NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tỷ lệ và động cơ của việc hút thuốc lá ở sinh viên nam bác sỹ đa khoa, hệ tập trung 4 năm trường đại học y dược huế (Trang 31 - 47)

3.4.1. Ảnh hƣởng của hút thuốc lá

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của hút thuốc lá (n=371)

Ảnh hƣởng của hút thuốc lá n %

Sức khoẻ bản thân 361 97,3

Sức khoẻ người khác 341 91,9

Môi trường 324 87,3

Kinh tế 327 88,1

Đa số các sinh viên Y4

đều cho rằng hút thuốc lá ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ bản thân, với 361 đối tượng chiếm tỷ lệ 97,3%. Nhận thức hút thuốc lá ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế tương đương nhau (87,3% và 88,1%).

3.4.2. Nguồn thu nhận thông tin về tác hại của thuốc lá Bảng 3.18. Nguồn thu thập thông tin về tác hại của thuốc lá Bảng 3.18. Nguồn thu thập thông tin về tác hại của thuốc lá

Nguồn thu nhận thông tin

về tác hại của thuốc lá n %

Qua tivi 343 92,5

Qua Internet 156 42,0

Qua báo chí 323 87,1

Qua gia đình 272 73,3

Qua bạn bè 270 72,8

Qua thông tin trên vỏ thuốc 326 87,9

Thông tin về tác hại của thuốc lá, được thu nhận nhiều nhất qua tivi có (92,5%), tiếp đến qua thông tin trên vỏ (87,9%) và báo chí (87,1%). Thông tin qua Internet chiếm tỷ lệ thấp nhất (42%),

3.4.3. Đồng tình với hút thuốc lá Bảng 3.19. Đồng tình với hút thuốc lá Bảng 3.19. Đồng tình với hút thuốc lá Hút thuốc lá Lớp Không n % n % 4 1 Y (n=86) 9 10,5 77 89,5 4 2 Y (n=95) 9 9,5 86 90,5 4 3 Y (n= 99) 14 14,1 85 85,9 4 4 Y (n=91) 8 8,8 83 91,2 Chung 40 10,8 331 89,2

Đa số sinh viên Y4

không đồng tình hút thuốc lá (89,2%), chỉ có 10,8% đồng tình với việc hút thuốc lá.

3.4.4. Hiệu quả của biện pháp cấm hút thuốc lá tại trƣờng và bệnh viện

16,43%

83,57%

Có hiệu quả (n=64) Không hiệu quả (n=307)

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ hiệu quả của biện pháp cấm hút thuốc lá Đa số sinh viên khối Y4

cho rằng biện pháp cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện là không hiệu quả chiếm 83,57%, còn lại 64 sinh viên chiếm 16,43% có ý kiến ngược lại.

3.4.4.1. Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện có hiệu quả

Bảng 3.20. Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện

Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trƣờng và bệnh viện có hiệu quả

n

(n=64) %

Nhận thức được sự tác hại của việc hút thuốc lá 61 95,3

Hình thức xử phạt quá nghiêm khắc 17 26,6

Nhiều người khuyên bỏ thuốc lá 28 43,8

Khác 8 12,5

Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện có hiệu quả là do sự nhận thức tác hại của thuốc lá (95,3%), lý do xử phạt nghiêm khắc (26,6%).

3.4.4.2. Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện không có hiệu quả

Bảng 3.21. Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện không có hiệu quả

Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trƣờng và bệnh viện không có hiệu quả

n

(n=307) %

Hình thức xử phạt chưa nghiêm 281 91,53

Thuốc lá dễ mua, có bán ngay tại căn tin 245 79,80

Giá thuốc còn rẻ 191 62,21

Thầy giáo, bac sĩ, nhân viên y tế vẫn hút 216 70,36

Khác 48 15,64

Lý do xử phạt chưa nghiêm chiếm tỷ lệ cao nhất với 281 ý kiến (91,53%); thuốc lá dễ mua chiếm 79,80%, giá thuốc còn rẻ chiếm 78,90%; thầy giáo, bác sĩ, nhân viên y tế vẫn hút chiếm 70,36% .

