Tình hình kinh doanh du lịch nông thôn tại Ninh Bình

Một phần của tài liệu Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tại Ninh Bình (Trang 27 - 39)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.Tình hình kinh doanh du lịch nông thôn tại Ninh Bình

Hiện tại chưa có thống kê cụ thể về lượng khách cũng như doanh thu cho loại hình du lịch nông thôn tại Ninh Bình. Những nhận định dưới đây được đưa ra dựa trên điều tra của tác giả về khách du lịch, công ty lữ hành và người dân địa phương về du lịch nông thôn.

BẢNG 2.9: THỐNG KÊ PHÁT – THU PHIẾU ĐIỀU TRA

Số TT Đối tƣợng Số đơn vị điều

tra Số phiếu Phát ra Thu về hợp lệ 1 Khách du lịch - Nội địa Công chức 150 150 120 Sinh viên 150 150 150 - Quốc tế 50 50 30 2 Công ty lữ hành - Nội địa 6 6 6 - Quốc tế 4 4 4

3 Dân cƣ địa phƣơng 50 50 50

4 Tổng 410 4

10 360

DU LỊCH NÔNG THÔN CỦA DU KHÁCH Tiêu chí công chức Cán bộ thành thị Sinh viên Khách du lịch QT Sẵn sàng tham gia DLNT >60% > 80% 100%

Thời gian của 1 tour DLNT 2- 3 ngày 2- 3 ngày 2- 3 ngày

Hình thức tham gia DLNT - Qua công ty - - Tự tổ chức 100% --- --- 100% 100% --- Mức chi tiêu (đv: 1000đ/ngày) 200 – 300 <100 > 300

Giá trị nào hấp dẫn ở nông thôn? Phong cảnh đẹp Món ăn dân dã VH dân gian

Đối tƣợng đi cùng cơ quan Bạn bè, Bạn bè Bạn bè

Phƣơng thức “cùng ăn- cùng ở -

cùng sinh hoạt” 50% 100% 20%

BẢNG 2.11: MỨC ĐỘ SẴN SÀNG THAM GIA DU LỊCH NÔNG THÔN CỦA NGƢỜI DÂN ĐỊA PHƢƠNG TẠI NINH BÌNH

STT Tiêu chí Kết quả

Huyện Hoa Lƣ Huyện Gia Viễn

1 Nghề nghiệp của đối tượng điều tra Làm ruộng, chở đò Làm ruộng, chở đò

2 Thu nhập TB/tháng >1.000.000 >1.000.000

3 Sự sẵn sàng hướng dẫn du khách các hoạt

động sản xuất của gia đình 100% 100%

4 Mong muốn đối tượng khách phục vụ Việt Nam, nước ngoài (3-5 khách)

Việt Nam, nước ngoài (5 khách trở lên) 5 Hành xử và thái độ khi đón khách - Xây thêm nhà vệ sinh hiện đại, thuận tiện

- Khôi phục và phát huy yếu tố truyền thống - Sẵn sàng giới thiệu cho khách và hướng dẫn cẩn thận những điều nên và không nên làm 6 Phương thức sinh hoạt - “Cùng ăn – cùng ở - cùng sinh hoạt”

Qua quá trình điều tra và tìm hiểu, cũng như phân tích các điều kiện phát triển loại hình du lịch nông thôn, tác giả nhận thấy Ninh Bình có những thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển loại hình này.

