là q trình chuyển tải các nguồn vốn giữa các quốc gia gắn liền với thương mại toàn cầu. Việt Nam hiện nay thu hút đầu tư từ nhiều công ty đa quốc gia thông qua thu hút đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn viện trợ.
• Vốn đầu tư FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2007 đạt 17,86 tỷ USD với 1.445 dự án. Vốn đầu tư năm 2008 đạt 60,3 tỷ USD vốn đăng ký. Chủ yếu được tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 32,6 tỷ USD, chiếm 54,4%, dịch vụ 27,7 tỷ USD chiếm 45,5% trong khi đó nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 252,1 triệu USD chiếm 0,4%.
Năm 2009, số vốn đăng ký đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với năm 2008 trong đó đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 7,4 tỷ USD, chiếm 45,1%, lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 tỷ USD chiếm 30,5% và công nghiệp chế biển, chế tạo đạt 10 tỷ USD.
Năm 2010, vốn đăng ký đạt 18,6 tỷ USD bằng 82,2% so với 2009, trong đó, vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản dẫn đầu với 6,8 tỷ USD, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5 tỷ USD, sản xuất, phân phối điện, khí và nước đạt 3 tỷ USD.
Từ những số liệu trên cho thấy, vốn đầu tư FDI chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, kế đó là lĩnh vực bất động sản với những dự án khu dân cư, khu du lịch sinh thái. Lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo cũng đã dần thu hút được sự đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ. Ngoài ra, vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên và bất động sản cũng tăng, đầu tư vào khách sạn, nhà hàng cũng tăng trong khi đó thu hút đầu tư vào lĩnh vực nơng, lâm nghiệp và chế biến thủy sản lại có chiều hướng giảm
Xu hướng cải cách của Việt Nam sắp tới đối với kênh đầu tư FDI là:
- Thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao nhằm sản xuất những sản phẩm từ nguyên liệu sẵn có trong nước như dầu thơ, khống sản.
- Thu hút đầu tư vào các ngành nông nghiệp, chế biến sản phẩm từ nông nghiệp; thu hút đầu tư công nghệ đánh bắt xa bờ trong khai thác thủy sản.
- Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển ngành du lịch, dịch vụ được xem là ngành cơng nghiệp khơng khói và khả năng khai thác là vơ tận.
• Vốn đầu tư gián tiếp
Dịng vốn gián tiếp khơng chỉ mang lại vốn mà cịn có vai trị quan trọng trong thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mơ và tăng tính minh bạch; nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. tuy nhiên dòn vốn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn nước ngoài khác. Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam trong những năm qua có xu hướng tăng nhưng quy mơ cịn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với FDI.
Xu hướng cải cách sắp tới của Việt Nam để thu hút vốn đầu tư FII vào Việt Nam chính là:
- Thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cụ thể là mở rộng tỷ lệ tham gia của đối tác nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
- Phát triển các công ty quản lý quỹ.
- Thiết lập các chính sách bình đẵng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí và lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Chính phủ thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Tuy nhiên, luồng vốn FII tăng mạnh khi thu hút phát triển kinh tế sau đó do khủng hoảng tài chính khiến dịng vốn chảy ra mãnh mẽ đã tác động tiêu cực tới sự ổn định kinh tế vĩ mơ. Do đó, việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp cũng cần phải được thực hiện một cách chậm rãi, tính tốn để đảm bảo ổn định kinh tế trong nước, tránh được những cơn bão khủng hoảng tài chính quốc tế.
- Để thu hút FII trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần tập trung cải thiện quy trình, thủ tục đầu tư như giảm thiểu thời gian, thủ tục đăng ký mã số giao dịch, quy định rõ vể thơng tin cần cơng bố. Ngồi ra, còn cần phải tạo nguồn cung chất lượng cho thị trường chứng khốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho tồn thị trường và đặc biệt là ổn định chính sách tiền tệ đảm bảo đồng tiền Việt Nam. Cần quảng bá hình ảnh, mơi trường đầu tư Việt Nam cũng như lợi thế nền chính trị ổn định trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực ngày càng khốc liệt.
Việc sử dụng vốn ODA đã đáp ứng được các yêu cầu về huy động vốn với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhưng tình hình thực hiện các dự án thường bị chậm ở nhiều khâu; công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ; việc quản lý nguồn vốn ODA tránh thất thốt và lãng phí cũng là điều phải đặc biệt quan tâm, một số trường hợp như PMU 18 và gần đây là dự án đại lộ Đông Tây… khiến cho công luận và Quốc hội đặc biệt quan ngại về việc quản lý chặt chẽ đồng vốn ODA và hiệu quả của nguồn tài trợ này đòi