3.4.5. Ý định bỏ thuốc lá Bảng 3.16. Ý định bỏ thuốc lá Bảng 3.16. Ý định bỏ thuốc lá Lớp BSĐK Bỏ TL 4 1 Y 4 2 Y 4 3 Y 4 4 Y Chung n % n % n % n % n % Có 19 73,1 15 75,0 31 83,8 32 88,9 97 81,5 Không 7 26,9 5 25,0 6 16,2 4 11,1 22 18,5 Chung 26 100,0 20 100,0 37 100,0 36 100,0 119 100 Đa số các sinh viên Y4

đều có ý định bỏ thuốc lá, trong đó tỷ lệ sinh viên Y44 có ý định bỏ thuốc chiếm 88,9%.

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

Qua phỏng vấn điều tra 371 sinh viên Y4 về tìm hiểu tỷ lệ và động cơ hút thuốc lá ở sinh viên nam bác sỹ đa khoa hệ tập trung 4 năm của trường Đại học Y Dược Huế chúng tôi có nhận xét và bàn luận như sau:

4.1. THÔNG TIN CHUNG 4.1.1. Tỷ lệ sinh viên các lớp Y4

Qua bảng và biểu đồ 3.1. cho thấy trong 731 sinh viên Y4 được phân bố đều cho 4 lớp, trong đó lớp Y4

3 chiếm tỷ lệ cao nhất (26,68%), Y41có tỷ lệ thấp (23,18%). Sự khác biệt số SV giữa các lớp không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

4.1.2. Phân bố theo tuổi

Qua bảng và biểu đồ 3.2. cho thấy toàn khối Y4có 218 sinh viên ở nhóm 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (58,8%), trong đó Y42 ( 50,5%)¸Y43( 67,4%), Y44 ( 79,1%). Ở nhóm 21-30 tuổi có 45 sinh viên lớp Y41 chiếm tỷ lệ cao (52,3%). Tuổi trung bình của khối lớp Y4 là 35,47 ± 5,60 tuổi, tuổi cao nhất 50 tuổi và thấp nhất 24 tuổi. Độ tuổi trung bình tăng dần theo lớp, trong đó lớp Y44có độ tuổi trung bình cao nhất 37,53 ± 4,26.

Qua bảng 3.3. cho thấy chiều cao và cân nặng trung bình của các khối lớp tương đương, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05), trong đó lớp Y44có chiều cao trung bình 165,62 ± 4,06 cm và trọng lượng trung bình 59,45 ± 5,68 kg, lớp Y42 có chiều cao trung bình thấp hơn hết 162,34 ± 12,18 cm.

4.2. TỶ LỆ HÚT THUỐC LÁ

4.2.1. Tỷ lệ hút thuốc lá chung và từng khối

Qua bảng 3.4. cho thấy trong 371 sinh viên khối Y4 được điều tra có 119 sinh viên nam hút thuốc lá chiếm 32,1%. Kết quả này cho thấy việc hút thuốc lá ở sinh viên Y4

thấp hơn so với kết quả công bố của WHO ở Việt Nam(2009) là 45,7% và Trung Quốc 59,5%.[ 27], điều này có thể giải thích rằng sinh viên Y4 chỉ là một tập thể nhỏ so với tỷ lệ nam giới của Việt Nam, hơn nữa sự nhận thức về tác hại thuốc lá của sinh viên Y4 cao hơn các thành phần khác của nước ta nói chung và nam giới nói riêng. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn so kết quả nghiên cứu của Ngô Quý Châu, Nguyễn Mạnh Tường (2002) khi điều tra nghiên cứu với sinh viên trường Y Hà Nội (22,56%) [10], đồng thời tỷ lệ hút thuốc của sinh viên Y4 Huế cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Đỗ Văn Dũng (2003) ở sinh viên, học sinh khu vực phía nam là 14,25%. [13]. Tỷ lệ hút thuốc lá của sinh viên Y4 Y Dược Huế cũng cao hơn kết quả nghiên cứu Lê Văn Bàng, Nguyễn Đằng, Nguyễn Thái Hoà (2005) [2] nghiên cứu ở khối Y5, Y6 trường Đại học Y Khoa Huế (21,22%), tỷ lệ cao hơn cũng có thể được lý giải rằng khối Y4 này có độ tuổi trung bình 35,47 ± 5,60 tuổi (bảng 3.2) là độ tuổi tương đối cao hơn nhiều so với sinh viên Y5, Y6 (hệ chính quy), nhóm khối này đã trưởng thành, có công việc và thu nhập ổn định, nên việc giao tiếp cũng như sinh hoạt có hút thuốc lá là đều tất yếu. Trong khi nhóm sinh viên Y5, Y6 tuổi nhỏ hơn và kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình.