Đối với tài nguyên du lịch nông thôn của Ninh Bình có những thế mạnh và hạn chế riêng để phát triển loại hình du lịch này. Như đã phân tích Ninh Bình có nhiều kiểu địa hình khác nhau từ đồng bằng, bán sơn địa, biển và ven biển, chính từ đây là các phương thức sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày của cư dân địa phương khác nhau. Chính điều này mang lại cho Ninh Bình cảnh quan nông thôn và các dạng sản xuất thu hút du khách khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều làng quê tại Ninh Bình vẫn còn giữ nguyên được các giá trị truyền thống như việc duy trì tổ chức các lễ hội. Dù có nhiều dạng phương thức sinh hoạt khác nhau nhưng chưa có dạng thức thật sự đặc biệt gây ấn tượng mạnh cho du khách. Vì vậy, các chương trình du lịch nông thôn ở Ninh Bình mới chỉ dừng ở bề mặt mà chưa đi sâu vào lựa chọn các điểm đến thực sự ý nghĩa. Chưa có sự gắn kết các dạng tài nguyên giữa các vùng với nhau mà hiện nay chỉ đơn thuần khai thác các điểm du lịch kết hợp với du khảo đồng quê. Ví dụ như: tại huyện Gia Viễn, tài nguyên được khai thác phục vụ cho du lịch nông thôn chỉ là việc du khách đi thăm quan khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, đi xe trâu (xe bò) đến các gia đình có những ngôi nhà cổ. Như vậy, hoạt động ở đây chỉ nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết các điểm du lịch. Còn như tại huyện Hoa Lư, du lịch nông thôn cũng được khai thác dựa trên giá trị tự nhiên của Tam Cốc – Bích Động và hệ thống các ngôi chùa xung quanh khu vực này.

Tại Ninh Bình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách nông thôn phần nào đáp ứng được nhu cầu lưu trú, ăn nghỉ của du khách. Đã có nhiều các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được xây dựng và đi vào hoạt động. Điểm mạnh của dạng lưu trú này là du khách có nhiều lựa chọn hình thức lưu trú và giá cả phù hợp với khả năng tài chính của từng đối tượng. Có những cơ sở lưu

trú có những kiến trúc dân gian đã đáp ứng được nhu cầu muốn lưu lại trong những không gian nông thôn của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, phát triển du lịch nông thôn là đẩy mạnh dạng lưu trú tại nhà dân, bởi mục tiêu cao nhất là mang lợi ích kinh tế đến cho cộng đồng địa phương. Nhưng ở Ninh Bình nói chung và hai huyện làm đối tượng nghiên cứu chưa hình thành được dạng lưu trú này một cách hệ thống và có sự quản lý chuyên nghiệp. Như tại Gia Viễn, chỉ là một hai hộ gia đình có nhiều phòng, vệ sinh sạch sẽ mới thu hút khách đến thăm quan, cũng chưa lưu trú qua đêm.

Hiện nay đối với chương trình du lịch nông thôn cũng đã có doanh nghiệp có những lịch trình du lịch cụ thể nhưng ít có tính đặc biệt, tạo điểm nhấn cho chương trình. Tuy nhiên, du khách kể khách nội địa và quốc tế sẵn sàng tham gia du lịch nông thôn ở các mức độ khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Ninh Bình, chỉ có 02 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có kinh nghiệm tổ chức và khai thác du lịch nông thôn. Đây sẽ là cơ sở tạo ra hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nông thôn. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp lữ hành đều chưa từng tham gia tổ chức bất kỳ một chương trình du lịch nông thôn nào. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc khai thác nguồn khách và tổ chức chương trình du lịch sao cho hiệu quả.

Đối với người dân địa phương, với sự am hiểu về cảnh quan, con người, giá trị văn hoá bản địa, đặc biệt là thành thạo trong các kỹ năng canh tác, sản xuất nông nghiệp, điều này tạo điều kiện lựa chọn được những gia đình phù hợp để tham gia. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ là vấn đề cần được bàn đến khi đón khách quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những điểm mạnh và hạn chế trong các mặt về khai thác du lịch nông thôn tại Ninh Bình, dựa trên đó đề tài đưa ra những phương hướng cụ thể

để những nguồn lực về tự nhiên, văn hoá phát huy hết tiềm năng thu hút khách tham gia du lịch nông thôn ở Ninh Bình.

2.4. Tiểu kết

Qua nghiên cứu về loại hình du lịch nông thôn, tác giả nhận thấy loại hình du lịch nông thôn có sức hút lớn với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Khi nghiên cứu về Ninh Bình, tác giả nhận thấy Ninh Bình có tiềm năng để khai thác loại hình du lịch này. Để làm rõ vấn đề, trong chương 2 tác giả đã thực hiện được những hướng nghiên cứu:

Khái quát về tài nguyên tỉnh Ninh Bình cũng như tài nguyên du lịch nông thôn, những điều kiện để phát triển loại hình du lịch này tại Ninh Bình.

Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Bình nói chung và kinh doanh du lịch tại khu Tam Cốc – Bích Động và Vân Long.

Đồng thời, đề tài thực hiện phân tích và đánh giá khả năng phát triển du lịch nông thôn qua hệ thống bảng hỏi dành cho 3 đối tượng là: khách du lịch, công ty lữ hành và người dân địa phương.

Từ đó đưa ra những mặt mạnh và điểm hạn chế, nguyên nhân khi phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình. Để đưa ra các định hướng và giải pháp được thực hiện trong chương 3 của đề tài.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI NINH BÌNH

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình

3.1.1. Định hướng chung

3.1.2. Định hướng cho huyện Hoa Lư và Gia Viễn

Trong định hướng phát triển du lịch nông thôn, tỉnh Ninh Bình đã có những chiến lược cụ thể cho phát triển du lịch nông thôn tại Gia Viễn và Hoa Lư. Đó là phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình. Trong đó cần tập trung phát triển cho khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sau đó đến các điểm du lịch sinh thái, trong đó có khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoa Lư và Gia Viễn gắn với an ninh - quốc phòng và giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích của

người dân địa phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và nhà nước. Xây dựng một kế hoạch quản lý để phát triển du lịch gắn với cộng đồng

trong khu vực để nhân rộng mô hình phát triển du lịch du lịch nông thôn ở quy mô rộng hơn. Điều này đòi hỏi có sự tham gia hướng dẫn chỉ đạo của UBND xã, UBND huyện, ban quản lý của địa phương và của các doanh nghiệp du lịch nhằm phát huy thế mạnh của địa phương tạo sự hấp dẫn riêng của vùng.

Xây dựng mối quan hệ cộng đồng với địa phương, với các ban quản lý các cấp chính quyền địa phương, khách du lịch để phát triển du lịch nông thôn một cách bền vững. Bởi chính người dân sẽ là cầu nối giữa khách du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ cho quá trình phát triển du lịch.

Cần phải có tầm nhìn rộng trong quá trình phát triển và phải có kĩ năng quản lý tốt để hạn chế tối đa những tác động xấu tới cuộc sống của người dân địa phương và cảnh quan môi trường xung quanh.

Đồng thời phải đảm bảo việc phân chia lợi ích một cách công bằng cho các bên tham gia: các công ty du lịch, ban quản lý cộng đồng thông qua việc tổ chức phát triển các dịch vụ ở nhà dân, bán sản phẩm lưu niệm, đặc sản địa phương.

Trên đây là định hướng của tỉnh Ninh Bình về việc phát triển du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng. Dựa trên những định hướng đó, tác giả gợi ý các giải pháp nhằm đưa ra một mô hình phù hợp cho phát triển loại hình du lịch nông thôn tại đây.

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình

3.2.1. Giải pháp duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng CSVC-KT 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng CSVC-KT

3.2.3. Phát triển du lịch nông thôn gắn với lợi ích của cộng đồng 3.2.4. Xây dựng mô hình tổ chức du lịch nông thôn phù hợp 3.2.4. Xây dựng mô hình tổ chức du lịch nông thôn phù hợp

Trong mô hình này chủ thể bao gồm: Ban quản lý, người dân địa phương (hộ gia đình), doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Trong đó 2 đối tượng có vai trò quan trọng là ban quản lý và các hộ gia đình.

