a, Ngành nông lâm nghiệp
3.5.4. Giải pháp về môi trường
- Đưa ra những tiêu chí về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và tài nguyên đất. Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, làm thay đổi nhận thức của con người đối với các vấn đề về môi trường.
- Tăng cường đầu tư bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng để bảo vệ môi trường sống.
- Hoàn thiện các chính sách về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm không khí.
Chương 4
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ và tiến hành QHSDĐ tại xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đề tài đã được một số kết quả sau:
- Phân tích và đánh giá được các điều kiện tự nhiên, KTXH từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.
- Tính toán được hiệu quả một số cây trồng chính trong ky quy hoạch - Về kế hoạch sử dụng đất, đề tài đã xác định được các căn cứ để lập kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, đồng thời đề xuất được các biện pháp thực hiện kế hoạch.
- Kết quả nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho thấy song song với sự phát triển của xã hội, khoa học và công nghệ. Hệ thống canh tác nông lâm nghiệp cần được chuyển dịch và đổi mới nhằm đảm bảo tăng năng suất cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng cải tạo môi trường, cải tạo đất.
4.2. Tồn tại
- Trong quá trình nghiên cứu, do điều kiện thời gian, nguồn lực phương tiện, dụng cụ nghiên cứu cùng với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài còn một số tồn tại nhất định.
- QHSDĐ có người dân tham gia trên quy mô cấp xã là một vấn đề còn mới chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do tài liệu tham khảo chưa được phong phú, đa dạng nên việc vận dụng vào trong quá trình thực hiện đề tài có những kết quả chưa thực sự đầy đủ.
- Các chế độ chính sách đất đai còn chưa thực hiện đồng bộ và ổn định, vẫn còn nhiều chỗ chắp vá, chỉnh sửa hơn nữa, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất
học cao, trình độ chuyên môn lực lượng chủ chốt của xã chưa cao nên hiệu quả công tác QHSDĐ chưa cao.
- Điều kiện địa hình, đất đai khu vực phức tạp, điều kiện thủy văn khó khăn nên sản xuất nông lâm nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên.
- Vì thời gian có hạn trong khi đó đề tài nghiên cứu trên phạm vi rộng cho nên một số nội dung chưa được khảo sát kỹ càng. Do đó, có ảnh hưởng nhất định đến kết quả của đề tài.
- Ngoài ra cuối năm 2010 vừa qua cơn đại hồng thủy đã nhấn chìm hầu như toàn xã nên số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài còn thiếu nhiều nên đang được tìm và khôi phục lại. Đặc biệt, các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất bị cuốn trôi giờ vẫn chưa khôi phục lại được nên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc nghiên cứu và khó khăn trong quy hoạch.
4.3. Kiến nghị
Hiện nay QHSDĐ bền vững là một vấn đề mang tính chất toàn cầu đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ một cá nhân, một quốc gia nào. Để phát huy hết sức mạnh của đất đai đảm bảo một nền nông nghiệp phát triển bền vững cũng như tiến dần đến xây dựng nông thôn mới đòi hỏi chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến công tác QHSDĐ.
- Công tác QHSDĐ cần phải tiến hành trước khi giao đất cho các cá nhân, HGĐ và các cơ quan quản lý.
- Thông qua phương án QHSDĐ cho xã Minh Hóa có thể vận dụng để tiến hành QHSDĐ cho các xã trên phạm vi huyện Minh Hóa và tỉnh Quảng Bình.
- Cần xây dựng các chính sách tín dụng hợp lý, ưu đãi đối với các HGĐ vay vốn để phát triển SXNLN đồng thời phát triển, mở rộng thị trường sản phẩm để người dân có thể yên tâm đầu tư vào sản xuất, làm chủ các sản phẩm của mình và đem lại hiệu quả cao.
- Thúc đẩy công tác KNKL trên địa bàn thông qua các buổi tập huấn, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực sản xuất của người dân.
- Đề nghị các cấp, các ngành có liên quan từ huyện đến tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, vật tư kỹ thuật, chỉ đạo chuyên môn cũng như tiến hành đo đạc lại đất đai để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất hiện tại cho xã Minh Hóa để xã có cơ sở lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.
- Đề tài còn nhiều hạn chế và thiếu sót nên cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hệ thống một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[01]. Tóm tắt báo cáo quy hoạch tổng thể huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Minh Hóa, 2000.
[02]. Phương án QHSDĐ huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, sở địa chính Quảng Bình, 2002.
[03]. Wink, A.P.A (1995), Land Use in Advancing Agriculture. 349S, Berlin/New York 1975.
[04]. Dent, D.A (1996), Guideline for Land Use in Developing Countries. Soil Survey and Land Evaluation 1986, Vol. 8(2), S.67 – 76, Nowich.
[05]. Dr Habil. Holm Uibrig, Introduction to land – Use planning a contribution
to rural development – selected concerns fox VietNam, seminars, VietNam
Forestry College (VFC)… TU Dresden, 1998, 83 – 102p.
[06]. Lan Use planning at village level. Seminars, Vietnam Forestry College (VFC)… TU Dresden, 1998, 105 – 116p.
[07]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, nhà xuất bản pháp lý 1992.
[08]. Luật đất đai, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2003.
[09]. Luật bảo vệ phát triển rừng, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2005.
[10]. Chính phủ (1993), Nghị định 64/CP Quy định về giao đât Nông nghiệp cho
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích nông nghiệp, ra
ngày 27/09/1993.
[11]. Chính phủ (1999), Nghị định 163/1999/NĐ – CP về giao đất, cho thuê đất
Lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp, ra ngày 16/11/1999.
[12]. Chính phủ (1995), Nghị định 01/CP Quy định về giao khoán đất lâm
nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
trong các doanh nghiệp Nhà nước, ra ngày 04/01/1995.
[13]. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 245/1998/QĐ – TTg về việc thực
[14]. Reichnberg, Bo (1992), Quy hoạch sử dụng đất cấp xã ở Việt Nam. Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển, 1992.
[15]. Nguyễn Văn Tuấn và Vũ Văn Mễ (1996), “Một số ảnh hưởng sau thí điểm giao đất, giao rừn ở xã Tử Nê – huyện Tân Lạc; xã Hang Kia, Pà Cò - huyện
Mai Châu – tỉnh Hòa Bình”, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Dự án đổi mới chiến
lược phát triển lâm nghiệp, Hà Nội, 10/1996.
[16]. Bùi Đình Toái (1998), “Xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản, giám sát và đánh giá người dân tham gia trong các dự án phát triển nông thôn”, Thông tin chuyên đề/Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thủy Điển.
[17]. Cục kiểm lâm (1996), Nội dung biện pháp và trình tự tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã trong giao đất lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 58 – 59.
[18]. Dự thảo định hướng QHSDĐ cả nước đến năm 2000 và kế hoạch giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác, 1994.