Qua bảng 3.5. cho thấy trong 119 sinh viên hút thuốc lá có 36 sinh viên lớp Y44

hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất 39,6%. Tiếp đến lớp Y43(37,4%) và thấp nhất là Y42 (21,1%). Lớp Y41 (30,2%) có tỷ lệ hút cao hơn Y42 kết quả này cho thấy cần phải “cảnh báo” khi lớp có độ tuổi nhỏ nhất trong khối lớp Y4

biết có liên quan về hút thuốc lá và chỉ số nhân trắc của lớp Y42hay không? qua bảng 3.3. ta thấy chiều cao và trọng lượng trung bình của lớp Y42 cóphần thấp hơn các khối lớp coàn lại. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa có hút và không hút của các khối lớp Y4 ( p < 0,01).

4.3. TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ 4.3.1. Thời gian hút thuốc lá chung 4.3.1. Thời gian hút thuốc lá chung

Qua biểu đồ 3.5. cho thấy tỷ lệ sinh viên Y4 hút thuốc lá thời gian ≥ 5 năm chiếm tỷ lệ khác cao (87,4%), tỷ lệ hút thuốc lá với thời gian ≤ 5 năm (12,6%). Tỷ lệ này khá cao gần gấp đôi so với kết quả Lê Văn Bàng, Nguyễn Đăng, Nguyễn Thái Hòa năm 2005 [2] là khi điều tra nghiên cứu hút thuốc lá của sinh viên Y5, Y6 trường Đại học Y Huế (43,74%), điều này cho thấy nguy cơ nghiện thuốc lá của các khối Y4 khá cao vì phụ thuộc vào nicotin là điều không tránh khỏi, ảnh hưởng dến việc cai thuốc lá sau này. Điều này cũng có thể phản ánh rằng sinh viên khối lớp Y4 đều có số tuổi lớn hơn nhiều so với sinh viên Y5, Y6 ( có thể hơn 10 tuổi) nên thời gian hút thuốc lá ≥ 5 năm là điều hiển nhiên. Kết quả trên tương đương với Huỳnh Bá Tân (2003) là 88,6% khi điều tra nghiên cứu tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng [18] và thấp hơn không nhiều với tỷ lệ cán bộ công nhân viên trường PTTH Gia Hội và Quốc Học hút thuốc lá ≥ 5 năm là 93,70% kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cát và nhóm sinh viên Phan Hùng, Trần Thị Xuân (2001) [8].

4.3.2. Thời gian hút thuốc lá theo từng khối lớp

Qua bảng 3.6. cho thấy thời gian hút 1-2 năm, tỷ lệ hút thuốc lá tập trung ở khối lớp Y4

1(11,5%), Y42(10,0%), ngược lại thời gian ≥ 5năm tỷ lệ hút thuốc lá tăng dần theo trình độ lớp, trong đó lớp Y44 có tỷ lệ hút cao nhất 94,4%, Y43

Thị Thu Thủy (2002) [9] khi điều tra sinh viên Chuyên tu 3 Đại học Y Huế

(94,1%). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sinh viên khối Y4 Đại học Y từ

năm 2002 đến 2009 tỷ lệ hút thuốc lá với thời gian ≥ 5 năm có giảm xuống một tỷ lệ khá khiêm tốn là 2,2%.

