2. Xu hướng cải cách 1 Tài chính cơng
2.2.4. Nới lỏng dần điều tiết của Nhà nước đối với thị trường tài chính
Thế kỷ 20 đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nói đúng hơn là 2 giải pháp vĩ mô đối lập nhau là: nền kinh tế chỉ huy dựa trên sự kiểm soát tập trung của Nhà nước và nền kinh tế thị trường dựa vào thành phần kinh tế tư nhân. Và đến cuối thế kỷ 20 thì câu trả lời cho c̣c chạy đua nói trên mới trở nên rõ ràng: mơ hình của nền kinh tế chỉ huy đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng, trong việc tạo ra sự phồn vinh và thậm chí cả trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường lại tỏ ra thành công ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, mơ hình kinh tế thị trường vẫn cần sự tham gia điều tiết của nhà nước.
Theo như các lý thuyết về nền kinh tế thị trường thì có những qui luật của nó quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị - mà Nhà nước phải tôn trọng. Như vậy nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có khả năng tự cân bằng cung - cầu; và thị trường lao động, vốn hay đất đai chỉ vận hành đúng theo quy luật giá trị khi nó loại bỏ sự can thiệp của Nhà nước. Song, lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Trong các nền kinh tế thị trường đã phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt là: can thiệp, quản lý và điều hồ phúc lợi. Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định, song sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nền kinh tế thị trường. Và thị trường tài chính Việt Nam khơng là ngoại lệ, để thị trường này hoạt động hiệu quả, Nhà nước cần giảm bớt điều tiết của mình, đóng vai trị là người giám sát đặc biệt đối với các hoạt động của thị trường.
Xu hướng giảm dần điều tiết của Nhà nước đối với thị trường tài chính thể hiện qua các động thái cụ thể như:
• Đối với thị trường tiền tệ
o Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Nhìn chung trong giai đoạn gần đây, ngân hàng nhà nước đã có động thái giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND và USD của các tổ chức tín dụng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng phát huy vai trị tạo tiền của mình trong nền kinh tế. Giúp khai thơng nguồn vốn, kích thích tăng trưởng trong nước. Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VNĐ trong giai đoạn gần đây có những điều chỉnh giảm (11/2008 tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm từ 7% xuống 5%, sau đó tháng 3/2009 tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm từ 5% xuống 3%). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với USD trong giai đoạn gần đây có những điều chỉnh giảm đáng kể từ 7% xuống còn 4%.
o Mở rộng hoạt động cho vay tái cấp vốn
Để cụ thể hóa mục tiêu trên, tháng 3/2009, Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 11/2009/TT-NHNN theo đó, quy định về tiêu chuẩn của giấy tờ có giá của các ngân hàng được cầm cố để vay vốn tại ngân hàng nhà nước không nhất thiết phải được phát hành bằng đồng Việt Nam. Tiêu chuẩn cụ thể của các giấy tờ có giá này bao gồm:
giấy tờ có giá thuộc sở hữu hợp pháp của ngân hàng xin vay, được phép chuyển nhượng, có thời hạn cịn lại tối thiểu bằng thời gian vay.
o Mở rộng hoạt động thị trường mở
Trong tương lai, để tạo sân chơi bình đẳng, đáp ứng quy luật cung cầu, Nhà nước cần nghiên cứu mở rộng các thành viên thị trường. Theo đó, các tổ chức như Quỹ hỗ trợ phát triển, Kho bạc nhà nước, Quỹ bảo hiểm xã hội, Công ty tiết kiệm bưu điện... sẽ được chấp thuận là thành viên của thị trường mở.
o Nới lỏng chính sách tín dụng
Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước đã có những điều chỉnh đáng kể về:
- Lãi suất vay vốn: đưa ra các chính sách hỗ trợ lãi suất. Ưu đãi lãi suất đối với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của Nhà nước.
- Điều kiện vay vốn: tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện tiếp cận vốn vay, phát triển sản xuất kinh doanh.
• Đối với thị trường vốn
Về cơ cấu tổ chức, việc tách các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký Chứng khoán trở thành pháp nhân độc lập khỏi Ủy ban chứng khoán nhà nước đã đạt được kết quả nhất định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động chứng khoán và chức năng tổ chức vận hành thị trường chứng khoán.