Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Vu-Manh-Ha-CHQTKDK2 (Trang 33 - 37)

8. Kết cấu của Luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động

1.4.1. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Đặc điểm cá nhân của người lao động: Các đặc điểm của cả nhân người lao

động như giới tính, độ tuổi, sở thích, nguyện vọng, mục tiêu và điều kiện sống … tác động lớn đến động lực lao động. Người quản lý nếu nắm bắt được các đặc điểm trên của người lao động để bố trí cơng việc thì sẽ thu được những kết quả công việc tốt do người lao động đó thực hiện, ngồi nắm bắt được các đặc điểm trên thì việc kết hợp được mục tiêu của người lao động với mục tiêu của tổ chức, hướng mục tiêu cá nhân vào mục tiêu của tổ chức khiến người lao động gắn bó với tổ chức, hồn thành tốt cơng việc của mình.

Năng lực của người lao động: Là những kiến thức, kinh nghiệm được đúc

lao động đều có những điểm mạnh, khả năng khác nhau nên các phương thức tạo động lực cho các cá nhân lao động tích cực cũng khác nhau. Khi tạo điều kiện cho cá nhân người lao động phát huy được năng lực, sở trường của mình thì lúc đó sẽ làm cho động lực lao động của cá nhân đó tăng lên.

Năng lực vừa là yếu tố di truyền vừa là kết quả của sự rèn luyện, năng lực tạo ra khả năng của người lao động. Đánh giá đúng năng lực là cơ sở để nhà quản lý sử dụng có hiệu quả người lao động trong doanh nghiệp.

Tính cách của người lao động: Đây là yếu tố bên trong của mỗi con người và

được thể hiện qua quan điểm của họ trước một sự việc hay một sự kiện nào đó. Quan điểm có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực vì thế tạo động lực chịu một phần ảnh hưởng do tính cách của người lao động.

Thái độ của người lao đông với tổ chức và với cơng việc của mình: Q trình

tạo động lực cần phải chú ý tới yếu tố này. Khi người lao động có quan điểm thái độ đúng đắn thì hành vi lao động của họ sẽ theo chiều hướng tích cực, từ đó họ sẽ nâng cao được năng suất lao động và chất lượng công việc.

1.4.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong tổ chức

Những nhân tố thuộc về tổ chức có tác dụng thu hút những người lao động tài giỏi về làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức, vì vậy những nhà quản lý cần khai thác những nhân tố này nhằm tạo động lực, thôi thúc người lao động làm việc có hiệu quả. Nhóm các nhân tố này bao gồm:

Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ, báo

cáo và quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức có vai trị quyết định đến toàn bộ hoạt động và thành bại của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý biểu hiện bằng việc phân chia quyền hạn và nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân rõ ràng, linh hoạt không chồng chéo phù hợp với thực tế của tổ chức làm cho người lao động nhận thức rõ được vị trí, trách nhiệm của mình, từ đó người lao động có tự chủ và có ý thức trong cơng việc, thực hiện hồn thành cơng việc với năng suất và hiệu quả cao. Ngược lại cơ cấu tổ chức không hợp lý, thiếu linh hoạt, chồng chéo dẫn tới công việc kém năng suất, hiệu quả thấp.

Các chính sách quản trị nhân lực: Mỗi một tổ chức đều có các chính sách

quản trị nhân sự khác nhau, chính sách lương, thưởng, phúc lợi, chế độ đãi ngộ, chính sách đào tạo. Các chính sách này tác động trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động vì vậy nếu có những chính sách phù hợp thì người lao động sẽ có cơ hội phát huy hết năng lực, cống hiến cho tổ chức, gắn bó với tổ chức.

Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức được hình thành trong suốt q trình từ

khi thành lập tổ chức, bao gồm hệ thống các giá trị, chính sách, tác phong, lề lối làm việc, các mối quan hệ trong tổ chức trong sáng, đoàn kết giúp đỡ nhau tạo ra một mơi trường làm việc tốt, từ đó lơi cuốn được người lao động làm việc, gắn bó lâu dài cùng tổ chức.

Yếu tố công việc: Động lực lao động chịu nhiều ảnh hưởng tác động của

nhiều nhân tố khác nhau. Nhóm nhân tố thuộc về cơng việc bao gồm:

- Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để thực hiện công việc; Mức độ phức tạp trong công việc; Mức độ chuyên mơn hóa trong cơng việc; Sự mạo hiểm, rủi ro của cơng việc; Mức độ hao phí về trí lực; Tính hấp dẫn của cơng việc

Căn cứ vào các yếu tố trên thì người quản lý sử dụng lao động phân công công việc cho người lao động một cách phù hợp đúng với năng lực, sở trường thì người lao động sẽ phát huy được hết khả năng của mình đó chính là động lực lao động.

Điều kiện làm việc: Trong tổ chức mà người lao động được quan tâm đến các

điều kiện làm việc như văn phòng làm việc, trang thiết bị máy móc, trang bị bảo hộ an tồn lao động thì họ sẽ n tâm làm việc. Nếu được làm việc trong điều kiện tốt nhất với đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cho cơng việc thì đó là cơ sở để tạo ra năng suất và chất lượng lao động cao, người lao động sẽ có động lực làm việc.

1.4.3. Các nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi tổ chức

Các quy đinh của pháp luật: Các quy định của pháp luật của Chính phủ nhất

là về luật lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là bảo vệ người lao động vì họ ở thế yếu hơn trong mối quan hệ này. Một số các luật cụ thể ảnh hưởng tới người lao

động như: Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, các Thơng tư, Nghị định về tiền lương góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động được thực hiện một cách tốt nhất. Khi luật pháp hồn thiện và có hiệu lực cao thì người lao động càng yên tâm với cơng việc vì vậy họ sẽ chun tâm vào cơng việc do không phải sợ sự chèn ép của người sử dụng lao động, đồng thời họ cũng khơng thể địi hỏi quá đáng đối với người sử dụng lao động. Như vậy hệ thống pháp luật tạo ra động lực lao động lớn cho người lao động yên tâm công tác.

Đặc điểm nghành và lĩnh vực hoạt động: Mỗi nghành, mỗi lĩnh vực hoạt

động sẽ có những đặc thù khác nhau. Nếu lĩnh vực thuộc cơ quan hành chính cơng thì thường hướng đến sự hoạt động ổn định, lâu dài đây chính là động lực đề người lao động muốn có sự ổn định lâu dài hướng đến. Còn các lĩnh vực khác như ngân hàng, kinh tế, tài chính có thu nhập cao, linh hoạt thì là động lực cho người lao động năng động tìm kiếm cơng việc trong các lĩnh vực này.

Bối cảnh của nền kinh tế: Tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế hiện tại cũng như

xu hướng phát triển thì người lao động cũng chịu những tác động. Nếu trong thời điểm nền kinh tế suy thối thì người lao động có xu hướng tìm kiếm và lựa chọn các cơng việc ổn định và nếu nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ thì người lao động có xu hướng tìm các cơng việc năng động có thu nhập cao. Vì vậy người quản lý lao động cần nắm bắt được các xu hướng của thời đại và điều chỉnh các chính sách quản lý lao động phù hợp với các xu hướng đó, qua đó tạo ra được động lực lao động.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH QUẢNG NINH.

Một phần của tài liệu Vu-Manh-Ha-CHQTKDK2 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w