3.2.4. Nâng cao nhận thức người dân và bồi dưỡng nguồn nhân lực 3.2.5. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá

3.2.6. Liên kết và phát triển sản phẩm

3.4. Tiểu kết

Trong chương 3, đề tài tập trung tìm hướng giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình với các nhóm giải pháp như: duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, phát triển sản phẩm trên cơ sở nâng cao chất lượng CSVC-KT gắn với lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương. Đề tài cũng

nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý du lịch nông thôn tại 2 huyện Hoa Lư và Gia Viễn, trong đó xác định các tiêu chí và nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, để hoạt động du lịch nông thôn phát triển cần có những sản phẩm đặc trưng và chính sách khuyếch trương phù hợp. Nếu làm được những việc trên, thì du lịch nông thôn tại Ninh Bình nói chung và hai huyện Hoa Lư và Gia Viễn nói riêng không chỉ ở tiềm năng.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch còn rất mới mẻ với nước ta. Để đưa vào thực tiễn đúng như bản chất của nó còn là một đòi hỏi khó thực hiện không chỉ với các cấp chính quyền ở Ninh Bình mà ngay cả những người làm du lịch nói chung. Với những tiềm năng du lịch nông thôn, Ninh Bình hoàn toàn có khả năng trở thành một điểm du lịch nông thôn hấp dẫn.

Định hướng cho du lịch nông thôn ở Ninh Bình là rất quan trọng. Điều này sẽ góp phần giúp có một hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.

Xây dựng chương trình du lịch nông thôn cụ thể phải dựa trên nội dung cơ bản cần có của một chương trình du lịch nông thôn. Chương trình phải dựa trên các đặc điểm địa hình, phong cảnh đặc trưng của điểm đến, các tài nguyên thiên nhiên, con người, tục lệ truyền thống. Nói chung chương trình du lịch này cần có sự kết hợp hài hoà giữa thưởng ngoạn các phong cảnh đẹp với trải nghiệm thực tế lao động. Dù đây là một vấn đề rất mới nhưng điều cốt lõi thứ nhất là phải nắm được vị trí của nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, cư dân gắn liền với những hình ảnh thân quen của đồng ruộng như con trâu, cái cày đồng thời trong khung cảnh làng xóm khang trang sạch đẹp, phong cảnh thoáng đãng yên bình. Chương trình du lịch cần phải sử dụng tối đa những ưu thế này. Từ nền tảng này đi vào thực tế mà sắp xếp các điểm tham quan, trải nghiệm cho hợp lí.

Xây dựng mô hình quản lý du lịch nông thôn tại các thôn xã là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xác định những tiêu chí cho ban quản lý và hộ gia đình cá thể tham gia hoạt động lịch nông thôn là rất cần thiết. Điều này không chỉ góp phần phát triển cộng đồng dân cư mà là một nhân tố quan trọng trong du lịch nông thôn. Họ sẽ là người cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch chính trong hợp

đồng du lịch. Những tiêu chí này sẽ giúp cho vấn đề xác định các hộ gia đình này trở nên rõ ràng hơn.

Nhằm làm nổi bật hình ảnh của du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch thì ngoài các chính sách mục tiêu thích hợp còn cần xác định rõ điểm trung tâm của du lịch nông thôn Ninh Bình là ở đâu? Trong đó, đề tài đã tìm ra hai địa điểm phù hợp là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (huyện Gia Viễn) và khu Tam Cốc – Bích Động (huyện Hoa Lư). Điều này sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kích thích tiêu thụ dễ dàng hơn. Với nhiều đặc điểm nổi trội hai điểm du lịch này là trung tâm của chương trình du lịch nông thôn tại Ninh Bình. Chiến lược Marketing có nhiệm vụ chủ yếu làm nổi bật hình ảnh này. Làm điểm nhấn quan trọng cho du lịch nông thôn Ninh Bình nói chung.

Với đặc trưng của một loại hình du lịch mới, được tổ chức tại Ninh Bình nơi mà du lịch có nhiều cơ hội phát triển thì vấn đề quan trọng đầu tiên với người làm Marketing là làm sao đưa hình ảnh của du lịch nông thôn ra với thị trường du khách, cả trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Chính Trị.

2. Lã Đăng Bật (2007), Di tích danh thắng Hoa Lư, NXB Văn hoá dân tộc. 3. Phan Kế Bình (2001), Việt Nam phong tục, NXB Hà Nội.

4. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hoá, NXB Văn hoá – Thông tin,

Một phần của tài liệu Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tại Ninh Bình (Trang 27 - 39)