4.3.3. Số điếu thuốc hút trong ngày chung

Qua bảng 3.7, cho thấy tỷ lệ đa số sinh viên hút < 20 điếu ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 90,8%. Kết quả này thấp hơn với Nguyễn Hứu Cát và nhóm sinh viên Đoàn Văn Trúc, Huỳnh Thị Thu Thủy(2002) của sinh viên chuyên tu 3, Đại học Y Huế là 97,04% [ 9] tỷ lệ sinh viên Y4 hút < 20 điếu ngày giảm 6,6% so với lớp chuyên tu 3 (năm 2002). Điều này cũng logic với mục 3.3.2. hút thuốc lá theo thời gian ≥ 5 năm của khối lớp Y4 cũng giảm 2,2%..

4.3.4. Số điếu thuốc hút trong ngày theo khối lớp

Qua bảng 3.8.cho thấy tỷ lệ các sinh viên hút < 20 điếu/ ngày giảm dần từ lớp Y41 đến Y44, trong đó lớp Y41 có tỷ lệ hút 100%, Y44 có tỷ lệ hút 77.6%. Ngược lại số sinh viên hút > 20 điếu/ ngày có tỷ lệ tăng dần theo trình độ lớp có nghĩa là lớp Y41

,

Y42

không có người nào hút > 20 điếu ngày (0%), và sinh viên Y44 có tỷ lệ hút 11,1% .

4.3.5.Thời gian hút điếu thuốc đầu tiên sau khi thức dậy

Qua bảng 3.9 và bảng 3.10, cho thấy thời gian 6-30 phút sau khi thức dậy buổi sáng có 47,9% sinh viên khối Y4 bắt đầu hút thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất 47,9%. Trong đó sinh viên Y43 có 21 sinh viên hút chiếm 56,8%. Dựa vào test đánh giá độ nghiện của Fagerstrom thời gian hút điếu đầu tiên khi thức dậy từ 6- 30 phút được đánh giá là 2 điểm thấp hơn thời gian trong vòng 5 phút ( 3 điểm), Do đó, với kết quả trên, có thể cho rằng đa số sinh viên khối Y4 chưa phải là “con nghiện” trầm trọng.

4.3.6. Tình huống hút thuốc

Qua bảng 3.12. cho thấy trong số 119 sinh viên hút thuốc, tỷ lệ sinh viên vẫn hút thuốc lá ngay cả ở nới cấm hút thuốc còn chiếm tỷ lệ tương đối (51,3%. Tỷ lệ các sinh viên hút thuốc khi bị ốm (37,8%). Qua kết quả trên cũng thấy phù hợp với và mục 3.3.5. là đa số sinh viên Y4 hút thuốc lá ở đây chưa đến mức nghiện lệ thuộc vào Nicotin mà chỉ nghiện thói quen hút thuốc lá hơn là nghiện thuốc lá thực sự.

4.4. ĐỘNG CƠ HÚT THUỐC LÁ 4.4.1. Lý do bắt đầu hút thuốc lá 4.4.1. Lý do bắt đầu hút thuốc lá

Qua bảng 3.12. cho thấy động cơ để sinh viên Y4 bắt đầu hút thuốc lá với lý do bạn bè mời chiếm tỷ lệ cao nhất (49,58%), kết quả này thấp hơn với với số liệu của Lê Văn Bàng và nhóm sinh viên Phan Khanh, Trương Quang Tá (2002) là 58,57% khi điều tra nghiên cứu tình hình hút thuốc lá của công chức hành chính Đại học Huế [3 ], điều này cũng có thể lý giải rằng công chức hành chính ở Đại học Huế có thể là những người thường giao tiếp nhiều trông xã hội, tiếp xúc nhiều thành phần nên việc mời nhau hút thuốc là thói quen, mở đầu câu chuyện để thay cho lời chào.

So sánh lý do bắt đầu hút thuốc lá và lý do tiếp tục hút thuốc lá, chúng tôi nhận thấy: lý do làm đa số sinh viên khối Y4 vấn tiếp tục hút thuốc lá là do thói quen (77,31%) và chỉ có 21,85% do bạn bè (bảng 3.14.), trong khi lý do làm đa số sinh viên bắt đầu hút thuốc lá là do ảnh hưởng của bạn bè mời (49,58%) (bảng 3.12). Như vậy, có thể thấy chính thói quen là nguyên nhân chính của việc tiếp tục hút thuốc lá và đây cũng có lẽ là yếu tố khó tác động nhất để bỏ thuốc lá.

4.4.2. Lý do hiện nay hút thuốc lá theo từng khối lớp

Qua bảng 3.15.sinh viên Y4 hiện nay vẫn hút thuốc lá có thể phân tích theo từng khối lớp như sau:

Vẫn hút thuốc lá do bạn bè lớp Y43 chiếm (48,6%), trong khi Y44 không có sinh viên nào hút vì bạn bè (0%). Qua đó 3 lý do sau điều tập trung vào lớp Y44 với tỷ lệ khá cao, trong đó động cơ do thói quen chiếm tỷ lệ cao nhất 91,7%, tiếp đến do công việc chiếm 52,8%.

4.5. NHẬN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ 4.5.1. Ảnh hƣởng của hút thuốc lá 4.5.1. Ảnh hƣởng của hút thuốc lá

Qua bảng 3.17.cho thấy có 361 ý kiến sinh viên Y4 cho rằng hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất 97,3%, tiếp đến hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe người khác chiếm 91,9%. Tỷ lệ sinh viên nhận thức hút thuốc lá ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế tương đương 87,3% và 88,1%. Kết quả này phản ánh đúng sự nhận thức của sinh viên Y4 về tác hại của thuốc lá với các tiêu chí trên.

4.5.2. Nguồn thu nhận thông tin về tác hại của thuốc lá

Thông tin về tác hại của thuốc lá, được thu nhận nhiều nhất qua tivi có tỷ lệ 92,5%, tiếp đến qua thông tin trên vỏ (87,9%) và báo chí (87,1%). Thông tin qua Internet chiếm tỷ lệ thấp nhất (42%). Điều này có thể giải thích rằng đối tượng sinh viên Y4

ít có thời gian, tuổi tác lớn và nhất là không có thời gian truy cập tìm kiếm thông tin trên mạng (internet).

Vai trò của gia đìnhvà bạn bè trong việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá chỉ chiếm tỷ lệ 72-73%. Do đó, để năng cao hiệu quả của việc nhận thức tác hịa của thuốc lá, gia đình và bạn bè cần có một trò tích cực hơn nữa , vì đây chính là môi trường mà sinh viên sống, sinh hoạt, học tập và làm việc hằng ngày.

4.5.3. Đồng tình với hút thuốc lá

Qua bảng 3.19., sinh viên Y4 không đồng tình với hút thuốc lá chiếm tỷ lệ khá cao (89,2%), trong đó ý thức không đồng tình với hút thuốc lá của lớp Y4

4

chiếm tỷ lệ cao nhất 91,2%. Thực tế tỷ lệ không hút thuốc lá lại thấp hơn chỉ chiếm 67,9% (xem bảng 3.4). Như vậy có thể thấy mặc dù đa số nhận thức được tác hại của thuốc lá ( >97% - bảng 3.17) và đa số không đồng tình với việc hút thuốc lá (89,2%), nhưng thực tế vẫn còn 1 số sinh viên hút thuốc lá (có thể do thói quen, do công việc…)

4.5.4. Hiệu quả của biện pháp cấm hút thuốc lá tại trƣờng và bệnh viện

Qua biểu đồ 3.5, phần lớn sinh viên khối Y4 cho rằng biện pháp cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện không hiệu quả có 307 ý kiến (83,57%). Có 64 ý kiến ngược lại (16,43%).

+ Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện có hiệu quả

Lý do của việc không hút thuốc lá tại Trường và Bệnh viện không phải vì hình thức xử phạt (26,6%) mà chủ yếu do việc tự nhận thức của sinh viên về tác hại của thuốc lá (95,3%).

+ Lý do của việc cấm hút thuốc lá tại trường và bệnh viện không hiệu quả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tỷ lệ và động cơ của việc hút thuốc lá ở sinh viên nam bác sỹ đa khoa, hệ tập trung 4 năm trường đại học y dược huế (Trang 31 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)